+ Trả lời bài viết
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1
  1. #1
    Thư ký HBCĐHX
    Tham gia ngày
    May 2011
    Đến từ
    Hochiminh City
    Bài gửi
    351
    Thanks
    1.951
    Thanked 3.329 Times in 346 Posts

    Thanh Niên Online - Khởi nghiệp với nghề nuôi bồ câu

    Đời sống công nhân bấp bênh, anh Nguyễn Ngọc Thơ đã viết đơn xin thôi việc để về quê khởi nghiệp với nghề nuôi chim bồ câu.

    Cũng như nhiều thanh niên cùng trang lứa, đến tuổi trưởng thành anh Nguyễn Ngọc Thơ (30 tuổi, trú tại thôn Trung An, Tiên Hà, H.Tiên Phước, Quảng Nam) trải qua đủ nghề mưu sinh. Làm công nhân tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc (H.Điện Bàn, Quảng Nam) được một thời gian, anh quyết định bỏ việc trở về quê với quyết tâm bám trụ quê hương mình bằng nghề nuôi chim. "Phiêu bạt đâu cho xa. Nếu biết cách, ở nhà mình vẫn có thể sống được mà", anh Thơ nói.

    Nhà anh Thơ nằm tít trên một ngọn đồi cao của vùng núi Tiên Hà. Nơi mảnh đất sỏi đá, quanh năm nghèo khó cứ vây lấy, người dân trong thôn bao đời cắm mặt xuống ruộng lúa mà vẫn không khá được. Thế rồi một hôm, trong xóm xôn xao khi thấy anh Thơ mua chim bồ câu về nuôi.

    Có người nói: “Vài tháng thì nó phá sản vì nuôi chim rồi bán cho ai”; người thêm vào: “Thằng nhỏ mà nuôi được chim bồ câu tại vùng này, cái gì tui cũng chịu”. Nhưng chỉ sau nửa năm, nhiều người mới ngã ngửa khi biết trại nuôi bồ câu của anh Thơ phát triển nhanh chóng, chim bồ câu (loại bồ câu Pháp) bán được giá mà to gấp rưỡi so với giống chim trong nước.


    Trại nuôi bồ câu của anh Thơ - Ảnh: H.S

    Anh Thơ tâm sự: “Nuôi chim không khó, cũng ít lo dịch bệnh. Nhưng để chim sinh trưởng tốt và có giá thành cao thì người nuôi phải am hiểu kỹ thuật. Ban đầu thấy người ta nuôi mình cũng nuôi nhưng thất bại”.

    Nguyễn Ngọc Thơ khởi nghiệp với 20 cặp bồ câu giống giá gần 4 triệu đồng. Khi đàn chim được vài tháng tuổi, một số cặp chim có hiện tượng biếng ăn rồi chết dần. Tìm hiểu qua sách báo, anh Thơ biết mình nuôi chim không đúng kỹ thuật: chuồng trại còn quá đơn giản, cho ăn chưa điều độ…

    Đứng dậy từ thất bại, anh Thơ đầu tư xây dựng chuồng trại quy mô và bài bản hơn rồi tiếp tục nhập thêm 70 cặp con giống bồ câu. Theo anh Thơ, để chim giống phát triển tốt, điều quan trọng là phải có chuồng trại phù hợp. Vì là giống chim đơn phối nên cần phải ngăn từng ô riêng biệt để chim có thể ấp trứng. Chuồng chim phải khô ráo, thoáng mát, tránh phiền nhiễu từ mèo, chuột…

    Vừa nuôi chim thịt, vừa nhân giống, đến nay, trại nuôi chim khép kín của anh Thơ đã có gần 200 cặp bồ câu giống. Với mức giá 70.000 đồng/cặp chim thịt và 200.000 đồng/cặp chim giống, mỗi tháng anh thu nhập gần 10 triệu đồng. Anh Thơ nói: “Số tiền đó không phải là lớn nhưng đã giúp gia đình tôi vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn. Giúp cha tôi (bị dị tật) có tiền thuốc thang, an dưỡng”.

    Không chỉ nuôi bồ câu Pháp bán ra thị trường, Nguyễn Ngọc Thơ còn làm thêm 3 sào ruộng để lấy thức ăn cho chim. Nhờ nguồn thức ăn sẵn có nên anh chỉ bỏ thêm ít tiền mua đỗ xanh và ngô để bổ sung dinh dưỡng cho những cặp chim đang ấp trứng.

    “Nuôi bồ câu Pháp dễ xuất ra thị trường vì đây là loại chim có thể trọng nặng, chim non khi bán (3 tuần tuổi) đã nặng gần 0,5 kg. Nhiều người nuôi chim thất bại là vì thiếu khâu cho chim ăn… sỏi. Nuôi bồ câu cũng như nuôi gà, ngoài việc cho ăn đầy đủ, cần bỏ thêm ít cát, sỏi cho chim ăn, giúp chim tiêu hóa tốt”, Thơ trải lòng.

    Hoàng Sơn

  2. The Following 17 Users Say Thank You to zongke For This Useful Post:

    Đông Q.8 (05-09-12), bocaubinhtrieu (05-09-12), bocaudaran (06-09-12), Chấn PG (05-09-12), Chánh-BT (05-09-12), ChuyaChuya (05-09-12), dangdung (05-09-12), Gia Hưng (HCMC) (05-09-12), Hoàng conic (06-09-12), HONGVNPTQ6 (25-05-13), HungkyQ11 (05-09-12), longkylan1972 (05-09-12), NguyenBang (05-09-12), NT.PHONG (05-09-12), thanhcong (05-09-12), VinhQuang_Q4 (06-09-12), Vinhxena (05-09-12)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình