PDA

View Full Version : Cấu trúc cánh bồ câu (Phần 1)



Gia Hưng (HCMC)
07-10-11, 21:43
Là 1 người nuôi bồ câu đua, sự đánh giá về đôi cánh của chúng luôn được thực hiện. Những đặc trưng về cấu trúc cánh của bồ câu đua có thể sử dụng như 1 yếu tố dự báo khả năng bay lượn & đua của chúng.
Trong bài viết gồm 2 phần này, chúng ta sẽ có 1 cái nhìn sâu hơn về cơ chế bay của chim bồ câu và những phẩm chất mong muốn trong cấu trúc cánh của nó.

Phần 1:
Cánh bồ câu có chức năng đưa chúng lên cao, giữ chúng trong không khí, đẩy nó về phía trước & cho phép nó điều khiển xoay trở. Khi chim lướt đi, đôi cánh của nó giống như cánh máy bay sẽ nâng nó lên & đẩy nó về phía trước.

Thật không may, việc kiểm tra cấu trúc cánh không thể cung cấp bằng chứng về khả năng xoay trở của bồ câu. Tuy nhiên, những người nuôi bồ câu có thể thông qua việc kiểm tra cấu trúc cánh và phần nào xác định được khả năng nâng lên & đẩy về phía trước của bồ câu.

Khi kiểm tra cánh cho việc nâng bồ câu, có 4 phẩm chất bạn cần đánh giá:
- Đường cong của cánh.
- Chất lượng lông cánh.
- Diện tích bề mặt cánh
- Vai hỗ trợ cánh.

Chúng ta sẽ thảo luận các vấn đề này 1 cách chi tiết.

1. Đường cong của cánh:
Khi chúng ta nói về đường cong của cánh tức là chúng ta đang đề cập đến đường cong, “gù” hoặc hình khum mà bạn nhìn thấy trên đỉnh của cánh khi duỗi thẳng, khi bạn nhìn vào nó từ phía trước. Đường cong này liên quan đến việc con chim được nâng lên cao.

Để có thể nâng con chim, một cánh cần áp suất không khí thấp hơn so với cánh bên kia. Điều này được thực hiện thông qua “đường cong của cánh”- không khí sẽ mất thời gian lâu hơn để di chuyển qua “đỉnh gù” trên bề mặt cánh trải rộng, gây nên áp lực khí thấp hơn lên cánh. Sự chênh lệch áp suất không khí giữa 2 cánh sẽ tạo ra lực để nâng lên.

Hiện tượng này được biết đến & gọi là nguyên lý Bernoulli. Bernoulli cho rằng không khí có 2 áp lực:

- Một áp lực động tạo bởi sự di chuyển của không khí, chẳng hạn như cảm nhận của 1 người đi trong gió.

- Một là áp lực tĩnh, đơn giản là trọng lượng của không khí. Sự kết hợp của hai bằng tổng áp suất không khí và phải luôn luôn là như vậy. Do đó, khi không khí thổi nhanh hơn thì trọng lượng của nó giảm đi. Điều này có nghĩa là không khí đổ xô về độ cong của bề mặt trên của cánh tạo ra một khu vực áp suất thấp, kết quả chim được nâng lên.

Sử dụng nguyên lý này, lực nâng con chim phải đủ hỗ trợ trọng lượng của nó để chim có thể dễ dàng duy trì độ cao. Vì vậy, bạn cần tìm 1 điểm “gù”, 1 đường cong đáng chú ý trên đôi cánh dang rộng của bồ câu. Đây là một chất lượng mong muốn so với đôi cánh phẳng. Thật khó để chỉ ra 1 độ cong hoàn hảo trên cánh chim, tuy nhiên, 1 đôi cánh phẳng hơn sẽ làm chim tốn nhiều năng lượng để duy trì độ cao, làm chim mệt mỏi nhanh chóng.

2. Chất lượng lông cánh:
Không khí cần lưu chuyển 1 cách trơn tru, êm ái trên lông. Nếu không, chúng sẽ tạo nên những dòng xoáy liên tiếp, dẫn đến sự xáo trộn, bất ổn. Những bất ổn này ngăn cản sự lưu chuyển của không khí, kết quả làm mất sức nâng & cánh chim bị kéo ra. Khi cánh chim bị kéo ra thì việc chim lướt xuyên qua không khí cũng khó khăn hơn.

Chất lượng lông tốt là cần thiết cho chim được nâng lên tối đa. Dễ dàng đánh giá bằng cách kiểm tra & xử lý, lông chất lượng tốt là đặc điểm di truyền cộng với chế độ dinh dưỡng & chăm sóc tốt.

3. Diện tích bề mặt cánh:


http://nd6.upanh.com/b1.s17.d2/0b4ca533e24029ec5744a74b2c1e4d86_36218476.autrucca nh.jpg

Bề mặt cánh có ảnh hưởng đến việc nâng chim lên cao. Với nhiều sức gió tác động lên đôi cánh lớn, có khả năng nâng chim lên nhiều hơn. Tuy nhiên, mặc dù diện tích bề mặt bao gồm chiều dài & chiều rộng của các lông chính (primary) & lông phụ (secondary) và bạn cho rằng cánh lớn hơn thì tốt hơn nhưng khi nói đến sức đẩy chim bay tới thì lại có giới hạn về kích thước của các lông chính. Chúng ta sẽ xem xét kỹ vấn đề này trong phần 2 của bài viết.


Trong việc đánh giá các lông như 1 phần diện tích bề mặt cánh, bạn cần chú ý các lông bay thứ cấp. Những lông này phải hình thành đầy đủ, hoàn toàn để có sức nâng tối đa khi chim dang rộng cánh. Tuy nhiên, những lông phụ không được ảnh hưởng tới hoạt động của các lông chính.

Nếu lông phụ dài gần bằng lông chính thì chim sẽ bay nhanh nhưng tiêu tốn năng lượng trong thời gian ngắn. Mặt khác, nếu lông phụ ngắn thì sẽ duy trì nhiều năng lượng hiệu quả hơn nhưng chim sẽ bay chậm hơn.. Lý tưởng nhất, trong 1 cuộc đua sức bền, hiệu quả nhất là lông thứ cấp chỉ hơi ngắn hơn chiều dài lông chính đầu tiên, là lông gần thân chim nhất.

4. Đôi vai:
Chiều dài của xương cánh, chạy từ vai đến khuỷu cánh chim là 1 đặc tính khác để đánh giá cấu trúc cánh chim bồ câu. Chiều dài xương này tùy thuộc mỗi loại chim & ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của chim.

Các cơ gắn vào xương này, chẳng hạn như cơ supracoracoideus (xem hình), có thể kéo ngược cánh chim lên trên về phía lưng sau khi chim vỗ cánh xuống. Khi chim đã phát triển tốt, những cơ này sẽ đầy đủ và chắc chắn hơn dọc theo cơ ngực là những cơ có thể làm cánh chim vỗ lên – xuống.


Không có chiều dài tối ưu của xương cánh được xác định nhưng nó phải tỉ lệ thuận với phần còn lại của cánh. Điều này không chỉ cung cấp 1 đôi cánh mạnh mẽ mà còn duy trì 1 góc hỗ trợ chính xác cho đôi cánh. Các góc của cánh rất quan trọng trong việc tạo ra sức nâng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức nâng:

Hai yếu tố khác ảnh hưởng đến sức nâng là: mật độ gió (không khí) & tốc độ gió. Với mật độ không khí, sức nâng cao hơn vào những ngày nóng, không khí nhẹ. Không khí nhẹ hơn nghĩa là áp lực gió lên cánh ít hơn, năng lượng của bồ câu được bảo toàn trong suốt chuyến bay.

Với tốc độ gió, khi không khí thổi qua cánh nhanh hơn nghĩa là ít áp lực hơn, chim sẽ bay cao hơn. Khi tăng gấp đôi tốc độ không khí qua cánh chim thì sức nâng sẽ tăng lên gấp 4 lần.

Bạn có thể thấy điều này khi thấy 1 con bồ câu với đôi cánh trải rộng đột ngột xuất hiện hướng lên bầu trời khi đối mặt với gió trên mái nhà. Ngược lại, bạn có thể thấy bồ câu gặp khó khăn khi giảm độ cao để hạ xuống khi gió mạnh.

Trong phần 1 này chúng ta xem xét đến cấu trúc cánh liên quan đến sức nâng. Trong phần thứ 2, chúng ta sẽ xem xét liên quan giữa cấu trúc cánh với sức đẩy.


Tác giả dịch bài: zongke
Website: www.bocaudua.com
Nguồn tin: pigeonracingpigeon.com