Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 18

Threaded View

  1. #17
    Hội phó HBCĐHX Avatar của concago
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    153
    Thanks
    400
    Thanked 676 Times in 132 Posts
    Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm,... ngày 15/03/2014

    I. TÌNH HÌNH DỊCH

    1. Dịch Cúm gia cầm
    1.1. Tình hình dịch Cúm gia cầm H5N1
    Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ địa phương.
    Các địa phương có ổ dịch cũ đã qua 21 ngày gồm có: Quảng Ngãi, Lào Cai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bình Dương, Ninh Thuận, Hà Tĩnh và Nghệ An.
    Địa phương có báo cáo cập nhật tình hình dịch:
    Quảng Nam: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 01 hộ chăn nuôi tại xã Điện An, huyện Điện Bàn làm 98 con gà mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 203 con.
    Vĩnh Long: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 01 hộ chăn nuôi tại xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân làm 250 con vịt mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu hủy là 1.230 con.
    Hiện nay, cả nước còn 34 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 14 tỉnh, thành phố, cụ thể như sau:
    1. Tây Ninh: ổ dịch cúm gia cầm ở 03 hộ chăn nuôi tại 03 xã của huyện Châu Thành.
    2. Cà Mau: ổ dịch cúm gia cầm ở 01 hộ chăn nuôi tại 01 xã của huyện U Minh.
    3. Khánh Hoà: ổ dịch cúm gia cầm ở 02 hộ chăn nuôi tại 02 xã của thị xã Ninh Hoà.
    4. Cần Thơ: ổ dịch cúm gia cầm ở 03 hộ chăn nuôi tại 02 xã của 02 huyện Cờ Đỏ, Bình Thuỷ.
    5. Vĩnh Long: ổ dịch cúm gia cầm ở 03 hộ chăn nuôi tại 03 xã của 02 huyện Mang Thít và Bình Tân.
    6. Trà Vinh: ổ dịch cúm gia cầm ở 23 hộ chăn nuôi tại 10 xã của 03 huyện Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long.
    7. Hải Dương: ổ dịch cúm gia cầm ở 03 hộ chăn nuôi tại 02 xã của 02 huyện Thanh Hà và Gia Lộc.
    8. Sóc Trăng: ổ dịch cúm gia cầm ở 01 hộ chăn nuôi tại 01 xã của 01 huyện Cù Lao Dung.
    9. Gia Lai: ổ dịch cúm gia cầm ở 01 hộ chăn nuôi tại 01 xã của huyện Đăk Pơ.
    10. Hưng Yên: ổ dịch cúm gia cầm ở 02 hộ chăn nuôi tại 01 xã của huyện Văn Lâm.
    11. Đồng Nai: ổ dịch cúm gia cầm ở 05 hộ tại 02 xã của huyện Vĩnh Cửu.
    12. Hà Giang: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 5 hộ tại 01 xã của huyện Vị Xuyên
    13. Quảng Nam: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 5 hộ tại 03 xã của 2 huyện Điện Bàn và Duy Xuyên.
    14. Bến Tre: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 2 hộ của 2 xã thuộc huyện Mỏ Cày Nam. Ngày 14/3/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 451/QĐ-UBND về việc công bố dịch cúm gia cầm trên địa bàn xã An Thới của huyện Mỏ Cày Nam.
    1.2. Qua phân tích dịch tễ đợt dịch này cho thấy:
    Trong năm 2014, vi rút cúm H5N1 nhánh 1.1 đã được phát hiện tại ổ dịch trên gà tại Long An, Kiên Giang, và Cà Mau; Hầu hết các ổ dịch trên gia cầm (gà, vịt, ngan) tại các tỉnh có dịch do vi rút H5N1 nhánh 2.3.2.1C. Việc cập nhật thông tin lưu hành vi rút Cúm gia cầm đã được Cục Thú y gửi các địa phương thường xuyên, cụ thể tại văn bản số 31/TY-DT ngày 06/01/2014, văn bản số 168/TY-DT ngày 10/02/2014 của Cục Thú y, văn bản số 268/TY-DT ngày 27/2/2014.
    1.3. Nguyên nhân xảy ra dịch:
    - Thời tiết trong tháng 1-2/2014 lạnh cả 3 miền Bắc, Trung, Nam là môi trường thuận lợi để vi rút H5N1 tồn tại và lây lan.
    - Trong dịp Tết nguyên đán, gia tăng việc đi lại, mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm của người dân dẫn đến vi rút có điều kiện phát tán.
    - Nhiều địa phương không triển khai công tác tiêm phòng định kỳ đợt 2 năm 2013 và chưa tổ chức tiêm phòng đợt 1/2014 cho nên các đàn gia cầm không có miễn dịch bảo hộ vi rút Cúm H5N1.
    - Công tác thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên môi trường chăn nuôi không được thực hiện trong thời gian qua tại nhiều địa phương.
    - Qua công tác giám sát thường xuyên của Cục Thú y cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút H5N1 trên đàn thuỷ cầm tại các chợ buôn bán gia cầm trong năm 2013 gần 6%.
    - Cuối năm 2013 và đầu năm 2014, nhánh vi rút 2.3.2.1C đã xâm nhập vào các tỉnh phía Nam và gây bệnh thay cho nhánh 1.1 lưu hành phổ biến tại các tỉnh phía Nam trong những năm trước đây. Nguyên nhân có thể do quá trình vận chuyển gia cầm từ phía Bắc vào Nam, sau đó lây lan qua các đàn vịt chạy đồng trong vùng dẫn đến việc nhánh 2.3.2.1C xuất hiện và lưu hành rộng rãi tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

    1.4. Nhận định tình hình:
    - Các ổ dịch vừa qua xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình và đã được chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thú y phát hiện và xử lý kịp thời. Riêng các tỉnh Khánh Hòa và Trà Vinh có số lượng lớn gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy.
    - Thời gian tới: Với những nguyên nhân như trên, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao nếu các địa phương không thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.

    Tham khảo thêm: http://www.cucthuy.gov.vn/Pages/news...spx?NewsId=368

    Chống cúm gia cầm giai đoạn 2014 - 2018: Ngân sách cần chi 715 tỷ đồng
    16/03/2014, 08:07:11
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định phê duyệt kế hoạch quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018.
    .
    Mục tiêu đặt ra là từng bước kiểm soát, khống chế không để dịch lây lan trên diện rộng, chủ động xây dựng vùng an toàn dịch cúm gia cầm, tạo nền tảng để chuyển sang giai đoạn thanh toán cúm gia cầm độc lực cao tại Việt Nam từ sau năm 2018.

    Theo kế hoạch, phấn đấu tập trung khống chế làm giảm số lượng ổ dịch ở vùng nguy cơ cao (đang trong giai đoạn khống chế), đến năm 2015 có 60% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chuyển sang vùng nguy cơ thấp, năm 2018 cả nước có 80% số tỉnh, thành chuyển sang vùng nguy cơ thấp. Các tỉnh vùng Đông Nam Bộ sẽ sạch bệnh cúm gia cầm vào năm 2018.

    Về kinh phí thực hiện, ngân sách trung ương trong 5 năm là 132.804 triệu đồng, trong đó sẽ chi cho 220 triệu liều vacine dự phòng chống dịch… Ngân sách địa phương là 583.023,3 triệu đồng, trong đó kinh phí chi cho tiêm phòng ước tính 260.498 triệu đồng, kinh phí hỗ trợ chủ chăn nuôi có gia cầm tiêu hủy là 39.975 triệu đồng…

    Thanh Xuân
    http://vtvcantho.vn/CVTV/Detail/5263...contr=Content#


    => Qua thông tin trên cho thấy tình hình cúm gia cầm có khuynh hướng giảm và theo thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kế hoạch chi ngân sách 715 tỉ trong phòng chống cúm gia cầm thì: "Theo kế hoạch, phấn đấu tập trung khống chế làm giảm số lượng ổ dịch ở vùng nguy cơ cao (đang trong giai đoạn khống chế), đến năm 2015 có 60% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chuyển sang vùng nguy cơ thấp, năm 2018 cả nước có 80% số tỉnh, thành chuyển sang vùng nguy cơ thấp. Các tỉnh vùng Đông Nam Bộ sẽ sạch bệnh cúm gia cầm vào năm 2018. " đó là một thông tin vui cho a/e nuôi bồ câu đua nói riêng và cho các hộ chăn nuôi gia cầm cả nước nói chung.

  2. The Following 10 Users Say Thank You to concago For This Useful Post:

    Bigflowerhorn (19-03-14), bocaubinhtrieu (19-03-14), KenPigeon (16-03-14), minhbacdan (17-03-14), Nghĩa-Q2 (16-03-14), Quang Huy Q10 (16-03-14), TânMetro (17-03-14), THANHHOA_THANH (16-03-14), thanhq8 (17-03-14), zongke (21-03-14)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình