+ Trả lời bài viết
Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2
  1. #1
    BQT VNPC - Phó BTC SGPC . Điện Thoại : 012.12.32.92.92 Avatar của Chấn PG
    Tham gia ngày
    May 2011
    Đến từ
    胡志明市 - 第六郡
    Bài gửi
    1.721
    Thanks
    3.120
    Thanked 12.958 Times in 1.675 Posts

    Ứng dụng rau sam cho người và bồ câu.

    Mình thấy anh em nói loại rau mà người Trung Quốc họ cho bồ câu ăn là rau sam nên mình đã tìm thông tin về loại rau này và thấy rau sam cũng có chữa bệnh VỀ ĐƯỜNG RUỘT nên mình post cho anh em tham khảo.


    Khiêm nhường mọc ven đường nhưng rau sam lại là nguồn dược thảo quý mà thiên nhiên ban tặng.

    BÀI 1:

    Rau sam có tên Hán là mã sĩ hiện (rau răng ngựa vì có lá hình giống răng ngựa) và nhiều tên khác như trường thọ thái (rau trường thọ). Tên khoa học là Portalaca oleacea L. Có 2 loại thân màu tím thẫm và nhạt (loại thẫm dùng làm thuốc tốt hơn).

    Rau sam là loại rau giàu chất dinh dưỡng, chất lượng thay đổi tùy nơi mọc và mùa thu hái. Trong 100g rau sam có 1,4g đạm, 3g đường, 100mg chất béo, 700mg chất xơ, 85g canxi, 56mg photpho, 1,5mg sắt, 68mg magiê, 494mg kali, 1.920 UI caroten... và một số vitamin B1, B2, PP, C, E. Các axit béo đặc biệt là omega 3 với tỷ lệ cao nhất so với các thực vật khác. Các axit hữu cơ như axit glutamic, axit nicotinic, axit malic... Còn chứa các chất noradrenalin, dopamin, flavonoid.

    Tác dụng kháng khuẩn

    Nước cốt và nước sắc trị khuẩn shigella gây lỵ trực khuẩn nhưng chỉ được một thời gian ngắn sau đó bị kháng lại, trị khuẩn salmonella typhi gây bệnh thương hàn, trị tụ cầu gây nhọt ngoài da...; diệt nấm, diệt ký sinh trùng đường ruột: giun móc, giun kim, giun đũa.


    Đối với giun móc, thử trên hàng trăm bệnh nhân, sau 1 tháng phân của 80% bệnh nhân hết trứng giun móc. Với giun kim, giun đũa sau khi ăn 200g rau sam tươi (nhai kỹ) có kết quả tẩy rất tốt. Ăn được vài ngày liên tục kết quả càng cao. Đối với lỵ trực trùng, rau sam đã chứng tỏ có hiệu quả cao trên phòng và chữa bệnh.



    Rau sam làm vững chắc thành mạch chống chảy máu, giãn cơ bộ máy tiết niệu làm lợi tiểu (cùng tác dụng của kali) chống cơn co thắt gây đau đớn, chú ý rau sam gây co bóp tử cung nên không được dùng nước ép rau sam cho người có thai.


    - Tác dụng trên xương khớp để chống viêm, cộng thêm tác dụng lợi tiểu nên có thể áp dụng cả trên bệnh thống phong (gút).


    - Rau sam chứa nhiều vitamin A, C, E tất yếu có tác dụng khử gốc tự do, chống ôxy hóa chống lão hóa, chống ung thư, nhưng chỉ mới thấy ghi nhận có tên gọi của rau sam là Trường thọ thái trong Đông y.

    Làm thuốc

    Theo Đông y, rau sam vị chua tính lạnh, vào kinh tâm và đại tràng. Có tài liệu ghi vào can và đại tràng. Không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, lợi tiểu, giảm đau.

    Trong danh mục những cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới ghi rau sam dùng chữa thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, hạ sốt cao, trị giun kim, kích thích tiết mật, hạ đường huyết, làm thuốc bổ dưỡng. Dùng ngoài chữa chàm, mụn nhọt lở loét...

    Để làm thuốc, chọn loại đỏ, to, lấy toàn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khô. Sau đây là một số bài thuốc có rau sam để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

    Trẻ em đi lỵ: Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.

    Phụ nữ bị bạch đới: 30ml nước cốt rau sam + 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôi để uống.

    Sốt phát ban, nổi mẩn: Nước cốt rau sam uống sống, bã xoa lên người.

    Lậu nhiệt đái rắt, đái buốt đỏ sẻn: Nước rau sam sống giã uống.

    Ngộ độc thuốc: Rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.

    Kiết lỵ ra máu: Rau sam 200g, thái nhỏ, nấu với 100g gạo nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.

    Lỵ cấp và mạn: 1kg rau sam nấu với 3 lít nước lọc còn 1 lít. Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 700ml (dùng trong bệnh viện).

    Hậu sản tiểu tiện không thông: Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.

    Hậu sản ra huyết: Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ngày.

    Tẩy giun móc: Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.

    Môi, miệng lở loét: Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.

    Đau răng: Nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.

    Bỏng: Rau sam khô tán bột trộn mật ong bôi lên.

    Mụn nhọt lâu ngày không khỏi: Rau sam tươi giã đắp lên.

    Nấm tóc, nấm chân, chốc đầu: Rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương hoặc rau sam khô đốt thành than để rắc lên.

    Ho gà (ho bách nhật): Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%. Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và khỏe.

    Ho ra máu: Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa lao.

    Ngứa âm đạo: Rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.

    Trĩ: Rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hằng ngày trong 1 tháng. Chữa càng sớm càng chóng khỏi.

    Côn trùng, rắn rết cắn: Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt...). Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

    Ung thư (K): Trung Quốc đã dùng rau sam trong điều trị nhiều loại ung thư (K).

    K thực quản: Rau sam tươi 30g nấu chín nhừ, một ít bột đậu nành nấu cháo, thêm mật ong. Ăn hằng ngày.

    K đại tràng: Rau sam 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, thổ phục linh 20g, bạch thược 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, hồng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xuyên hậu phác 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

    K trực tràng: Rau sam 10g, hoa mào gà 30g, sắc uống ngày 1 thang.

    Bạch cầu cấp: Rau sam 30g, a giao 16g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

    Ngoài ra rau sam còn được ghi dùng chữa một số bệnh ở mắt, viêm gan vàng da (+ rau má), lao phổi (+ tỏi)... Y học cổ truyền Ấn Độ dùng rau sam để chữa gầy còm, bệnh ở gan, tụy, thận. Lá dùng chữa sốt nhức đầu. Hạt chữa kiết lỵ.

    Theo tài liệu của Võ Văn Chi, rau sam còn có tác dụng an thần gây ngủ, làm tăng đông máu. Nấu rau sam với lươn chữa gầy còm, thiếu máu, da khô, sốt rét kinh niên, tê đau xương khớp, đau lưng.


    Theo Phó Thuần Hương

    Sức khỏe & Đời sống


    Chữa sỏi thận và các bệnh đường tiểu

    Cho một nắm lá sam tươi hoặc khô vào ấm, rồi ủ trong nước sôi trong vòng 5 phút là ta đã có một ấm trà sam. Uống trà sam nóng thường xuyên giúp thông tiểu và lợi tiểu.
    Nếu bị sỏi thận, bạn hãy uống nước nấu lá sam và cố nhịn tiểu đến khi không nhịn được nữa hãy đi. Khi đó, các hạt sỏi sẽ bị tống hết ra ngoài.
    Bạn đừng sợ khi nước tiểu có màu như nước trà, và đặc như máu vì đó chính là dấu hiệu chứng tỏ các chất độc trong cơ thể bạn đang được bài tiết ra ngoài đấy!
    Còn khi bị viêm cầu thận, viêm bàng quang,…. thì bạn nên ngâm 100g rau sam vào nước nóng trong vòng một đêm. Sau đó đun sôi, đổ vào chậu tắm hay bồn tắm. Ngâm mình trong bồn nước sam ấm từ 10 đến 20 phút cho tới khi vã mồ hôi, chắc chắn bạn sẽ khoẻ khoắn lên bộn phần.
    Lưu ý: nên uống khi trà nóng, bạn nhé!

    Chữa viêm da, mụn trứng cá, cầm máu, làm lành vết thương

    Nghiền rau sam tươi thành nước sền sệt, đắp lên chỗ da ngứa, ghẻ, mụn trứng cá, kết quả rất khả quan. Đặc biệt, rau sam tỏ ra đặc hiệu với các bênh viêm da do dị ứng có tính di truyền.
    Thậm chí, rất nhiều người tin dùng rau sam làm sạch da mặt và ngăn ngừa mụn trứng cá khi áp dụng cách pha chế sau: pha 70cc trà sam với 30cc cồn và 20cc glixerin.
    Đối với các vết thương nhẹ, các chấn thương ở xương, … ta có thể lấy nước chắt rau sam thoa lên vết thương, hay đắp lá tươi giã nhuyễn, hoặc sắc nước sam đặc để uống. Nếu là các vết thương ngoài thì có thể bôi rượu rau sam.
    Trường hợp vết thương nặng như vết loét bị hư thối thì nên cho lá rau sam phơi khô vào hấp mềm, rồi cho vào túi vải ẩm, buộc kín, chườm lên vết thương trong vòng 2 đến 3 tiếng. Không được dùng túi vải khô và nguội. Cũng có thể đắp trực tiếp lá sam đã hấp mềm lên vết thương, nhưng chú ý chỉ dùng lá sam ẩm.

    Tẩy giun sán

    Nếu bạn bị chứng sán xơ mít, cách tốt nhất là dùng rau sam tươi sắc lấy nước đặc. Sau đó hòa nước sam với một ít giấm và muối để uống. Thời gian uống công hiệu nhất là vào buổi sáng, khi bạn chưa ăn uống gì. Uống như vậy vài ngày liền sẽ có tác dụng tẩy sán rất tốt.
    Để chữa bệnh giun đũa thì nên dùng ba nắm rau sam tươi, rửa sạch cho vào siêu đất sắc còn lại một bát. Chú ý uống vào lúc đói, uống vài lần giun sẽ ra hết.
    Còn đối với bệnh giun kim, mỗi ngày nên dùng 50-100g rau sam tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt uống, chừng 5-7 ngày sẽ kết quả. Lưu ý không dùng rau sam chữa khi đang bị tiêu chảy.


    Chữa bệnh nan y

    Với các bệnh khó chữa như ung thư, đái đường, viêm gan, viêm túi mật, viêm thận, … uống nước rau sam sẽ có hiệu quả rõ rệt. Bởi lẽ trong rau sam chứa từ 3 - 16% axit silic, và các chất hàm chứa trong rau sam có khả năng chữa trị nhiều chứng bệnh nan y.
    Thực tế chứng minh rau sam có tác dụng loại bỏ những mầm mống gây bệnh này và giúp loại bỏ các bộ phận bị hoại thư.
    Bên cạnh cách uống nước rau sam còn có thể áp dụng cách chườm rau sam nóng như đã trình bày ở trên.
    + Chống chỉ định dùng rau sam đối với những người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, và phụ nữ có thai.

    Ngọc Anh
    Ghi theo tư vấn của bác sĩ Nguyễn Công Đức
    Việt Báo (Theo_DanTri)
    Tham vọng bé nhỏ sẽ không tồn tại ở một cuộc chơi lớn.

  2. The Following User Says Thank You to Chấn PG For This Useful Post:

    Nghĩa-Q2 (17-07-12)

  3. #2
    BQT VNPC - Phó BTC SGPC . Điện Thoại : 012.12.32.92.92 Avatar của Chấn PG
    Tham gia ngày
    May 2011
    Đến từ
    胡志明市 - 第六郡
    Bài gửi
    1.721
    Thanks
    3.120
    Thanked 12.958 Times in 1.675 Posts

    [QUOTE=Chấn PG;302051]Nguồn: http://www.baophuyen.com.vn/portals/...UOC/RAUSAM.HTM

    RAU SAM

    (Herba portulaxae Oleracere)

    Cong gọi là Mã xĩ hiện, Mã xĩ thái, dùng toàn cây Rau sam (Portulaca oleraceae L.) thuộc họ Rau Sam (Portulacaceae). Rau sam dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo. Cây mọc khắp nơi trong nước.

    Tính vị Qui kinh:

    Vị chua tính hàn, qui kinh Can và Đại tràng.

    Các sách cổ đã ghi:

    Sách Tân tu bản thảo: Vị cay, hàn, không độc".
    Sách Bản thảo kinh sơ: " Vị cay đắng khí hàn, không độc".
    Sách Đắc phối bản thảo: " nhập thủ thái dương, dương minh kinh".
    Sách Bản thảo tái tân: " nhập 2 kinh Can Tỳ".
    Tác dụng dược lý:

    A.Theo Y học cỏ truyền: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết thông lâm. Chủ trị thấp nhiệt tả lî, nhiệt độc ung nhọt, xích bạch đới hạ, băng lậu, huyết lâm, nhiệt lâm.

    Các sách cổ ghi:

    Sách Tân tu bản thảo: "các chứng nhọt sưng, giã thuốc đắp, uống nước thuốc trị chứng phản vị (ăn vào nôn ra), chư lâm (bệnh lý đường tiểu), kim sang huyết lưu (nhọt lở chảy nước có máu)".
    Sách Thực liệu bản thảo: "trị chứng thấp tiễn (chàm lỡ), bạch thốc (trọc đầu, rụng lông tóc), dùng cao thuốc và đốt thành than bôi vào, trị các chứng phong sang".
    Sách Bản thảo cương mục: " tán huyết tiêu thủng, lợi trường hoạt thai, giải độc thông lâm, trị mồ hôi trộm sau khi sinh".

    B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

    1.Tác dụng kháng khuẩn: có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau các loại: trực khuẩn lî, thương hàn, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng, một số nấm, lî trực khuẩn có khi sinh kháng thuốc.

    2.Thuốc có tác dụng làm tăng nhu đường ruột, co bóp cơ trơn tử cung. Rau sam có 2 tác dụng ngược nhau trên tử cung động vật thực nghiệm: hưng phấn hoặc ức chế, vì hưng phấn là do muối kali có trong thân rễ và tác dụng ức chế là do các thành phần hữu cơ chủ yếu của rau sam.

    3.Thuốc có tác dụng lợi tiểu (do thành phần muối kali) Thuốc còn có tác dụng co mạch.

    Thành phần chủ yếu:

    Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ tất Lợi Viện Vệ sinh Hà nội nghiên cứu Rau sam thấy có: 1,4% protit, 3% glucid, 1,3% tro, 85 mg% calci, 56%%P, 1,5mg%sắt, 26mg% vitamin C, 0,32% caroten,0,03mg%vitamin B1, 0,11mg% Vitamin B2 và 0,7mg% vitaminPP.

    Theo sách Trung dược học và sách Trung dược ứng dụng lâm sàng, trong rau sam tươi có khoảng 0,25% I-noradrenalin C8H11O3N, glucozit, saponin, chất nhựa urea, nhiều muối kali (tươi 1%, khô 17%), kali nitrat, kali sulfat,KCl và muối kali khác, dopamin, dopa, acid hữu cơ và nhiều loại vitamin.

    Ứng dụng lâm sàng:

    1.Trị lî trực khuẩn:

    Rau sam 40 - 80g, sắc nước uống hoặc dùng bột, ngày 3 lần, mỗi lần 6 - 8g, hoặc dùng tươi 200 - 250g giã nát vắt nước uống, thuốc có tác dụng cầm lî và tăng khẩu vị. Trị lî cấp tốt hơn mạn tính.

    Rau sam tươi 100g, Cỏ sữa tươi 100g, tiêu ra máu cho thêm cỏ nhọ nồi 20g, rau má 20g, cho 3 chén nước sắc còn 1 chén (150 - 200ml) ngày uống 1 - 2 liều.
    Dùng 50% nước sắc rau sam, mỗi lần 40ml, ngày 3 lần, liệu trình 7 - 14 ngày. Trị Lî cấp và mạn 403 ca, tỷ lệ khỏi 83,62%; trong đó 331 ca lî cấp khỏi 89,12% đối với những ca kéo dài gia thêm liều lượng và liệu trình cũng có kết quả (Tạp chí Trung y dược Phúc kiến 1959,6:1).

    2.Trị ho gà: dùng sirô Rau sam 50% 100ml chia 3 ngày uống, mỗi ngày 4 lần. Trị 54 ca kết quả tốt (Tạp chí Trung y dược Thượng hải 1959,3:40).

    3.Trị giun móc: dùng Rau sam tươi 90g, đổ nước sắc lấy 8 phân, bỏ xác gia giấm trắng và đường, mỗi thứ 15g uống tối trước khi ngủ. Trị 41 ca kết quả trứng giun phân âm tính 36 ca, tỷ lệ kết quả 87,8% (Tạp chí Tân y dược học 1973,8:30).

    4.Trị bạch tiển phong: dùng nước vắt của Rau sam hoặc gia ít đường mía và giấm lêm bôi ngoài, kết hợp phơi nắng. Trị 125 ca, kết quả 91,2% khỏi 45,6% (tạp chí Trung y dược Quảng tây 1978,4:38).

    5.Trị bệnh ung nhọt ngoài da có mủ: dùng Rau sam trong uống ngoài đắp, thuốc có tác dụng tiêu sưng giảm đau ngứa, tiêu viêm tốt.

    6.Trị viêm lóet cổ tử cung: dùng Rau sam 3500g, Cam thảo 500g, sắc nước bỏ xác cô còn 300ml, gia bột gạo (hoạt thạch hoặc thạch cao) 2000g làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 2g, ngày 2 lần. Tác giả điều trị 212 ca sau 2 liệu trình (20 ngày), có kết quả đạt 97,2% (Tạp chí Thiên tân Y dược 1973,2:5).

    7.Trị xuất huyết tử cung: Theo sách Trung dược ứng dụng lâm sàng đối với xuất huyết tử cung sau đẻ, xuất huyết tử cung cơ năng, sẩy thai không hoàn toàn, dùng rau sam uống hoặc tiêm đều có kết quả ( theo báo cáo của khoa Phụ sản Bệnh viện số 2 Trường Đại học Cát lâm Trung quốc - Tờ thông tin Trung thảo dược 1972,1:32).

    8.Trị một số bệnh khác: dùng Rau sam khô 60g (nếu tươi lượng gấp đôi) gia đường đỏ 30g, sắc uống trị huyết niệu 4 ca, viêm đường tiết niệu 98 ca, lî trực khuẩn 32 ca, viêm ruột cấp 39 ca, 112 ca bệnh ngoài da làm mủ đắp ngoài đều có kết quả tốt ( Y viện Tứ xuyên 1982,2:97).

    Theo Giáo sư Đỗ tất Lợi:

    Trị giun kim: Rau sam tươi rửa sạch thêm ít muối giã vắt nước thêm ít đường uống liên tiếp trong 3 - 5 ngày.
    Đối với Xích bạch đới: giã nát rau sam vắt nước hòa với lòng trắng trứng gà hấp chín ăn trong vài ngày, mỗi ngày 100g rau sam tươi.
    Trẻ em chốc đầu: giã nát rau sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt thành than trộn mỡ lợn bôi.
    Trường hợp đái ra máu: nấu canh rau sam ăn hằng ngày, liên tục 5 - 7 ngày.
    Liều thường dùng: 9 - 15g, lượng tươi 30 - 100g, dùng ngoài tùy bệnh.

    Hình ảnh chim ăn rau sam ở Trung Quốc





    Tham vọng bé nhỏ sẽ không tồn tại ở một cuộc chơi lớn.

  4. The Following 7 Users Say Thank You to Chấn PG For This Useful Post:

    ChuyaChuya (22-01-12), Hoàng conic (23-05-11), Namtran (16-06-11), Nghĩa-Q2 (17-07-12), NhocSport (03-07-11), NT.PHONG (02-06-11), Thang_Q5 (13-06-11)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình