PDA

View Full Version : Nuôi cấy thành công “virút ngày tận thế”



greenvet-hanoi
09-03-12, 22:22
Nuôi cấy thành công “virút ngày tận thế”

http://img-hn.24hstatic.com:8008/upload/4-2011/images/2011-12-28/1325041264_cum-gia-


Các nhà khoa học Hà Lan và Mỹ vừa tạo ra một chủng virút cúm gia cầm H5N1 mới cực độc và dễ dàng lây truyền từ người sang người. Chính phủ Mỹ kêu gọi nhóm nghiên cứu không công bố chi tiết nghiên cứu này.

Theo tạp chí New Scientist, các chuyên gia Trung tâm y tế Erasmus ở Rotterdam (Hà Lan) đã nuôi cấy thành công chủng virút H5N1 dễ dàng lây lan từ người sang người. Giáo sư Fouchier, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, tiết lộ chỉ với một vài biến đổi gen nhân tạo, virút cúm gia cầm đã có được khả năng lây lan qua đường không khí. “Virút này dễ lây lan giống như cúm mùa vậy” - New Scientist dẫn lời ông Fouchier.
"Hiểu rõ nguy cơ có thật này sẽ giúp các quốc gia như Indonesia, VN, Hàn Quốc... hành động khẩn cấp để ngăn chặn virút lây lan"

Giáo sư Fourchier, tác giả nghiên cứu

Đó là “con quái vật” mà y học thế giới đã lo sợ từ nhiều năm qua. Virút H5N1 tàn sát hàng chục triệu gia cầm trên thế giới từ giữa thập niên 1990 đến nay. Tuy nhiên, nó mới chỉ cướp đi sinh mạng của 322 người trên tổng số 566 người nhiễm bệnh - một con số rất thấp. Nguyên nhân là do virút H5N1 không dễ lây lan từ người sang người. Giới chuyên gia y tế lo ngại đến một ngày nó sẽ biến đổi gen, dễ dàng lây lan từ người sang người và gây đại dịch toàn cầu.

Cuối cùng ngày đó đã đến nhưng không xuất phát từ tự nhiên, mà từ thành quả nghiên cứu của con người.

Nhiệm vụ cần thiết

New Scientist cho biết các nhà khoa học Hà Lan đã thực hiện một số biến đổi đơn giản đối với gen của virút H5N1 thông thường và cấy vào chồn sương, loài vật nhiễm bệnh cúm giống như con người. Chỉ sau 10 lần chuyển từ con chồn này sang con chồn khác, virút H5N1 đã biến đổi gen và có khả năng lây lan dễ dàng qua đường không khí mà độc lực vẫn rất cao như cũ: có khả năng giết chết 50-60% số người bị nhiễm. Cùng lúc, báo New York Times đưa tin tại Mỹ, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Yoshihiro Kawaoka thuộc Đại học Wisconsin cũng tuyên bố đã thực hiện thành công thí nghiệm tương tự. Cả hai nhóm đều muốn công bố kết quả nghiên cứu trên hai tạp chí uy tín (Science và Nature) và muốn chia sẻ thông tin cho giới khoa học toàn thế giới.

"Lẽ ra họ không nên thực hiện nghiên cứu này. Chắc chắn chủng virút H5N1 mới sẽ thoát ra khỏi phòng thí nghiệm, có thể là trong vòng 10 năm nữa"

Giáo sư Richard Ebright thuộc Đại học Rutgers (Mỹ):

Giáo sư Fouchier khẳng định tạo ra virút trong phòng thí nghiệm là cách duy nhất để nghiên cứu chúng và tìm ra văcxin chặn đứng đại dịch. “Đây là nhiệm vụ cần thiết” - ông Fouchier nhấn mạnh.

“Nghiên cứu này là rất có ích và có khả năng trả lời những câu hỏi lớn về virút cúm gia cầm” - New York Times dẫn lời nhà virút học Richard Webby thuộc Bệnh viện nghiên cứu St. June (Mỹ).

Các chuyên gia Hà Lan và Mỹ cũng cho rằng nếu các nhà khoa học có thể tạo ra virút H5N1 dễ dàng lây lan từ người sang người trong phòng thí nghiệm, thì sớm muộn tự nhiên cũng sẽ làm được điều đó.


Quá nguy hiểm?

Thế nhưng, Ủy ban tư vấn khoa học quốc gia Mỹ về an ninh sinh học (NSABB) lại đề nghị hai tạp chí Science và Nature không đăng tải một số chi tiết quan trọng nhất trong nghiên cứu của hai nhóm nghiên cứu Hà Lan và Mỹ, và chỉ chia sẻ kết quả thí nghiệm cho một số nhà khoa học nhất định. Lý do NSABB đưa ra là lo sợ các nhóm khủng bố sinh học sẽ tiếp cận và tạo ra được virút H5N1 dễ dàng lây lan.

Chủ tịch NSABB Paul Keim nhấn mạnh loại virút này “có lẽ còn đáng sợ hơn cả vi khuẩn bệnh than”. Nhiều chuyên gia y tế cũng cho rằng việc tạo ra virút này là hành vi quá mạo hiểm.

“Chẳng thể biết kẻ điên rồ nào đó sẽ cố chế tạo lại virút H5N1” - chuyên gia Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Minnesota (Mỹ), bình luận.

Mô tả chủng virút H5N1 mới là thứ “virút ngày tận thế”, báo chí nhiều nước cho rằng việc kiểm duyệt các nghiên cứu khoa học là cần thiết khi tính mạng con người bị đe dọa