+ Trả lời bài viết
Hiện kết quả từ 1 tới 8 của 8

Hybrid View

  1. #1
    BQT VNPC - Phó BTC SGPC . Điện Thoại : 0909988622 Avatar của Nghĩa-Q2
    Tham gia ngày
    May 2012
    Đến từ
    quận 2 tphcm
    Bài gửi
    1.105
    Thanks
    5.275
    Thanked 6.152 Times in 865 Posts

    Sức đề kháng của virus cúm gia cầm với các tác nhân lý hóa và thuốc sát trùng

    Nghiên cứu dưới đây của các nhà khoa học I-ta-li-ta đưa ra kết quả thử nghiệm về sức đề kháng của virus và phương pháp tiêu độc khử trùng nhằm khống chế dịch cúm gia cầm. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
    Virus cúm gia cầm đề cập trong bài viết này là những virus thực địa được phân lập từ các quốc gia có dịch. Các chủng virus cúm có chung các đặc tính sinh vật học của virus cúm A, mang RNA , gồm 1 trong các kháng nguyên đông vón hồng cầu ( từ H1 – H16) và một trong chín kháng nguyên ( từ N1 – N9). Trong bài này, tác giả đã đưa ra kết quả thử nghiệm về sức đề kháng của virus và phương pháp tiêu độc khử trùng nhằm khống chế dịch cúm gia cầm.
    1. Sức đề kháng của virus cúm gia cầm
    Virus cúm gia cầm vẫn có thể tồn tại trong nước cất hơn 100 ngày ở 28độ C và 200 ngày ở 17độ C và thời gian tồn tại của virus ở 4độ C được ước lượng là hơn 1300 ngày (Stallknecht, 1990a). Dữ liệu khác đã chứng minh rằng type phụ của virus cúm gia cầm H7N3 trong nước peptone (pH 7.0) vẫn giữ được khả năng lây nhiễm của nó khi ủ ở 4, 30 và 37độ C trong 35 ngày (Muhammad,2001).Khả năng lây nhiễm của virus vẫn tồn tại sau khi chịu tác động của nhiệt độ 56độ C trong 30 phút nhưng sẽ mất khả năng này sau khi chịu tác động ở 56độ C trong vòng 60 phút (Muhammad,2001).
    Nghiên cứu của Castro,1998; Lu,2003 trên virus cúm với nồng độ từ 104 đến 105 ELD50/ml cho thấy viruc không mất đi khả năng lây nhiễm sau khi ủ 30 phút ở 56 độ C trong nước nhưng hoàn toàn ngừng hoạt động sau 60 phút ở cùng nhiệt độ hoặc sau 10 phút ở 60 độ C. Virus không còn khả năng lây nhiễm khi được giữ ở -80 độ C trong 8 tháng, ở -20 độ C trong 3 tháng, ở 4độ C trong 4 tháng và ở nhiệt độ phòng (18độ C ) trong 4 tuần (Castro,1998; Lu, 2003).
    Cũng cần lưu ý rằng, tác động của nhiệt độ đối với sự tồn tại của virus cúm gia cầm có thể bị ảnh hưởng bởi những điều kiện môi trường khác như sự xuất hiện của hợp chất hữu cơ, độ pH hoặc độ mặn của môi trường (Lu, 2003;Swayne và Halvorson, 2003). Những cuộc thí nghiệm đã chứng minh rằng có một sự tương tác mạnh với nhau giữa nhiệt độ, độ pH và độ mặn của nước .
    Thí nghiệm của Lu(2003) được thực hiện để xác định thời gian tồn tại của virus trong hợp chất hữu cơ và phân: với 5ml dung dịch có độ chuẩn virus cúm 107 và 108 ELD50/ml trộn vào 25 gam phân hữu cơ và phơi ở 56độ C trong 15 đến 30 phút, và ở 37độ C trong 24 giờ và 16 ngày. Virus vẫn có khả năng lây nhiễm sau khi ủ 20 ngày ở 4độ C đối trong phân hữu cơ.
    Trong những cuộc nghiên cứu của Beard (1984) sự lưu cữu mầm bệnh trong phân tươi từ những con gà mái mắc bệnh tự nhiên, virus có đặc tính xâm nhiễm cao ở khoảng nhiệt độ 4 và 25độ C . Ở 4độ C khả năng lây nhiễm có thể phát hiện sau 35 ngày nhưng ủ ở 25độ C chỉ còn sau 2 ngày (Beard,1984). Sự tồn tại của virus cúm gia cầm trong phân bị tác động bởi : loại virus, loại phân , loại đất chôn phân, xác gia cầm và nhiệt độ ở nơi mà chúng tồn tại. Tại Thái-lan, Songserm (2006), đã nghiên cứu virus H5N1 để xác định sự tồn tại và khả năng lây nhiễm của chúng kết quả cho thấy: với lượng virus đầu tiên 106.3 ELD50/ml được kết hợp với phân gà dưới những điều kiện môi trường khác nhau, virus hoàn toàn không hoạt động trong vòng 30 phút sau khi chịu tác động trực tiếp của ánh sáng mắt trời ở nhiệt độ môi trường là 32-35độ C nhưng khả năng lây nhiễm vẫn không mất đi sau 4 ngày trong bóng râm ở 25-32độ C.
    Sức đề kháng của virus với nhiệt
    Nghiên cứu của King,1991: Virus không bị mất hoàn toàn khả năng lây nhiễm với các phương thức xử lý bằng nhiệt ở 55độ C. Sway, 2006 nghiên cứu virus cúm gia cầm trên thịt đùi và lườn gà, từ những con vật mang bệnh, với độ chuẩn ban đầu virus trên thịt đùi và thịt lườn bị nhiễm bệnh với H5N1 là 106.8 và 105.6 ELD50/g, sau đó ủ ở 30 độ C,40 độ C, 50 độ C, 60 độ C và 70 độ C trong thời gian 1,5,10,30 và 60 giây.
    Kết quả cho thấy: virus bị mất khả năng lây nhiễm sau khi đã ủ ở 70độ C (1 giây) với thịt lườn và ở 70độ C trong 5 giây với thịt đùi. Những kết quả tương tự như vậy được quan sát bởi Songserm (2006) với loại virus phân lập từ Thái-lan có đặc tính xâm nhiễm cao H5N1 ở độ chuẩn 106.3 ELD50/ml, virus bị ngừng hoạt động sau khi phơi ở 70độ C trong ba phút.
    Thử nghiệm bởi Senne (1994) về khả năng tồn tại của virus trong các đống chôn xác gia cầm bị bệnh: các bộ phận của gia cầm bị nhiễm bệnh với 107 ELD50 của virus H5N2 (A/gà/Pennsylvania/1370/83). Mẫu thử được để trong những bao thẩm tách và được đặt ở giữa xác động vật ở cả lớp trên và lớp dưới, dọc theo mặt ngoài của thùng và gần với tâm thùng. Nhiệt độ trung bình trong suốt quá trình là 57.3 độ C trong 4 ngày và 58,3 độ C trong 13 ngày cho những con gà ở lớp trên trong giai đoạn thứ nhất và thứ hai, lần lượt, và 41,5 độ C trong 6 ngày và 42,8 độ C trong 17 ngày cho lớp dưới của xác động vật. Không phát hiện thấy virus từ những túi đựng các bộ phận bị nhiễm bệnh với virus cho thấy rằng việc kìm hãm hoạt động của virus đã được thực hiện. Tuy nhiên, không có kết luận nào được đưa ra trong phạm vi của việc giảm tác động của virus, như không xác định được sự tập trung của virus trong các mô(Senne, 1994)

    Nguồn: http://tusach.thuvienkhoahoc.com/, Sức đề kháng của virus cúm gia cầm với các tác nhân lý, hoá học, thuốc sát trùng (P.De Benedictis 1, M.S. Beato1, và I.Capua 11, OIE, FAO và Nation Reference Laboratory bệnh cúm gia cầm và dịch bệnh ở Newcastle, Istituto Zooprofilattico Sperimentable delle Venezie, Viale dell’Università10,35020 Legnaro,Padova,Italy).

    Tài liệu từ Cục Thú y

    còn tiếp do dài quá không đăng trong cùng một chủ đề
    VO THUONG

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Nghĩa-Q2 For This Useful Post:

    bocaubinhtrieu (04-05-13), Quang Huy Q10 (03-05-13)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình