+ Trả lời bài viết
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1
  1. #1
    Chim non Avatar của hoabinh
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Đến từ
    nhon trach dong nai
    Bài gửi
    68
    Thanks
    256
    Thanked 291 Times in 58 Posts

    Những bí ẩn của bồ câu đưa thư

    http://antg.cand.com.vn/Khoa-hoc-Ky-...ua-thu-487889/

    Những bí ẩn của bồ câu đưa thư

    Nguồn: T.Q.Long (theo Discover)
    http://antg.cand.com.vn/Khoa-hoc-Ky-...ua-thu-487889/

    16:25 24/04/2018
    Do khả năng tự quay lại được nơi xuất phát đã khiến loài bồ câu đưa thư (BCĐT) khác biệt hẳn so với mọi giống chim còn lại, bởi nó có thể bay vượt mọi trở ngại để trở về “nhà” cho dù cách xa hàng nghìn cây số.
    Chim bồ câu được sử dụng để vận chuyển ma túy
    Đua chim bồ câu - môn thể thao đầy đam mê
    Chưa ai đến giờ có thể khẳng định giữa 2 giống vật nuôi là BCĐT và chó giữ nhà - con vật nào đáng tin hơn cả? Sự ganh đua ngấm ngầm giữa chúng chẳng biết đã có sẵn từ thời nào, nhưng luôn hiện hữu trong các huyền thoại và chuyện truyền khẩu của nhiều dân tộc.

    Vị thần trấn giữ địa ngục Hades, anh của thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp chắc thích chú chó ngao 3 đầu Cerberus của mình hơn; còn chính Noah - vị Tổ phụ cuối cùng trước cơn Đại hồng thủy nhấn chìm trái đất theo Kinh thánh - là con BCĐT mồm ngậm nhành ô liu trở về chiếc thuyền huyền thoại của ngày tận thế, báo tin đã đến gần đất liền…


    Một chú bồ câu đưa thư bình thản trở về “mái nhà xưa” sau chuyến bay xa hàng nghìn km.
    Mọi nền văn minh cổ đại đều sử dụng BCĐT như người Maya, người Aztec, hay người Inca… bên Tân thế giới. Còn người Ai Cập cổ ở Trung Đông thả chúng thành từng đàn bay tỏa đi khắp nơi, thông báo sự lên ngôi của vị pharaoh mới; cũng chính nhờ BCĐT mà các triều vua Ai Cập biết được triền nước sông Nile cho việc thuận tiện thông thương và canh tác nông nghiệp. Riêng người Hy Lạp cổ đại biết được các thành tích Olympic không ngoài phương tiện truyền thông nào khác là nhờ BCĐT…

    Hàng thế kỷ sau trong thời Trung cổ, chỉ có các lãnh chúa danh tiếng mới được quyền sở hữu BCĐT. Chúng được sử dụng trong mọi cuộc chiến tranh của loài người, ví như trong Thế chiến II hơn 17.000 chim BCĐT đã được dùng để thông báo thời gian có các cuộc không kích.

    Hiện ở Thụy Sĩ có một Trung tâm Nghiên cứu khoa học về khí tượng thiên văn dựa vào nguồn tin duy nhất là BCĐT, người ta gắn những ống kính ghi hình cực nhỏ vào người bồ câu và thả chúng bay lên các tầng mây cao. Điều dĩ nhiên là bọn buôn lậu thuốc phiện, kim loại quý, hay chế tác tiền giả cũng không bỏ qua ưu thế vượt trội của giống chim độc đáo này.

    Điều bí ẩn lớn nhất của BCĐT là chúng định hướng như thế nào? Nên nhớ là BCĐT không bao giờ trở lại những nơi mà chúng được thả ra, mà đơn giản hơn là chúng chỉ quay lại “nhà” của mình, cho dù rất xa nơi vừa được thả.

    Theo những kết quả nghiên cứu mới nhất thì BCĐT định hướng theo ánh mặt trời, do vậy chúng không bao giờ cất cánh bay vào buổi đêm; còn trong những ngày u ám là theo từ trường của mặt đất. Tại Viện Đại học Cornell ở New York (Mỹ), các nhà khoa học từng làm các cuộc thí nghiệm với 2 nhóm BCĐT: một nhóm đeo vòng nhiễm từ và nhóm kia thì không.

    Sau chúng được thả ra cách xa “nhà” hẳn 50km. Bầu trời hoàn toàn u ám, sự định vị bằng ánh nắng mặt trời là không thể, kết cục chỉ có chim đeo vòng là về tới “nhà” được. Sau đó thí nghiệm được lặp lại khi có mặt trời chiếu, tức thì cả 2 nhóm chim đều trở về “nhà” đầy đủ.

    Giới khoa học Mỹ tái khẳng định thêm lần nữa, rằng BCĐT trở về nhờ ánh sáng hoặc vòng từ trường. Nhưng oái ăm thay ở lần thí nghiệm sau cùng, với những chú chim đã quen “lộ trình” này, chúng cứ “ngang nhiên” trở về khi trời đầy mây mà không cần đeo vòng.

    Bí mật của sự định hướng vẫn còn đó, vẫn chưa có cách lý giải mang tính khoa học nào mang tính thuyết phục nhất. Và vẫn như cách đây hàng nghìn năm, mỗi khi được thả ra, BCĐT lại tìm về nơi có chủ nhân từng nuôi nấng chăm bẵm nó, cho dù phải vượt qua những rặng núi cao tuyết phủ vĩnh hằng, các khoảng sa mạc cằn cỗi rộng bao la, hay các đại dương mênh mông sâu thẳm…

    Các chuyên gia hàng đầu thuộc bộ môn Columbofilia đều đồng nhất với ý kiến, rằng giống bồ câu tinh khôn nhất là hệ quả từ việc “kết hợp huyết thống” - giữa chim trống và chim mái đều từ một mẹ sinh ra. Đây là điều kỳ lạ và đột biến của tự nhiên, bởi với các loài chim cũng như mọi động vật khác thì đó là sự dần tuyệt chủng…

    Không phải ngẫu nhiên mà danh họa thiên tài người Tây Ban Nha Pablo Picasso (1881-1973), lúc sinh thời lại vẽ chim câu là biểu tượng cho hòa bình vào năm 1947, chỉ 2 năm sau Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.

    T.Q.Long (theo Discover)
    Cho đi còn mãi
    Zalo: 090909.7455

  2. The Following 2 Users Say Thank You to hoabinh For This Useful Post:

    Namtran (13-03-19), Nghĩa-Q2 (17-03-19)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình