+ Trả lời bài viết
Hiện kết quả từ 1 tới 7 của 7
  1. #1
    BQT VNPC - Phó BTC SGPC . Điện Thoại : 0909988622 Avatar của Nghĩa-Q2
    Tham gia ngày
    May 2012
    Đến từ
    quận 2 tphcm
    Bài gửi
    1.105
    Thanks
    5.275
    Thanked 6.152 Times in 865 Posts

    Tổng hợp bồ câu đua Thế Giới: Nguồn Gốc, Lợi ích, Hình thức đua.......

    Bài đăng này nhằm tổng hợp toàn bồ kiến thức về bồ câu đua của Thế Giới mà Nghĩa-Q.2 đã dịch và sưu tầm cũng như mượn thêm thông tin của các bài đăng các thành viên khác trong diễn đàn bocauvietnam.com. Ngoài ra bài đăng còn nhằm mục đích để các căn cứ trót lỡ đam mê bộ môn này dễ dàng tìm hiểu thông tin tất tần tật về bồ câu đua của Thế Giới như nguồn gốc, lợi ích, hình thức đua, đấu giá.....
    VO THUONG

  2. The Following User Says Thank You to Nghĩa-Q2 For This Useful Post:

    THANHHOA_THANH (11-11-16)

  3. #2
    BQT VNPC - Phó BTC SGPC . Điện Thoại : 0909988622 Avatar của Nghĩa-Q2
    Tham gia ngày
    May 2012
    Đến từ
    quận 2 tphcm
    Bài gửi
    1.105
    Thanks
    5.275
    Thanked 6.152 Times in 865 Posts

    Nguồn gốc

    Rất lâu trước khi các môn thể thao bồ câu đua được tổ chức quay về thế kỷ 12 Ba Tư đã đưa chim bồ câu đá vào chuồng nuôi cũng như ở Cairo và dọc theo sông Nile. Dần dần các loài chim này đã được nuôi ở Ả Rập và nhanh chóng phát triển ở Địa Trung Hải và châu Âu, nơi Vua và quý tộc làm chuồng nuôi trong lâu đài của họ. Lúc đầu mục đích chính của họ là cung cấp thịt tươi cho các món ăn trong mùa đông, sau đó khả năng tìm đường hạn chế của chúng được sử dụng đua tin giữa lâu đài và trong chiến trường. Thường thông điệp ngắn này đã được gửi từ chiến trường đến lâu đài khi xảy ra xung đôt chiến tranh.*

    Ở Sultan - Baghdad hình thành "Trạm đưa tin bồ câu" vào năm 1150 và Thành Cát Tư Hãn sử dụng chim bồ câu đưa thư sử dụng trong quân đội khi chinh phục châu Âu.

    Năm 1840-1850 tiên phong là Bỉ sau đó là các nhà nuôi chim ở Pháp đã quan tâm di truyền các giống chim đưa thư. Julius Reuter, người sáng lập liên đoàn bồ câu đua Ayrshire nổi tiếng đã sử dụng chim bồ câu đưa thưa ở Brussels và biên giới Đức. Tuy nhiên các tay đua hiện đại ngày nay đã lai tạo khác xa so với chim bồ câu đưa thưa lúc đầu.

    Ông Edgar Chamberlain và tác phẩm của ông năm 1912 "Divergence of Type in Homing Pigeons" đã khám phá nguồn gốc của chim bồ câu đua ngày nay giúp chúng ta hiểu được chim đua hiện đại khác chim đưa thư ngày xưa. Đây là bản phác thảo từ ông Chamberlains (Lai tạo giống được thử nghiệm trong vòng 30 năm hoặc hơn).


    Đây là hình ảnh các chú chim được lai tạo ra chiến binh ngày nay


    Columba_Livia (Rock Dove)


    Eastern Carrier




    Tumbler


    Horseman


    Dragoon


    Skinnum


    Cumulet


    OWl


    Chesturlet


    Camus



    Smerle


    Belgian homer (chim đua bỉ)


    Modern homer 1912(Chim đua ngày nay)


    Bồ câu đua ở Bỉ được phát triển rất lâu bằng chứng là một vài cá nhân ở Anh đã sở hữu các chiến binh Bỉ bốn mươi năm trước khi chiến tranh thế giới 1 (1914-1918).

    Các giống bồ câu được lai tạo với nhau do các đặc tính nổi trội của từng loài như màu lông, màu mắt, trí nhớ, thể lực..... Và chúng liên tục được thử nghiệm với quãng đường tăng dần lên tới 400 dặm trong vòng 2 thập kỉ. Các câu lạc bộ nhỏ hình thành số ít cho đến năm 1880-1890 được tổ chức đua vài dặm do thiếu phương tiện đi lại.

    Không nhiều bằng chứng cho rằng Ayr Burns H.S. có thể được xem là câu lạc bộ lâu đời nhất ở Scotland. Nó được hình thành khi chín căn cứ năm 1886 và nhiều thêm vào các năm sau. Chương trình cuộc đua đầu tiên của họ là thứ bảy 14/07 ở Old Cumnock, Thứ bảy 21/07 ở Thornhill, và thứ Bảy 25/08 họ đã có cuộc đua của họ cuối cùng từ Dumfries (50 dặm), nơi 14 con chim bồ câu đã được phóng thích khỏi chuồng thả. Câu lạc bộ tặng một bạc và huy chương vàng được trao cho John Robertson với thời gian bay 1 Giờ 42 Phút 59 giây, thứ 2 là Charles McCrorie và 3 David Paterson, đã ký là tổng thư ký WGWalker. Hơn chín thành viên tham gia câu lạc bộ của năm 1888, lệ phí tham gia là hai shilling và Bốn Pennies mỗi tháng. Chắc chắn là có các căn cứ khác nhưng không hình thành câu lạc bộ như Ayr Burns H.S

    Mong muốn của tác giả là các bạn yêu thích bồ câu đua tiếp tục tìm tòi lai tạo để tìm ra giống mới tốt hơn nữa để cải thiện giống chim đua ngày nay.
    VO THUONG

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Nghĩa-Q2 For This Useful Post:

    Le_quan8 (11-11-16), THANHHOA_THANH (11-11-16)

  5. #3
    BQT VNPC - Phó BTC SGPC . Điện Thoại : 0909988622 Avatar của Nghĩa-Q2
    Tham gia ngày
    May 2012
    Đến từ
    quận 2 tphcm
    Bài gửi
    1.105
    Thanks
    5.275
    Thanked 6.152 Times in 865 Posts

    BỒ CÂU ĐUA Ở MỸ NĂM 1963
    VO THUONG

  6. The Following User Says Thank You to Nghĩa-Q2 For This Useful Post:

    THANHHOA_THANH (12-11-16)

  7. #4
    BQT VNPC - Phó BTC SGPC . Điện Thoại : 0909988622 Avatar của Nghĩa-Q2
    Tham gia ngày
    May 2012
    Đến từ
    quận 2 tphcm
    Bài gửi
    1.105
    Thanks
    5.275
    Thanked 6.152 Times in 865 Posts

    BỒ CÂU ĐUA Ở ANH 1987
    VO THUONG

  8. The Following User Says Thank You to Nghĩa-Q2 For This Useful Post:

    THANHHOA_THANH (12-11-16)

  9. #5
    BQT VNPC - Phó BTC SGPC . Điện Thoại : 0909988622 Avatar của Nghĩa-Q2
    Tham gia ngày
    May 2012
    Đến từ
    quận 2 tphcm
    Bài gửi
    1.105
    Thanks
    5.275
    Thanked 6.152 Times in 865 Posts

    Lợi ích trong chiến tranh

    Theo bài dịch của anh zongke:

    "Không ai biết rõ lịch sử môn bồ câu đua bắt đầu khi nào nhưng chắc chắn 1điều chim bồ câu đưa thư đã được sử dụng từ rất lâu vào thời cổ đại và đây được xem là cách nhanh nhất để truyền tin vào thời điểm đó.

    Có bài viết cho rằng vua Ba Tư Cyrus sử dụng các loài chim để gửi thông tin, và những người Hy Lạp sử dụng bồ câu để gửi tin tức về chiến thắng tại Olympic. Trong thế kỷ thứ tám ở Pháp, chỉ có quý tộc mới được sở hữu bồ câu và nó được coi là một biểu tượng của quyền lực và uy tín, cuộc cách mạng Pháp nổ ra đã thay đổi mọi thứ và tất cả mọi người bình thường đều có thể sở hữu chúng. Ngay cả Julius Caesar cũng sử dụng chim bồ câu để mang thông điệp quan trọng.

    Năm 1870 cuộc chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra, Paris bị bao vây và chia cắt hoàn toàn với bên ngoài. Để duy trì hy vọng & giữ vững tinh thần trong cuộc chiến, những người dân Paris đã sử dụng khinh khí cầu để mang giỏ đựng chim bồ câu và thư từ thành phố về các phùng phụ cận & họ có thể nhận lại các tin nhắn từ các con bồ câu quay về.

    Thời gian này kỹ thuật vi ảnh được phát triển tại Anh. Các vi phim chứa đựng khoảng 30.000 tin nhắn được chuyển giao bởi một con chim duy nhất! Theo các nhà sử học, có khoảng 400bồ câu mang khoảng 115.000 thông điệp chính phủ & hơn 1triệu tin nhắn cá nhân trong 4tháng Paris bị vây hãm.


    Lính Pháp với túi đựng bồ câu sau lưng

    Năm 1914, khi Thế Chiến thứ I nổ ra, quân đội châu Âu đã sử dụng rộng rãi chim đưa thư để chuyển thông tin chiến sự. Thế chiến thứ I là cao điểm việc sử dụng bồ câu cho mục đích quân sự.

    Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất Thế chiến I được kể lại là "tiểu đoàn bị mất" ở Pháp đã được cứu bởi một chim bồ câu được đặt tên Cher Ami. Tiểu đoàn 600 người đã bị thương bởi hỏa lực đồng minh do họ tiến quá xa vào lãnh thổ đối phương. Tất cả hy vọng của họ đều đặt vào Cher Ami. Các binh sĩ Đức đã nhìn thấy những con chim và bắn bị thương nhưng không đủ ngăn Cher Ami bay hơn 25dặm tới Sở chỉ huy. Nó đến với một mắt bị bắn, một viên đạn vào ngực 2chân hầu như gãy hẳn. Thông báo ngừng pháo kích và tiểu đoàn này sau đó đã được cứu. Sau khi được cứu chữa, Cher Ami nhận được huy chương danh dự và đưa về Mỹ và sống cho đến năm 1919. Sau đó, được trưng bày tại Viện Smithsonian.


    Bồ câu đưa thư thời chiến tranh

    Khi Thế chiến thứ hai nổ ra vào đầu những năm 40, chim bồ câu dẫn đường đã được đưa trở lại. Nhiều người không nhận ra rằng người đứng đầu của SS, Hemlic Hemmler, cũng đứng đầu tổ chức chim quốc gia tại một thời gian và cảm thấy rằng Đức quốc xã sẽ được hưởng lợi bằng cách tham gia đối tổ chức bồ câu quốc gia và sử dụng các thành viên và bồ câu của họ. Người Đức đã có 50.000 loài chim đã sẵn sàng để sử dụng khi chiến tranh đã nổ ra. Thật không may cho nước Mỹ, quân đội Mỹ đã không duy trì chương trình chim bồ câu của mình và phải xây dựng lại từ đầu.

    Mặc dù đài phát thanh đã được phát triển vào thời gian này, trong khi đó mã Morse được sử dụng trong Thế chiến I, chim bồ câu lại là sự lựa chọn tuyệt vời cho việc chuyển giao thông tin không thể dùng vô tuyến điện. Chim bồ câu cũng được sử dụng để chụp các bức không ảnh nhắm tìm hiệu sức mạnh & vị trí của đối phương. Một camera được gắn bên dưới chim bồ câu cho phép chụp các khu vựa cần thiết nhằm chuẩn bị co các cuộc không kích.

    Điệp viên của cả hai bên sử dụng chim bồ câu để mang thông tin và đôi khi những con chim được yêu cầu bay qua eo biển giữa Anh và Pháp. Thế chiến II kết thúc và năm 1956 quân đội Mỹ đóng cửa Pigeon Corp cho đến năm 1970 khi Cảnh sát biển Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng bồ câu cho mục đích khác.

    Danh sách 1 số chim được trao huy chương Dicken (Huy chương tưởng thưởng cho đóng góp của các động vật trong chiến tranh)


    White Vision (trao giải ngày 02/12/1943): đưa tin giải cứu phi công tháng 10/1943
    Winkie (trao giải ngày 02/12/1943): đưa tin giải cứu phi công tháng 02/1942
    Beach Comber (trao giải ngày 01/9/1944): phục vụ trong quân đội Canada, đưa tin về cuộc đổ bộ Dieppe 1942
    Gustav (trao giải ngày 01/9/1944): đưa tin cuộc đổ bộ bãi biển Normandy 06/6/1944
    Dutch Coast (trao giải tháng 3/1945): giao tin nhắn "SOS" trong 7.5h - khoảng cách 288dặm tháng 4/1942
    ....


    William of Orange, được trao huy chương tháng 5/1945

    (Bài lược dịch từ World of Wings & Wikipedia)"
    VO THUONG

  10. The Following User Says Thank You to Nghĩa-Q2 For This Useful Post:

    THANHHOA_THANH (14-11-16)

  11. #6
    BQT VNPC - Phó BTC SGPC . Điện Thoại : 0909988622 Avatar của Nghĩa-Q2
    Tham gia ngày
    May 2012
    Đến từ
    quận 2 tphcm
    Bài gửi
    1.105
    Thanks
    5.275
    Thanked 6.152 Times in 865 Posts
    VO THUONG

  12. The Following User Says Thank You to Nghĩa-Q2 For This Useful Post:

    THANHHOA_THANH (14-11-16)

  13. #7
    BQT VNPC - Phó BTC SGPC . Điện Thoại : 0909988622 Avatar của Nghĩa-Q2
    Tham gia ngày
    May 2012
    Đến từ
    quận 2 tphcm
    Bài gửi
    1.105
    Thanks
    5.275
    Thanked 6.152 Times in 865 Posts
    VO THUONG

  14. The Following User Says Thank You to Nghĩa-Q2 For This Useful Post:

    THANHHOA_THANH (14-11-16)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình