PDA

View Full Version : Ảnh hưởng của nhiệt độ & độ ẩm đối với bồ câu đua.



Gia Hưng (HCMC)
24-10-11, 10:41
Nước uống là cần thiết cho bồ câu nói chung & bồ câu đua nói riêng. Việc bổ sung nước kịp thời sẽ tránh nguy cơ thiếu hụt nước trong cơ thể...
Bởi vì bồ câu đua không có tuyến mồ hôi, việc kiểm soát thân nhiệt & giữ nước được điều khiển thông qua các túi khí. Việc làm mát xảy ra trong suốt quá trình hô hấp khi hơi nước thoát ra qua các mô của túi khí. Bởi vì bồ câu sử dụng hơi nước hoặc chất lỏng để làm mát nên có thể dẫn tới việc mất nước trong cơ thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ảnh hưởng của sức nóng, độ ẩm trong ngày đua & làm cách nào để giữ nước cho bồ câu đua.



CÁC TÚI KHÍ CỦA BỒ CÂU

http://ne7.upanh.com/b3.s6.d4/3f5fe46dac5017543673ee2b738455e9_36974647.tuikhi.j pg

Sự mất nước:
Khi bồ câu đua hoạt động để giữ cơ thể mát mẻ, nó sẽ thở hổn hển. Việc thở này làm gia tăng không khí thổi qua các túi khí của chim, làm bay hơi nước & làm mát chim. Kết quả việc mất độ ẩm có thể sớm dẫn tới mất nước nếu chim không bổ sung chất kịp thời thông qua việc uống nước.
Nếu không có sẵn nước, chim không thể bổ sung chất lỏng để trữ nước vì vậy nó không thể tự làm mát. Một trạng thái được gọi là “ tăng nhiệt thứ cấp” nhanh chóng phát triển. Trạng thái này nhanh chóng dẫn đến cái chết.

Các dấu hiệu & triệu chứng mất nước:
Ảnh hưởng của việc mất nước có thể được thấy khi bồ câu đua của bạn thậm chí chỉ mất 5% nước. Mức độ mất nước này có thể xuất hiện trong vòng 24h ở nhiệt độ 25oC (77oF). Khi chim mất 5% nước, nó trở nên yên lặng & xù lông lên. Việc xù lông là chim đang cố gắng làm mát bằng cách dựng các lông khỏi cơ thể để tăng lưu thông không khí.
Khi mất nước ở mức độ 10%, chim còn trở nên yên tĩnh hơn & xù lông nhiều hơn.
Khi lượng nước bị mất lên đến 15%, lưu lượng máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng sẽ giảm đi, bao gồm cả não. Mức độ ý thức nhận biết của bồ câu đua trở nên suy giảm. Nguy cơ chim tử vong ở mức độ mất nước từ 15% trở lên.

Theo dõi điều kiện môi trường:


http://ne1.upanh.com/b4.s18.d2/6c4db76409d4ee9e2aabf23bde362479_36974721.nhietdo. jpg

Là 1 người nuôi bồ câu đua, bạn cần theo dõi các điều kiện thời tiết vào ngày đua chim , những thứ có thể làm tăng nguy cơ mất nước cho chim đua của bạn.
- Nhiệt độ cao hơn 25oC (77oF) là kết quả việc mất nước nhanh chóng.
- Độ ẩm thấp làm tăng tỉ lệ mất mát chất lỏng bởi vì có ít hơi nước thổi qua các túi khí.
- Độ ẩm cao làm giảm khả năng bốc hơi nước làm mát, thân nhiệt tăng.
- Bay ngược gió cũng là nguyên nhân chim phải nỗ lực hơn, làm tăng mức độ CO trong máu. Điều này làm tăng tỉ lệ hô hấp dẫn đến chim dễ bị mất nước.


Phòng chống chứng tăng thân nhiệt & mất nước:
Biện pháp số 1 bạn có thể giữ chim mát mẻ & không bị mất nước là cung cấp nước đầy đủ. Cung cấp nước từ khi bắt đầu cho chim vào chuồng thả cho đến địa điểm thả chim đua vào ngày hôm sau. Bằng cách này, bạn sẽ có 1 con chim đầy đủ nước dự trữ ở thời điểm thả chim.
Cung cấp nước ngay khi con chim trở về nhà. Chim sẽ uống 1 cách nhanh chóng, dễ dàng, đặc biệt nếu suốt dọc đường đua không có nước. Uống nước ngay khi trở về sẽ nhanh chóng bổ sung lượng nước đã mất, tái thiết lập lượng nước dự trữ trong cơ thể chim & làm mát chúng.

Ở Việt Nam, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bổ sung điện giải như: Vita-Electrolytes (bao gồm các vitamin & chất điện phân), Vitalyte… vào các ngày nắng nóng hoặc sau các cuộc đua. Liều lượng đề nghị là 1mg/1.5lit nước, 2lần/tuần.


Nguồn tin: pigeonracingpigeon.com
Tác giả dịch bài: zongke
website: www.bocaudua.com

hoabinh
24-10-11, 15:07
Cám ơn anh Zongke đã dịch những bài rất hữu ích cho anh em tham khảo. khi nào có thời gian anh cho tham khảo luôn các vấn đề khác có liên quan đến bồ câu như: quá trình phát triển của bc, cách nhận biết các chiến binh tương lai qua hình dáng, mầu mắt, tướng đi, mầu sắc... mặc dù cũng đã có những bài viết như thế đã được đăng.