+ Trả lời bài viết
Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
Hiện kết quả từ 11 tới 14 của 14
  1. #11
    Chim non
    Tham gia ngày
    Jun 2013
    Bài gửi
    71
    Thanks
    93
    Thanked 370 Times in 64 Posts
    Nghia thông minh quá. Khâm phuc

  2. The Following 2 Users Say Thank You to erictran1 For This Useful Post:

    HONGVNPTQ6 (12-07-14), Quang Huy Q10 (11-07-14)

  3. #12
    Thư Ký HBCĐQ8
    Tham gia ngày
    May 2011
    Bài gửi
    1.163
    Thanks
    1.156
    Thanked 7.528 Times in 1.100 Posts

    Giải đua do PIPA tổ chức cũng áp dụng MT mọc, MT lặn và giờ chạng vạng.

    Giải đua các căn cứ của Germany tại Barcelona do PIPA tổ chức cũng được áp dụng trừ thời gian đêm phụ thuộc MT mọc, MT lặn và thời gian chạng vạng.

    Cất cánh: 9:00:00 ngày 5/7/2014.

    Cần tìm các con số: MT mọc, MT lặn, giờ chạng vạng, khoảng thời trừ giờ đêm?

    Bảng kết quả do PIPA cung cấp

    - Chúng ta cùng xem CB Stollenwerk

    - Hạ cánh: 5:22:00 ngày 06/07/2014, có cự ly 1094,341 km, đạt vận tốc 1294,786 m/p ~ 77,678 km/h.

    - Thời gian từ khi cất cánh đến khi hạ cánh: 9:00:00 (5/7/2014) đến 5:22:00 (ngày 6/7/2014) = 20 giờ 22 phút 00 giây (20:22:00).

    - Ta biết: vận tốc = quảng đường : thời gian ==> thời gian = quảng đường : vận tốc
    ==> thời gian = 1094,341 km : 77,678 km/h = 14,21683664 (đây là khoảng thời gian chim bay dưới hình thức số thập phân), để chuyển qua dạng hh:mm:ss, ta làm như sau:

    - Bước 1: 14,21683664 = 14 + 0,021683664
    - Bước 2: 0,021683664 x 0.6 = 0,130101984
    - Bước 3: 0,0101984 x 0.6 = 0.00611904

    Ta có thời gian dưới hình thức hh:mm:ss là 14:13:00, đây là khoảng thời gian bay thực tế của chim từ căn cứ Stollenwerk.

    - Như vậy, ta có khoảng thời gian đêm sẽ được trừ = 20:22:00 – 14:13:00 = 6:09:00

    - Mặt khác, ta có công thức tính thời gian đêm sẽ được trừ = (khoảng thời gian từ MT lặn đến MT mọc) – X (với X =0,1 hoặc 2).

    * Với X = 0, ta có: khoảng thời gian từ MT lặn đến MT mọc = 6:09:00
    ==> nếu MT lặn là 21:00:00 thì MT mọc là 3:09:00.

    * Với X = 1, ta có: khoảng thời gian từ MT lặn đến MT mọc = 6:09:00 + 1:00:00 = 7:09:00
    ==> nếu MT lặn là 21:00:00 thì MT mọc là 4:09:00 ==> cũng không đúng!

    * Với X = 2, ta có: khoảng thời gian từ MT lặn đến MT mọc = 8:09:00
    ==> nếu MT lặn là 21:00:00 thì MT mọc là 5:09:00, nếu MT lặn là 21:10:00 thì MT mọc là 5:19:00, nếu MT lặn là 21:15:00 thì MT mọc là 5:24:00 ==> ta sẽ chọn từng cặp số cho trùng khớp với số liệu MT lặn và MT mọc do hệ thống dự báo thời tiết đưa ra.



    Dự báo thời tiết cho biết MT mọc - MT lặn của Germany

    - Dự báo thời tiết ngày 10/7/2014 cho biết MT mọc lúc 5:24, còn MT lặn là 21:14:00. Như vậy, ta có thể chọn cặp số MT mọc : 5:24:00 và MT lặn: 21:15:00 cho ngày 5/7/2014.

    ==> MT mọc: 5:24 – MT lặn: 21:15 – Trừ thời gian đêm: 6:09:00 – Thời gian chạng vạng: 2 giờ.

    Xem bảng kết quả:


    - Như vậy, với cùng một công thức:

    Thời gian đêm = (từ MT lặn đến MT mọc) - X (với X = 0, 1 hoặc 2)
    Nhưng khi áp dụng cho:

    - Giải đua do The Rivernina Outback Pigeon Club thì thời gian trừ đêm = 10:16:00 (chạng vạng = 2, do MT lặn: 18:09:00 và MT mọc 6:25:00)

    - Giải đua bồ câu Thiên Tân - Hồ Bắc thì thời gian trừ đêm = 9:13:00 (chạng vạng = 2, do MT lặn 18:07' và MT mọc = 5:20')

    - Giải đua của Germany do PIPA tổ chức thì thời gian trừ đêm = 6:09:00 (chạng vạng = 2, do MT lặn 21:15:00, MT mọc 5:24:00)

    ===> Như vậy, việc xác định thời gian trừ đêm có phụ thuộc hay chịu ảnh hưởng từ MT mọc hay MT lặn không?

    ____________________________
    Gia Hưng (HCMC) +84 903 656 119
    Quan điểm thì thể hiện cá nhân nhưng chân lý mãi mãi vẫn là chân lý, không thể thay đổi và làm khác được,
    vì “mọi con đường đều dẫn về La Mã”.

  4. The Following 5 Users Say Thank You to Gia Hưng (HCMC) For This Useful Post:

    Cao Hiền (11-07-14), HONGVNPTQ6 (12-07-14), Phuong_Nam (11-07-14), Quang Huy Q10 (11-07-14), THANHHOA_THANH (11-07-14)

  5. #13
    Thư Ký HBCĐQ8
    Tham gia ngày
    May 2011
    Bài gửi
    1.163
    Thanks
    1.156
    Thanked 7.528 Times in 1.100 Posts

    Bài cuối: thời gian đêm cần phải có thời điểm MT lặn, MT mọc và thời gian chạng vạng.

    Dear Nghĩa,

    Qua một thời gian trao đổi mặc dầu chưa thống nhất hết 100% các vấn đề liên quan nhưng cho tới thời điểm hiện tại, cũng đã cơ bản thông suốt một số vấn đề quan trọng.

    Trước đây, không đồng tình, nhưng bây giờ đã phải thay đổi cách suy nghĩ:

    1) Không công nhận CB về đầu giờ ngày hôm sau có thứ hạng xếp cao hơn CB về cuối giờ trong ngày hôm trước, nhưng bây giờ phải chấp nhận (trường hợp trừ giờ H1 theo sơ đồ do anh Bigflowerhorn đề nghị, trường hợp giải đua quốc tế Barcelona 2014 do Nghĩa đưa thông tin).

    2) Trừ thời gian đêm – phải trừ thời gian đêm nhưng chưa tìm được phương pháp phù hợp (theo lời của Vuanh).

    3) Thời gian được trừ đêm phải dựa vào thời điểm MT lặn và thời điểm MT mọc (theo 4 phương án H1, H2, H3, H4 do anh Bigflowerhorn đề nghị)

    Riêng bản thân Nghĩa vẫn suy nghĩ và bảo lưu quan điểm: để tính thời gian đêm thì không cần quy về thời gian MT mọc và MT lặn.

    Do đó, xin gởi đến Nghĩa bản tin nhắn kết quả CB hạ cánh trong một giải đua, nhờ Nghĩa tính toán cho ra bảng kết quả xếp hạng dùm, sau đó, chúng ta cùng kết luận và sẽ chấm dứt tại đây. Nghĩa đồng ý không?

    Cuộc đua có giờ CB cất cánh lúc 9:00:00 ngày 5/7/2014.

    1. CB D có cự ly 991903 m, hạ cánh lúc 22:45:00
    2. CB T có cự ly 1027244 m, hạ cánh lúc 23:22:00
    3. CB S có cự ly 1021156 m, hạ cánh lúc 05:12:00 ngày 6/7/2014
    4. CB M có cự ly 1070393 m, hạ cánh lúc 6:06:00 ngày 6/7/2014
    5. CB F có cự ly 967665 m, hạ cánh lúc 5:00:00 ngày 6/7/2014.

    Mong sớm nhận được bảng kết quả do Nghĩa thực hiện để anh em cùng xem.

    P/S: hôm trước có hỏi anh Biglowerhorn về cách hướng dẫn và giải thích để có thể trao đổi nhưng vẫn không thấy anh Biglowerhorn phản hồi. Vậy nhờ Nghĩa một lần nữa hỏi thăm dùm luôn nhé!
    ____________________________
    Gia Hưng (HCMC) +84 903 656 119
    Quan điểm thì thể hiện cá nhân nhưng chân lý mãi mãi vẫn là chân lý, không thể thay đổi và làm khác được,
    vì “mọi con đường đều dẫn về La Mã”.

  6. The Following 4 Users Say Thank You to Gia Hưng (HCMC) For This Useful Post:

    Cao Hiền (11-07-14), HONGVNPTQ6 (12-07-14), Phuong_Nam (11-07-14), Quang Huy Q10 (11-07-14)

  7. #14
    BQT VNPC - Phó BTC SGPC . Điện Thoại : 0909988622 Avatar của Nghĩa-Q2
    Tham gia ngày
    May 2012
    Đến từ
    quận 2 tphcm
    Bài gửi
    1.105
    Thanks
    5.275
    Thanked 6.152 Times in 865 Posts
    Tôi đăng bài ở đây là để tham khảo đưa ra cách tính tốt nhất khi trừ thời gian qua đêm vì cách tính trước đây áp dụng các giải rõ ràng quá bất lợi đối với căn cứ gần. Tôi cũng không hẳn đã áp dụng cách nào hết vì không hẳn cách nước bạn làm đúng (vì điều kiện mỗi nước khác nhau) chỉ là đưa ra những cách nước bạn đã làm và học hỏi theo cách đúng nhất phù hợp với môn chơi chim đua của Việt Nam. Và nếu anh làm đúng hợp lý thì tôi hoàn toàn ủng hộ đồng tình chẳng có lý do phải bác bỏ.

    Bảng kết quả anh đưa ra nếu trong một giải đua thì có hẳn kết quả tốc độ và mặt trời mọc, lặn, chạng vạng không cần phải suy luận tính toán gì thêm. Và phần nữa là có quy về thời gian mặt trời mọc và lặn không thì như bảng tính ở trên anh đã làm rồi. Còn nếu anh có kết quả giải đua nào hay quy về thời gian mặt trời lặn và mọc để anh em tham khảo. Và nếu tôi có thấy vấn đề đó cũng sẽ đăng giúp anh luôn khỏi đánh đố làm gì.

    Tôi khẳng định lại một lần nữa cuộc chơi là của anh em. Tham khảo học hỏi đưa ra cách tính hợp lý nhất áp dụng cho điều kiện của Việt Nam.
    VO THUONG

  8. The Following 4 Users Say Thank You to Nghĩa-Q2 For This Useful Post:

    Đông Q.8 (12-07-14), HONGVNPTQ6 (12-07-14), Phuong_Nam (11-07-14), Quang Huy Q10 (12-07-14)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình