PDA

View Full Version : Bồ câu thở hổn hển – Khi nào bình thường, khi nào không?



Gia Hưng (HCMC)
24-10-11, 10:28
Việc bồ câu đua thở hổn hển có thể là kiểu hô hấp hoàn toàn bình thường tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tật hoặc mối nguy hiểm.

Giải phẫu hệ thống hô hấp của chim:

Ở 1 điểm nào đó, hệ hô hấp của chim cũng có các chức năng lương tự chúng ta. Chức năng cơ bản là hít không khí xuống khí quản vào 2 lá phổi. Tuy nhiên, ngoài chức năng cơ bản, còn có nhiều sự khác biệt lớn, điều mà 1 người nuôi bồ câu thành công cần học để chẩn đoán hơi thở bất thường của bồ câu đua.

Hệ thống hô hấp của chim vẫn còn hơi nguyên thủy từ điểm tiến hóa. Tuy nhiên, có nhiều thuận lợi lớn trong hệ hô hấp của chim cho phép nó có thể di chuyển 1 quãng đường dài với tốc độ kinh ngạc. Chúng ta cùng xem xét kỹ vấn đề này:

Trước tiên, không giống như con người, chim không có cơ hoành, đó là 1 bó cơ ngăn cách ngực & bụng. Ở người, cơ hoành co lại tạo 1 áp lực trong lồng ngực làm cho 1 luồng không khí đi vào phổi qua khí quản.

Ở chim có các túi khí là 1 bộ phận không thể thiếu trong hệ hô hấp của chim.


http://ne9.upanh.com/b5.s5.d1/6b84caa2199f15743c8a0743fec429a9_36973579.thohonhe n.jpg

Túi khí với tốc độ & sức bền của chim:

Các túi khí là 1 bộ phận cơ thể đặc biệt tuyệt vời cho phép chim có thể bay bổng lên. Các bong bóng mỏng trong suốt, các túi khí chiếm rất nhiều khoảng trống trong cơ thể chim. Khi được chứa đầy không khí, chim sẽ nhẹ đi & có thể bay được.

Một tính năng khác giúp cho chim là không khí thổi qua các túi khí & không khí trong lành qua phổi cả khi chim hít vào & thở ra. Điều này nghĩa là có nhiều oxy được phân phối hiệu quả hơn đến các mô. Sự phong phú của oxy sẽ giúp chim có khả năng chịu đựng & bay ở tốc độ cao.

Đối với con người, nếu họ chạy nhanh, có thể chạy nước rút 100m trong 10giây. Một con chó đua có thể chạy khoảng 300m trong 16giây. Bồ câu đua không chỉ nhanh, hay nhanh hơn chó đua mà là nhanh nhất, chúng có thể duy trì tốc độ hàng giờ liền.

Túi khí – Bộ giải nhiệt của bồ câu:
Các túi khí cũng có chức năng duy trì thân nhiệt bình thường & giữ nước cho chim. Bởi vì bồ câu không có tuyến mồ hôi, chúng không thể tự làm mát bằng cách làm bốc hơi nước qua da. Cách bồ câu tự làm mát là thoát hơi nước qua các mô phía trong của túi khí.

Khi chim bị nóng, nó bắt đầu thở nhanh hơn, hổn hển gấp gáp hơn để gia tăng tiến trình làm mát. Việc thở gấp sẽ tăng lượng không khí qua các túi khí & làm mát chim. Kiểu thở gấp như vậy là bình thường.

Chim cũng mất nhiều hơi ẩm qua tiến trình làm mát vì vậy bồ câu cần được bổ sung nước để bù đắp lượng nước đã mất.

Trong phần 1 này chúng ta đã biết việc bồ câu thở gấp gáp là 1 chức năng bình thường, chúng ta sẽ tìm hiểu việc thở gấp gáp như là biểu hiện bệnh của bồ câu trong phần 2 của loạt bài này.



Nguồn tin: pigeonracingpigeon.com
Tác giả dịch bài: zongke
website: www.bocaudua.com