+ Trả lời bài viết
Trang 4/6 ĐầuĐầu ... 2 3 4 5 6 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 53

Hybrid View

  1. #1
    Cố vấn BQT VNPC Avatar của Vuanh
    Tham gia ngày
    May 2011
    Đến từ
    Bình Thạnh
    Bài gửi
    553
    Thanks
    3.220
    Thanked 5.192 Times in 545 Posts
    Chào anh Hưng,

    I. Tôi bị nhầm vị trí tọa độ của bạn Phúc Yến. Ở đây không nói đến cách tính của ai hết, vì nó là của các nhà khoa học rồi xa xưa (vận tốc = Quảng đường : thời gian). Do bị nhầm làm anh phải bận tâm. Bây giờ tôi ví dụ lại nhé.
    Nhờ anh tính xem nếu cũng là ví dụ 2 căn cứ Phúc Yến và Phúc Q6. Chỉ thay đổi chút xíu là chiến binh của Phúc Yến về lúc 06:00:30 sáng hôm sau.

    Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Q6 không đổi vẫn là 12 tiếng --> 433741(mét) : 720(phút) = 602.42 mét/phút
    Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Yến là 12 tiếng 0 phút 30 giây --> 433.741 : 720(phút) = 603.02 mét/phút
    ===> Chiến binh của Phúc Yến thắng vì có VTTB cao hơn mặc dù qua đêm. Thật là đau lòng cho chiến binh của Phúc Q6 mặc dù ăn đứt đường nhưng vẫn thua.

    Tương tự như vậy chiến binh của Vuanh sẽ thắng các chiến binh của Chánh-BT, Zongke, ThuậnQ2, Bocaubinhtrieu mặc dù chiến binh của mình qua đêm. Hoặc chiến binh của Vuanh sẽ thua chiến binh của Xí PN khi chiến binh của Xí PN qua đêm.
    Ở ví dụ ngày rõ ràng là không công bằng cho các căn cứ Phúc Q6, Chánh-BT, Zongke, ThuậnQ2, Vuanh

    II. Trong giải đua Bình Định - Sài Gòn. Tôi cũng như nhiều người khác đã thấy có một chút không công bằng cho các căn cứ gần khi cùng xét đối kháng với căn cứ xa cùng qua đêm. Trong đó trường hợp của tôi và anh Hòa Có. Chúng tôi cũng tìm cách tính trừ thời gian qua đêm để công bằng hơn cho căn cứ gần hơn tính ở vị trí thả. Nhưng vẫn chưa có cách hợp lý vì phải làm bảng tính phức tạp hơn. Như tôi đã nói ở bài trên là tạm thời cách tính VTTB là tạm ổn ở thời điểm này mặc dù các căn cứ có khoảng cách gần hơn tính từ điểm thả bị thiệt thòi. Còn về cách tính trừ TTGQĐ thế nào là phù hợp, tôi hoặc là những anh em khác sẽ có 1 chủ đề để cùng nhau thảo luận.

    III. Rất cám ơn anh Hưng đặt câu hỏi cho tôi “ Có áp dụng TTGQĐ hay không”. Xin xem câu trả lời bên dưới

    1. Áp dụng TTGQĐ: Như bài trước tôi có nói - áp dụng cho các căn ở nội thành Sài Gòn khi xét đối kháng với căn cứ Cừ Biên Hòa (CCCBH)

    VD: Trong ngày đua chỉ có 10 chiến binh về trong ngày trong đó 1 chiến binh CCCBH. Cứ tính theo VTTB thông thường để xếp hạng.
    Nếu chiến binh CCCBH nằm trong top 5. Thì lúc này không phải TTGQĐ làm gì vì những chiến binh qua đêm lúc đó không còn cửa so kè với chiến binh CCCBH.
    Nếu chiến binh CCCBH nằm trong top 6 đến 10. Lúc này chúng ta chỉ cần xét đối kháng với vài chiến binh về sáng hôm sau.

    2. Không áp dụng TTGQĐ. Tại sao?

    a. Như đã giải thích ở mục I, hầu hết các chiến binh trong nội thành sẽ không công bằng khi phải bị thua các chiến binh của các căn cứ khác có chiến binh về qua đêm.

    b. Như trong bài đăng ký kiềng Hội 2014 của HBCĐQ8, nếu không có thông báo luật tính này thì không thì không nên áp dụng.

    Xin nhắc lại đây là do cuộc đua của HBCĐ8 tổ chức, tôi chỉ đóng góp ý kiến khi được yêu cầu từ anh Hưng. Còn phần quyết định là của HBCĐQ8.

    Đó là những gì mình muốn đóng góp để có một cuộc chơi vui hơn công bằng hơn.

    Thân chào,

    Vuanh
    Chúng sẽ về từ một phương trời rất xa

  2. The Following 8 Users Say Thank You to Vuanh For This Useful Post:

    Đông Q.8 (03-07-14), Chấn PG (03-07-14), Mario Vo (03-07-14), Nghĩa-Q2 (03-07-14), Phuong_Nam (03-07-14), Quang Huy Q10 (03-07-14), THANHHOA_THANH (03-07-14), thanhq8 (07-07-14)

  3. #2
    Thư Ký HBCĐQ8
    Tham gia ngày
    May 2011
    Bài gửi
    1.163
    Thanks
    1.156
    Thanked 7.528 Times in 1.100 Posts
    Nhờ anh tính xem nếu cũng là ví dụ 2 căn cứ Phúc Yến và Phúc Q6. Chỉ thay đổi chút xíu là chiến binh của Phúc Yến về lúc 06:00:30 sáng hôm sau.

    Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Q6 không đổi vẫn là 12 tiếng --> 433741(mét) : 720(phút) = 602.42 mét/phút
    Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Yến là 12 tiếng 0 phút 30 giây --> 433.741 : 720(phút) = 603.02 mét/phút
    ===> Chiến binh của Phúc Yến thắng vì có VTTB cao hơn mặc dù qua đêm. Thật là đau lòng cho chiến binh của Phúc Q6 mặc dù ăn đứt đường nhưng vẫn thua.

    Hihihi! Đúng là thật đau lòng cho Vuanh chứ không phải cho chim của Phúc (Q6)… Không biết lần này, Vuanh có lại nhầm lẫn nữa không? Nếu không nhầm lẫn thì quá đau lòng cho Vuanh rồi…

    Tôi không biết vì sao, với mục đích gì hay lý do nào mà Vuanh cố tình và ép buộc chim của Phúc (Q6) phải luôn luôn thua chim của Phúc Yến mặc dầu với khả năng của Vuanh, tôi cam đoan rằng, Vuanh không cần máy tính 9 số hay 12 số, cũng không cần giấy và viết để tính toán cũng nhận ra rằng chim của Phúc (Q6) phải thắng chim của Phúc Yến… nhưng Vuanh vẫn cố tình dìm hàng chim của Phúc (Q6), phải bằng mọi giá để kết luận chim của Phúc (Q6) thua chim Phúc Yến mới chịu… Không biết trong này có uẩn khúc gì không nữa?

    - Vì sao tôi nói với khả năng cũng như kỹ năng của mình, Vuanh không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ tính toán gì vẫn nhận được đáp số là chim của Phúc (Q6) phải thắng. Rất đơn giản! Ai cũng biết và hiểu rằng: Cùng một cự ly, chim nào có thời gian bay nhiều hơn thì chim đó có vận tốc thấp hơn… và phải xếp hạng thấp hơn. Đâu cần phải suy nghĩ lăn tăn gì nữa?

    Vuanh viết:
    Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Q6 không đổi vẫn là 12 tiếng --> 433741(mét) : 720(phút) = 602.42 mét/phút
    Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Yến là 12 tiếng 0 phút 30 giây --> 433.741 : 720(phút) = 603.02 mét/phút
    ===> Chiến binh của Phúc Yến thắng vì có VTTB cao hơn mặc dù qua đêm. Thật là đau lòng cho chiến binh của Phúc Q6 mặc dù ăn đứt đường nhưng vẫn thua.

    - Chim của Phúc Yến chỉ có vận tốc là 602.00 m/p < 602.42 m/p của chim Phúc (Q6).

    ====> không biết tại sao Vuanh có được con số 603,02 m và chụp mũ cho chim của Phúc (Q6) dù ăn đứt đường nhưng vẫn phải chịu thua!

    Thật là quá đau lòng cho Vuanh, Vuanh ôi!
    ____________________________
    Gia Hưng (HCMC) +84 903 656 119
    Quan điểm thì thể hiện cá nhân nhưng chân lý mãi mãi vẫn là chân lý, không thể thay đổi và làm khác được,
    vì “mọi con đường đều dẫn về La Mã”.

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Gia Hưng (HCMC) For This Useful Post:

    Quang Huy Q10 (03-07-14), thanhq8 (07-07-14)

  5. #3
    Cố vấn BQT VNPC Avatar của Vuanh
    Tham gia ngày
    May 2011
    Đến từ
    Bình Thạnh
    Bài gửi
    553
    Thanks
    3.220
    Thanked 5.192 Times in 545 Posts
    Chào anh Hưng,

    Vuanh viết sai vậy mà anh Hưng cũng phát hiện thật là lợi hại. Kỳ này mượn cái hình của anh Hưng để xem khỏi viết sai. Hehe.



    Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Q6 không đổi vẫn là 12 tiếng --> 433740.7(mét) : 720(phút) = 602.416 mét/phút
    Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Yến là 12 tiếng 0 phút 30 giây --> 434172(mét) : 720,5(phút) = 602.598 mét/phút

    Anh Hưng xem đi nhé, coi ai dìm hàng ai.

    Bây giờ ví dụ vậy đi để anh Hưng tính giùm chim của căn cứ Vayca và chim của căn cứ của anh Hưng nhé. Chim của Vayca về lúc 18giờ cùng ngày thả, chim của căn cứ anh Hưng về lúc 6giờ sáng ngày hôm sau. Điểm đua là Bình Định

    Thật ra tôi ví dụ là để cho thấy cách tính TTGQĐ này áp dụng sẽ không công bằng cho các căn cứ có cự ly gần với điểm thả. Nghĩa là một số lượng lớn căn cứ sẽ bị dìm hàng.

    Với trình độ của anh, anh thừa sức hiểu điều này, trừ khi anh không muốn hiểu mà thôi.



    Thân chào,

    Vuanh
    Chúng sẽ về từ một phương trời rất xa

  6. The Following 4 Users Say Thank You to Vuanh For This Useful Post:

    Nghĩa-Q2 (03-07-14), Simon_ThienVu (04-07-14), THANHHOA_THANH (03-07-14), thanhq8 (07-07-14)

  7. #4
    Chim 2 năm tuổi Avatar của NT.PHONG
    Tham gia ngày
    May 2011
    Bài gửi
    221
    Thanks
    2.101
    Thanked 1.580 Times in 214 Posts
    Theo em thấy thì Sài Gòn phạm vi bán kính cũng 20km rồi đã có sự trên lệch lớn về khoản cách rồi, còn bang tổ chức cho căn cứ ngoài Sài Gòn tham gia như tỉnh Đồng vậy sau này có căn cứ khác thuộc tỉnh Đồng Nai tham gia mà căn cứ này cách Sài Gòn 100km thì sao.
    Speed king

  8. #5
    Thư Ký HBCĐQ8
    Tham gia ngày
    May 2011
    Bài gửi
    1.163
    Thanks
    1.156
    Thanked 7.528 Times in 1.100 Posts
    Dear Vuanh, kỳ này thì chính xáx rồi đó… Vuanh không còn nhầm lẫn hay sai sót nữa…

    - Thật ra, khi nhìn những dữ liệu Vuanh thiết lập thì tôi đã biết Vuanh muốn chứng minh rằng các con chim về qua đêm (có cự ly xa so với điểm cất cánh) sẽ có thứ hạng cao hơn chim về trong ngày (nhưng có cự ly gần với điểm thả hơn)…

    - Nhưng Vuanh chưa hiểu được HBCĐQ8 sẽ thiết lập bảng tính kết quả tính toán ra sao? Cách trừ thời gian đêm như thế nào? Bây giờ xin mời Vuanh cứ bình tĩnh và dành chút ít thời gian đọc kỹ lại toàn bộ cách thức thiết lập bảng kết quả mà chúng tôi sẽ áp dụng cho các cuộc đua.

    - Ngày 3.7.2014: là ngày chúng tôi nhận chim dự thi, chúng tôi sẽ thông báo giờ mặt trời mọc, giờ mặt trời lặn và khoảng thời gian trừ đêm cho tất cả các căn cứ được biết.
    Dự báo thời tiết ngày 4.7.2014 cho biết: MT mọc 5:36 – MT lặn 6:20. Vì hiện nay, chúng ta đang ở mùa hè nên chúng ta thấy MT mọc 5:36 chứ thực tế 5:00 thì trờ đã sáng và khi MT lặn 6:20 nhưng thực tế trời tối hẳn phải là 6:40 hoặc 6:50. Chúng ta hay nghe nói đây là thời gian chạng vạng, do đó, chúng tôi sẽ trừ đi 1 giờ đồng hồ cho khoảng thời gian chạng vạng này. Trong bảng tính được sử dụng ở nước ngoài, người ta dùng từ Twilight, chắc Vuanh hiểu rõ từ này…

    Thời gian đêm = 10g16’ (đây là khoảng thời gian từ 18:20 (MT lặn) đến 5:36 (MT mọc) trừ đi 1giờ).

    - Không phải muốn trừ bao nhiêu giờ là tùy ý, phải có nguyên tắc, phải tùy theo từng mùa trong năm và khu vực đia lý mà chúng ta chọn những thông số thích hợp 0 giờ, 1 giờ hoặc 2 giờ và phải báo trước cho tất cả anh em được biết trước khi cuộc đua thực hiện.


    Trận 1: giữa Phúc (Q6) và Phúc Yến.
    - Chim Phúc (Q6) hạ cánh lúc 18:00:00 ngày 4.7.2014
    - Chim Phúc Yến hạ cánh lúc 6:00:30 ngày 5.7.2104



    Bảng kết quả cho thấy: chim Phúc (Q6) với 602.4176 m/p xếp trên chim của Phúc Yến với 526.5882 m/p.

    Trận 2: giữa Vayca và THANG LONG
    - Chim Vayca hạ cánh lúc 18:00:00 ngày 4.7.2014
    - Chim THANG LONG hạ cánh lúc 6:00:00 ngày 5.7.2014.


    Bảng kết quả cho thấy: chim Vayca với 600.7256 m/p xếp trên chim của THANG LONG với 525.0772 m/p.

    Trận 3:
    - Chim Cừ (BH) hạ cánh 18:00:00 ngày 4.7.2014
    - Chim Vuanh hạ cánh lúc 5:15:00 ngày 5.7.2014
    - Chim Phúc (Q6) hạ cánh lúc 5:30:00 ngày 5.7.2014
    - Chim Phúc Yến hạ cánh lúc 6:00:00 ngày 5.7.2014



    Bảng kết quả cho thấy: chim của Vuanh, của Phúc (Q6) vẫn tranh chấp được với Cừ (BH) dù Cừ (BH) về trong ngày hôm trước.

    Trận 4: tất cả đều qua đêm
    - Chim Cừ (BH) hạ cánh 5:45:00 ngày 5.7.2014
    - Chim Vuanh hạ cánh lúc 6:15:00 ngày 5.7.2014
    - Chim Phúc (Q6) hạ cánh lúc 6:30:00 ngày 5.7.2014
    - Chim Phúc Yến hạ cánh lúc 6:35:00 ngày 5.7.2014



    Bảng kết quả cho thấy, dù tất cả qua đêm và chim của Vuanh, Phúc (Q6), Phúc Yến mặc dầu về sau Cừ (BH) khá xa nhưng Cừ (BH) vẫn bị đẩy ra khỏi bục nhận vòng nguyệt quế.

    - Vuanh nên để ý các thông số MT mọc, MT lặn và đặc biệt thông số trời chạng vạng… đây chính là mấu chốt của thời gian đêm. Nếu không để ý đến thông số này thì không thể nào tính thời gian đêm hiệu quả và công bằng cho các căn cứ được.

    - Đây là bảng tính của cuộc đua giả định để cho Vuanh thấy kết quả nhưng sẽ không khác, tuyệt đối giống 100% với bảng tính kết quả các cuộc đua chính thức, chỉ khác thông số thời gian đêm do MT mọc và MT lặn sẽ có sự thay đổi chút ít theo ngày tháng sắp tới mà thôi. Anh Vuanh cứ theo dõi và kiểm tra nhé!




    ____________________________
    Gia Hưng (HCMC) +84 903 656 119
    Quan điểm thì thể hiện cá nhân nhưng chân lý mãi mãi vẫn là chân lý, không thể thay đổi và làm khác được,
    vì “mọi con đường đều dẫn về La Mã”.

  9. The Following 4 Users Say Thank You to Gia Hưng (HCMC) For This Useful Post:

    Cao Hiền (04-07-14), Phuong_Nam (04-07-14), Quang Huy Q10 (04-07-14), thanhq8 (07-07-14)

  10. #6
    Cố vấn BQT VNPC Avatar của Vuanh
    Tham gia ngày
    May 2011
    Đến từ
    Bình Thạnh
    Bài gửi
    553
    Thanks
    3.220
    Thanked 5.192 Times in 545 Posts
    Hi Anh Hưng,

    Cũng theo cuộc đua giả định ở trên mặt trời mọc lúc 5g 36phút và lặng lúc 18g 20 phút. Anh xin cho hỏi, nếu chiến binh hạ cánh cùng ngày thả vào lúc 18giờ 40 phút thì chiến binh đó được tính đáp vào giờ nào?
    Chúng sẽ về từ một phương trời rất xa

  11. The Following 2 Users Say Thank You to Vuanh For This Useful Post:

    THANHHOA_THANH (04-07-14), thanhq8 (07-07-14)

  12. #7
    Thư Ký HBCĐQ8
    Tham gia ngày
    May 2011
    Bài gửi
    1.163
    Thanks
    1.156
    Thanked 7.528 Times in 1.100 Posts
    Trích dẫn Nguyên văn bởi Vuanh Xem bài viết
    Hi Anh Hưng,

    Cũng theo cuộc đua giả định ở trên mặt trời mọc lúc 5g 36phút và lặng lúc 18g 20 phút. Anh xin cho hỏi, nếu chiến binh hạ cánh cùng ngày thả vào lúc 18giờ 40 phút thì chiến binh đó được tính đáp vào giờ nào?
    Dear Vuanh,

    - Nếu hạ cánh vào giờ này thì vẫn ghi nhận thời điểm nhắn tin là 18:40:00. Chưa quá thời điểm khóa sổ nhận tin nhắn cuối ngày.

    - Khi thông báo khoảng thời gian trừ đêm là BTC đã ngầm báo thời điểm nhận tin nhắn đầu ngày và thời điểm nhận tin nhắn cuối ngày. Như cuộc đua này có thời gian đêm là 10g16’ (từ MT lặn 18:20 đến MT mọc 5:36 – 1 giờ) hay chúng tôi có thể nói rằng thời gian đêm là 10g16’ từ 18:50 đến 5:06. Lúc này, giờ nhận tin nhắn đầu ngày là 5:06’ và giờ nhận tin nhắn cuối ngày là 18:50’.

    - Sẵn đây trao đổi luôn cùng Vuanh, chúng tôi chỉ còn bị vướng trường hợp có 1 hoặc 2 chim về trong tối, cách nhau từ 1p đến 2-3 giờ đồng hồ. Theo như đã trả lời Zongke thì:

    - Tất cả các tin nhắn sau giờ nhận tin nhắn cuối ngày đến trước 0g sẽ được ghi nhận vào giờ nhận nhận tin nhắn cuối ngày (18g50’).
    - Tất cả các tin nhắn từ 0g đến trước giờ nhận tin nhắn đầu ngày sẽ được ghi nhận vào giờ nhận tin nhắn đầu ngày (5g06’).

    - Như vậy, chúng tôi còn bị vướng 1 chút xíu, một khe rất nhỏ, đó là có 2 chim về sau giờ nhận tin nhắn cuối ngày, khi đó sẽ được ghi nhận cùng thời điểm, lúc đó, sẽ có trường hợp chim về sau 1p hoặc 2-3 giờ sẽ có vị trí xếp hạng cao hơn chim về trước đó.

    - Lý thuyết sẽ có những trường hợp này xảy ra, nhưng xác xuất trong thực tế thì rất nhỏ, chúng ta cứ nhìn xem trong gần 30 cuộc đua lớn nhỏ trong vòng gần 4 năm đã có bao nhiêu trận có từ 2 chim trở lên về trong buổi tối?

    - Do đó, nếu các anh em, các tổ chức khác có được những phương pháp nào tính tốt nhất thỏa các điều kiện: vừa đáp ứng được tính đối kháng với các căn cứ có bán kính 50-70 km so với trung tâm thành phố, vừa công bằng cho các căn cứ nội thành, trong các trường hợp tất cả đều qua đêm và khắc phục được trường hợp chim về trong buổi tối… thì nên đưa ra để chúng tôi tham khảo và thực hiện…

    - Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, BTC chúng tôi vẫn áp dụng bảng kết quả như đã trình bày trên đây để xác định thứ hạng cuộc đua. Nếu các anh em có rơi vào trường hợp nhắn tin vào buổi tối thì vui lòng chấp nhận theo quy định của BTC đã đưa ra, mong anh em thông cảm… Đến khi nào có được phương án tối ưu hơn, chúng tôi sẽ cập nhật và thay đổi.

    - Vài điều cùng Vuanh, mong được trao đổi tiếp… Có lẽ bây giờ Vuanh sẽ hỏi tiếp: 1 chim về lúc 18g50 cùng ngày và 1 chim về lúc 5g06’ ngày hôm sau, lúc này BTC sẽ có kết quả ra sao phải không?
    ____________________________
    Gia Hưng (HCMC) +84 903 656 119
    Quan điểm thì thể hiện cá nhân nhưng chân lý mãi mãi vẫn là chân lý, không thể thay đổi và làm khác được,
    vì “mọi con đường đều dẫn về La Mã”.

  13. The Following 4 Users Say Thank You to Gia Hưng (HCMC) For This Useful Post:

    Cao Hiền (04-07-14), Phuong_Nam (04-07-14), Quang Huy Q10 (04-07-14), THANHHOA_THANH (04-07-14)

  14. #8
    Cố vấn BQT VNPC Avatar của Vuanh
    Tham gia ngày
    May 2011
    Đến từ
    Bình Thạnh
    Bài gửi
    553
    Thanks
    3.220
    Thanked 5.192 Times in 545 Posts
    Chào anh Hưng,

    Hôm nay thấy anh cởi lòng như vậy thấy cũng ổn rồi. Anh cũng hiểu tôi nhiều lắm. Nhưng lần này không phải, vì câu hỏi đó bình thường quá. Hehehe.

    Thật ra tôi biết anh cũng muốn có 1 cuộc chơi công bằng cho anh em thôi. Điều này thì thật tốt thôi. Chính gì vậy mà tôi viết bài đặt ra nhiều tình huống để anh xử lý.

    Khi anh chấp nhận tin nhắn về cuối ngày là 18g50phút nghĩa là cũng có nghĩa anh cũng như Zongke ghi nhận chim cũng bay về buổi tối rồi. Cũng lấy giả định cuộc đua được thả hôm nay thì 18h10phút tại Sài Gòn thậm chí ở Thủ Đức chim cũng không thể bay được lý do vừa mưa và vừa trời tối.

    Chúng ta đang chơi môn đua chim này thấy nó nhỏ như vậy, nhưng thật sự không nhỏ vì ở nước ngoài đây là một ngành nghề không còn là môn chơi nữa. Chúng ta phải học hỏi từ họ và rút ra kinh nghiệm để áp đụng vào các cuộc đua do chúng ta tổ chức.

    Không phải chỉ anh và tôi mà là nhiều và rất nhiều anh em muốn sử dụng cách tính TTGQĐ vào các giải đua. Nhưng thật sự chưa có biện pháp hữu hiệu nhất vì do những suy nghỉ đơn lẻ.

    Nếu được thì xin mời anh cũng như các Hội Trưởng các Hội và những anh em nào quan tâm đến vấn đề này đến 12 vào ngày trao giải Cup mùa hè 2014 của HQBCQ8 cùng thảo luận để đưa ra cách tính hữu hiệu nhất có thể.

    Thân chào,

    Vuanh

    P/S: Anh Hưng cho tôi xin tọa độ của căn cứ Cừ Biên Hòa. Cám ơn


    Mấy anh em ở miền Bắc nếu có cao kiến cứ mạnh dạn đóng góp nhé (Viết ngắn gọn dể hiểu)
    Lần sửa cuối bởi Vuanh; 04-07-14 lúc 23:26 Lý do: Sửa dấu
    Chúng sẽ về từ một phương trời rất xa

  15. The Following 5 Users Say Thank You to Vuanh For This Useful Post:

    Chánh-BT (05-07-14), Nghĩa-Q2 (05-07-14), Phuong_Nam (05-07-14), Quang Huy Q10 (05-07-14), THANHHOA_THANH (04-07-14)

  16. #9
    Thư Ký HBCĐQ8
    Tham gia ngày
    May 2011
    Bài gửi
    1.163
    Thanks
    1.156
    Thanked 7.528 Times in 1.100 Posts
    Trong cuộc đua này, chim của anh về lúc 18:50:00 cùng ngày cất cánh. Chim của Big-Pic cũng về nhưng còn khoảng tầm dưới 20 km thì chim đuối sức hoặc vì lý do nào khác chim không về được căn cứ , mà nghỉ ngơi khoảng vài giờ rồi sau đó về căn cứ. Đến sáng ngày hôm sau, chủ chim mới lên căn cứ và gởi tin nhắn vào lúc 5:20:00. BTC cho ra kết quả như bảng sắp hạng thông báo.


    Có 1 câu hỏi dành cho anh: với tư cách là cá nhân tham dự giải đua, là một trưởng ban từng tổ chức các giải đua và là một nhà cố vấn của một hội bồ câu đua, anh có chấp nhận kết quả này hay không? Hay anh vẫn đồng quan điểm: chim về trong ngày sẽ được xếp hạng Top trước, những con qua đêm sẽ nằm trong Top sau vì chim đã qua đêm thì tuyệt đối không thể nào so bì hay hạng cao hơn chim về trong ngày.

    P/S: tọa độ anh cần: 10.870569; 106.938892
    ____________________________
    Gia Hưng (HCMC) +84 903 656 119
    Quan điểm thì thể hiện cá nhân nhưng chân lý mãi mãi vẫn là chân lý, không thể thay đổi và làm khác được,
    vì “mọi con đường đều dẫn về La Mã”.

  17. The Following 3 Users Say Thank You to Gia Hưng (HCMC) For This Useful Post:

    Cao Hiền (06-07-14), Phuong_Nam (05-07-14), Quang Huy Q10 (05-07-14)

  18. #10
    Thư Ký HBCĐQ8
    Tham gia ngày
    May 2011
    Bài gửi
    1.163
    Thanks
    1.156
    Thanked 7.528 Times in 1.100 Posts

    MT mọc, MT lặn, thời gian chạng vạng luôn cố định hay thay đổi theo thực tế hàng ngày

    Nhằm chuẩn bị cho việc thảo luận, trao đổi trừ thời gian đêm của chim đua như thế nào cho thật hợp lý, xin mời các anh em và Vuanh tham khảo bảng tính kết quả vận tốc trung bình của nước ngoài về cách tính khoảng thời gian đêm (Night Hours):
    - Theo thời điểm MT mọc (Sunrise), MT lặn (Sunset) thực tế hàng ngày với các giờ chạng vạng (Twilight) được chọn từ 0, 1 hoặc 2 giờ hay:
    - Theo thời điểm cố định MT mọc 6:00 AM, MT lặn 6:00 PM và giờ chạng vạng luôn luôn lúc nào cũng bằng 2 giờ, không quan tâm đến khu vực địa lý hay tùy theo từng mùa xuân, hạ, thu, đông.

    Cặp hình số 1:




    - MT mọc: 6:25 AM, MT lặn: 6:09 PM, chạng vạng: 2.
    - Cất cánh 8:00:00 AM ngày 12/9/2013. Hạ cánh 7:12:33 AM ngày 13/9/2013.
    - Thời gian bay (Race Time) = 23:12:33.
    - Thời gian đêm = (6:09 PM đến 6:25 AM) – 2 giờ = 12:16:00 – 2:00:00 = 10:16:00 giống kết quả cột Night Hours = 10:16:00.
    - Thời gian bay thực tế (Net Race Time) = thời gian bay ( Race Time) trừ thời gian đêm (Night Hours) = 23:12:33 – 10:16:00 = 12:56:33.

    Cặp hình số 2:





    - MT mọc: 6:25 AM, MT lặn: 6:09 PM, chạng vạng: 1.
    - Cất cánh 8:00:00 AM ngày 12/9/2013. Hạ cánh 7:12:33 AM ngày 13/9/2013.
    - Thời gian bay (Race Time) = 23:12:33.
    - Thời gian đêm = (6:09 PM đến 6:25 AM) – 1 giờ = 12:16:00 – 1:00:00 = 11:16:00 giống kết quả cột Night Hours = 11:16:00.
    - Thời gian bay thực tế (Net Race Time) = thời gian bay ( Race Time) trừ thời gian đêm (Night Hours) = 23:12:33 – 11:16:00 = 11:56:33.


    Cặp hình số 3:



    - MT mọc: 6:25 AM, MT lặn: 6:09 PM, chạng vạng: 0.
    - Cất cánh 8:00:00 AM ngày 12/9/2013. Hạ cánh 7:12:33 AM ngày 13/9/2013.
    - Thời gian bay (Race Time) = 23:12:33.
    - Thời gian đêm = (6:09 PM đến 6:25 AM) – 0 giờ = 12:16:00 – 0:00:00 = 12:16:00 giống kết quả cột Night Hours = 12:16:00.
    - Thời gian bay thực tế (Net Race Time) = thời gian bay ( Race Time) trừ thời gian đêm (Night Hours) = 23:12:33 – 12:16:00 = 10:56:33.

    Như vậy, qua 3 cặp hình nêu trên thì chúng ta có nhận xét gì?

    - Thời điểm MT mọc, MT lặn sẽ theo dự báo thời tiết cho biết hàng ngày hay luôn đóng khung MT mọc phải là 6:00 AM và MT lặn phải là 6:00 PM ?

    - Khoảng thời gian chạng vạng cho phép chúng ta chọn các con số từ 0, 1 hoặc 2 giờ tùy theo mùa khí hậu hoặc khu vực đia lý hay luôn luôn phải là con số cố định 2 giờ chạng vạng ?

    ____________________________
    Gia Hưng (HCMC) +84 903 656 119
    Quan điểm thì thể hiện cá nhân nhưng chân lý mãi mãi vẫn là chân lý, không thể thay đổi và làm khác được,
    vì “mọi con đường đều dẫn về La Mã”.

  19. The Following 3 Users Say Thank You to Gia Hưng (HCMC) For This Useful Post:

    Cao Hiền (07-07-14), Phuong_Nam (07-07-14), Quang Huy Q10 (08-07-14)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình