Gia Hưng (HCMC)
24-05-11, 09:02
Thứ Hai, 23/05/2011 10:57
Từ nhiều đời nay, ở làng quê Cẩm Xá (Mỹ Hào, Hưng Yên) đã có những đàn chim bồ câu tuyệt đẹp, biết biểu diễn trên những tầng mây xanh. Và cũng lâu nay, một “CLB chim bồ câu bay” đã được những người có chung niềm đam mê thành lập, ngày càng thu hút hội viên.
Từ thú chơi tao nhã
Về xã Cẩm Xá, qua những con đường làng quanh co rợp bóng cây xanh, chúng tôi tìm đến nhà ông Đỗ Văn Đoàn, một nghệ nhân luyện chim bồ câu bay đã mấy chục năm nay và cũng là chủ nhiệm CLB chim bồ câu bay Cẩm Xá. Bên bàn trà đơn sơ, những bạn bè, hội viên của CLB đang quây quần vui vẻ trò chuyện, sẻ chia cho nhau bí quyết hay trước mùa giải.
Luyện chim bồ câu bay là thú chơi tao nhã và vô cùng đẹp đẽ. Đẹp không chỉ ở đàn chim câu biết chao liệng, làm nức lòng người xem mà còn đẹp ở tấm lòng của những người chơi và ý nghĩa của thú chơi này. “Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, của lòng thủy chung, son sắt. Đàn chim sát cánh bay ngang trời chính là ước nguyện tự do, hòa bình của con người được cất cánh, kết nối tình bạn bè, tình bằng hữu. Bởi thế mà CLB dù thành lập từ năm 1987 nhưng đến nay ngoài những hội viên cao tuổi qua đời thì CLB chỉ tiếp nhận thêm hội viên mới chứ không có người bỏ thú chơi này”, ông Đỗ Văn Đoàn vui vẻ cho biết.
Trong CLB, có những hội viên đã sắp sang tuổi 90 và cả những người tuổi thanh niên, trung niên. Đàn chim bồ câu giống như một thứ tài sản quý được đời ông truyền lại cho đời cha, đời cha truyền lại cho đời con, không khi nào bị mai một. Hiếm có một thú chơi nào lại bình dị, gần gũi đến thế, nó thu hút cả người trẻ, người già, người giàu, người nghèo, miễn ấy là người có sở thích, có ham mê. Nay, tổng đàn trong CLB ở Cẩm Xá đã lên tới hàng trăm “sứ giả hòa bình”, hàng chục “đội hình bay” đẹp.
http://cB8.upanh.com/22.777.29787907.ZLJ0/737666836chim.jpg
Hai thế hệ cùng chăm sóc đàn bồ câu
Một nghệ nhân chim bồ câu bay tài sản cũng chỉ đơn giản là dãy chuồng nho nhỏ cho chim ở, vài chiếc lồng, đàn bồ câu bay khỏe khoắn và một tấm lòng với thú chơi này. Nhưng để có được một đàn bồ câu bay nghệ thuật, làm nức lòng khán giả thì ngoài tấm lòng đam mê còn cần cả sự kiên nhẫn.
Đàn bồ câu bay thường có quân số 8- 15 con, trong đó có cả con bố, con mẹ, có các con là anh chị em, có cả những cặp vợ chồng chim câu. Tất cả chúng được kết hợp khéo léo để tạo thành một đàn chim hòa thuận, gắn bó, thậm chí như các nghệ nhân chia sẻ thì ở chúng phải có cả sự thương yêu, thấu hiểu nhau.
Giống bồ câu bay khác nhiều so với bồ câu thịt, kích thước và trọng lượng của loại bồ câu này nhỏ hơn, chỉ khoảng trên dưới 0,2kg/con. Nhưng đó là những chú bồ câu thực sự nhanh nhẹn, khỏe mạnh và hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của những “vận động viên”: ức nở, mắt sáng, lông dày, mũi thính, chắc khỏe.
Người huấn luyện không chỉ phải yêu thương, chăm sóc đàn chim cẩn thận mà còn phải biết cách dạy dỗ, uốn nắn hiệu quả. Đây là loài chim ăn uống sạch sẽ, nhất là những “vận động viên bay” càng phải có chế độ ăn uống đặc biệt, thóc ngon, gạo xay vỏ và nước sạch được thay thường xuyên cho chim uống.
Khi bồ câu trưởng thành, người chơi mới cẩn thận chọn ra những con ưu tú nhất, cẩn trọng để ý đến mối quan hệ của các con trong đàn bởi việc chọn lựa, ghép đôi là yếu tố quyết định để đàn chim khi tự do trên bầu trời có thể cùng nhau biểu diễn, sát cánh trong từng cảnh khó và bảo toàn lực lượng về nhà khi phần thi kết thúc.
Đàn chim bay xuất sắc chính là đàn có đủ thành viên khỏe mạnh, dai sức, chỉ cần tung nắp lồng là cùng nhau bay mãi không rời, tạo hình đẹp mắt từ tầng thấp tới tầng cao. Bởi thế mới có chuyện, người huấn luyện chim câu thức dậy cùng tiếng gù của chim, nhớ từng thành viên trong đàn và kiên trì ngày ngày tập luyện, bất kể nắng mưa.
Ngày trời quang mây tạnh, người già, trẻ nhỏ rủ nhau tụ hội ra bãi cỏ rộng trong làng, những em bé lên chín, lên mười cũng xách lồng theo ông, nheo mắt dõi theo từng nhịp cánh, đường lượn. Bóng câu thanh thoát, vô tư chao liệng trên nền trời xanh khiến hết thảy mọi người thán phục, khiến cụ già tươi cười, trẻ con hớn hở, ai cũng như khỏe khoắn, yêu đời hơn.
Đến những cuộc so tài trên bầu trời
Hội thi chim bồ câu bay diễn ra chủ yếu vào hai mùa hội chính là xuân và thu. Khi đàn chim đã say bầu trời, khát khao bay lượn và người nghệ nhân qua những tháng ngày thao luyện da đã đen nâu vì nắng gió, nuôi ước mơ chiến thắng cũng là lúc họ gặp nhau ở hội thi để so tài.
Vào mùa hội, những nơi có truyền thống chơi chim câu bay như: Bắc Ninh, Hà Nội và Hưng Yên sẽ đan xen tổ chức các hội thi quy mô lớn nhỏ, từ hội làng tới hội cấp huyện và hội liên tỉnh. Hội mùa thu luôn là hội được mong đợi hơn cả bởi thời tiết dịu mát, bầu trời xanh cao rộng, mây trong, rất thuận lợi cho việc thả và quan sát đàn bồ câu biểu diễn.
Theo số thứ tự, từng nghệ nhân sẽ lần lượt đưa đàn chim của mình ra biểu diễn trước sự chứng kiến của hàng chục vị giám khảo và đông đảo người xem. Nắp lồng vừa tung ra, đàn chim như nhận lệnh, đồng loạt đập cánh lao vút lên bầu trời. Giữa trời xanh trong, đàn chim sẽ thể hiện hết những đường bay, đường lượn điêu luyện đã được chủ dày công tập luyện.
Từ tầng hạ, tầng trung rồi đến tầng thượng, đàn chim từ nhìn rõ đến lúc chỉ còn là những chấm đen nhỏ xíu, chúng bay cách mặt đất tới 3- 4km, đây thực sự là cuộc so tài cam go không dành cho những kẻ yếu đuối. Trước những áp lực về không gian, thời gian, cảnh quan và con người, đàn chim vẫn phải giữ bản lĩnh, phong độ để lên thẳng, lượn đủ 3 tầng trời một cách đẹp mắt.
Đàn này khuất bóng sẽ tiếp tục đến đàn khác, các đàn được giám khảo chấm điểm dựa trên những tiêu chí chung như: đàn có gắn kết hay không, có bỏ đàn không, có chệch hướng không, nếu bay đủ 3 tầng trời thì có mắc lỗi về khoảng cách hoặc phương hướng không…
Đã có không ít đàn chim vì không được ghép cẩn thận, thiếu kinh nghiệm mà vừa thả đã tan tác hoặc không biểu diễn mà bay đi mất. Vì vậy giải thưởng cho đàn bồ câu hay không chỉ là những phần quà mà còn là sự ngưỡng mộ, động viên khích lệ của biết bao bạn bè, khán giả.
Ngày hội thả chim câu lớn nhất của CLB Cẩm Xá chính là ngày mừng sinh nhật Bác 19.5 hàng năm. Các nghệ nhân ai cũng háo hức, mong chờ bởi với họ, đây không chỉ là dịp để đàn “con cưng” của mình biểu diễn, so tài, cống hiến cho đông đảo nhân dân xem, mà còn là dịp bản thân được cùng những “sứ giả hòa bình” đem tới những thông điệp tốt đẹp, những lời chúc mừng đầy ý nghĩa trong ngày sinh nhật Bác.
Anh Phạm Văn Nhu, hội viên thôn Tiên Xá 3 phấn khởi cho biết: “Khi đã so tài, biểu diễn thì ai cũng muốn đàn chim câu của mình thành công, giành chiến thắng song quan trọng hơn là qua cuộc thi tất cả mọi người đều cảm nhận được ý nghĩa cao đẹp, hiểu được những thông điệp của hòa bình, tự do, bác ái mà đàn chim đã mang hết sức để vẽ cánh lên bầu trời”.
Đàn chim câu sẽ thay nhau tạo thành những vòng tròn lớn trên bầu trời, người yêu thích có thể đứng xa hàng ki-lô-mét vẫn có thể chiêm ngưỡng, theo dõi đường chim bay.
Chia tay khoảng sân ngợp nắng với từng đàn bồ câu gọi nhau nhặt thóc, nơi những cụ ông cao tuổi vẫn đang mải mê chỉ dạy cho con cháu các kỹ xảo luyện chim câu, chúng tôi không chỉ tin tưởng ngày sinh nhật Bác năm nay sẽ có những màn biểu diễn đẹp mắt mà còn tin chắc rằng thú chơi chim câu tao nhã sẽ tiếp tục được lưu giữ, phát triển ở nơi làng quê yên bình này.
Theo Vi Ngoan (Hưng Yên Online)
Từ nhiều đời nay, ở làng quê Cẩm Xá (Mỹ Hào, Hưng Yên) đã có những đàn chim bồ câu tuyệt đẹp, biết biểu diễn trên những tầng mây xanh. Và cũng lâu nay, một “CLB chim bồ câu bay” đã được những người có chung niềm đam mê thành lập, ngày càng thu hút hội viên.
Từ thú chơi tao nhã
Về xã Cẩm Xá, qua những con đường làng quanh co rợp bóng cây xanh, chúng tôi tìm đến nhà ông Đỗ Văn Đoàn, một nghệ nhân luyện chim bồ câu bay đã mấy chục năm nay và cũng là chủ nhiệm CLB chim bồ câu bay Cẩm Xá. Bên bàn trà đơn sơ, những bạn bè, hội viên của CLB đang quây quần vui vẻ trò chuyện, sẻ chia cho nhau bí quyết hay trước mùa giải.
Luyện chim bồ câu bay là thú chơi tao nhã và vô cùng đẹp đẽ. Đẹp không chỉ ở đàn chim câu biết chao liệng, làm nức lòng người xem mà còn đẹp ở tấm lòng của những người chơi và ý nghĩa của thú chơi này. “Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, của lòng thủy chung, son sắt. Đàn chim sát cánh bay ngang trời chính là ước nguyện tự do, hòa bình của con người được cất cánh, kết nối tình bạn bè, tình bằng hữu. Bởi thế mà CLB dù thành lập từ năm 1987 nhưng đến nay ngoài những hội viên cao tuổi qua đời thì CLB chỉ tiếp nhận thêm hội viên mới chứ không có người bỏ thú chơi này”, ông Đỗ Văn Đoàn vui vẻ cho biết.
Trong CLB, có những hội viên đã sắp sang tuổi 90 và cả những người tuổi thanh niên, trung niên. Đàn chim bồ câu giống như một thứ tài sản quý được đời ông truyền lại cho đời cha, đời cha truyền lại cho đời con, không khi nào bị mai một. Hiếm có một thú chơi nào lại bình dị, gần gũi đến thế, nó thu hút cả người trẻ, người già, người giàu, người nghèo, miễn ấy là người có sở thích, có ham mê. Nay, tổng đàn trong CLB ở Cẩm Xá đã lên tới hàng trăm “sứ giả hòa bình”, hàng chục “đội hình bay” đẹp.
http://cB8.upanh.com/22.777.29787907.ZLJ0/737666836chim.jpg
Hai thế hệ cùng chăm sóc đàn bồ câu
Một nghệ nhân chim bồ câu bay tài sản cũng chỉ đơn giản là dãy chuồng nho nhỏ cho chim ở, vài chiếc lồng, đàn bồ câu bay khỏe khoắn và một tấm lòng với thú chơi này. Nhưng để có được một đàn bồ câu bay nghệ thuật, làm nức lòng khán giả thì ngoài tấm lòng đam mê còn cần cả sự kiên nhẫn.
Đàn bồ câu bay thường có quân số 8- 15 con, trong đó có cả con bố, con mẹ, có các con là anh chị em, có cả những cặp vợ chồng chim câu. Tất cả chúng được kết hợp khéo léo để tạo thành một đàn chim hòa thuận, gắn bó, thậm chí như các nghệ nhân chia sẻ thì ở chúng phải có cả sự thương yêu, thấu hiểu nhau.
Giống bồ câu bay khác nhiều so với bồ câu thịt, kích thước và trọng lượng của loại bồ câu này nhỏ hơn, chỉ khoảng trên dưới 0,2kg/con. Nhưng đó là những chú bồ câu thực sự nhanh nhẹn, khỏe mạnh và hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của những “vận động viên”: ức nở, mắt sáng, lông dày, mũi thính, chắc khỏe.
Người huấn luyện không chỉ phải yêu thương, chăm sóc đàn chim cẩn thận mà còn phải biết cách dạy dỗ, uốn nắn hiệu quả. Đây là loài chim ăn uống sạch sẽ, nhất là những “vận động viên bay” càng phải có chế độ ăn uống đặc biệt, thóc ngon, gạo xay vỏ và nước sạch được thay thường xuyên cho chim uống.
Khi bồ câu trưởng thành, người chơi mới cẩn thận chọn ra những con ưu tú nhất, cẩn trọng để ý đến mối quan hệ của các con trong đàn bởi việc chọn lựa, ghép đôi là yếu tố quyết định để đàn chim khi tự do trên bầu trời có thể cùng nhau biểu diễn, sát cánh trong từng cảnh khó và bảo toàn lực lượng về nhà khi phần thi kết thúc.
Đàn chim bay xuất sắc chính là đàn có đủ thành viên khỏe mạnh, dai sức, chỉ cần tung nắp lồng là cùng nhau bay mãi không rời, tạo hình đẹp mắt từ tầng thấp tới tầng cao. Bởi thế mới có chuyện, người huấn luyện chim câu thức dậy cùng tiếng gù của chim, nhớ từng thành viên trong đàn và kiên trì ngày ngày tập luyện, bất kể nắng mưa.
Ngày trời quang mây tạnh, người già, trẻ nhỏ rủ nhau tụ hội ra bãi cỏ rộng trong làng, những em bé lên chín, lên mười cũng xách lồng theo ông, nheo mắt dõi theo từng nhịp cánh, đường lượn. Bóng câu thanh thoát, vô tư chao liệng trên nền trời xanh khiến hết thảy mọi người thán phục, khiến cụ già tươi cười, trẻ con hớn hở, ai cũng như khỏe khoắn, yêu đời hơn.
Đến những cuộc so tài trên bầu trời
Hội thi chim bồ câu bay diễn ra chủ yếu vào hai mùa hội chính là xuân và thu. Khi đàn chim đã say bầu trời, khát khao bay lượn và người nghệ nhân qua những tháng ngày thao luyện da đã đen nâu vì nắng gió, nuôi ước mơ chiến thắng cũng là lúc họ gặp nhau ở hội thi để so tài.
Vào mùa hội, những nơi có truyền thống chơi chim câu bay như: Bắc Ninh, Hà Nội và Hưng Yên sẽ đan xen tổ chức các hội thi quy mô lớn nhỏ, từ hội làng tới hội cấp huyện và hội liên tỉnh. Hội mùa thu luôn là hội được mong đợi hơn cả bởi thời tiết dịu mát, bầu trời xanh cao rộng, mây trong, rất thuận lợi cho việc thả và quan sát đàn bồ câu biểu diễn.
Theo số thứ tự, từng nghệ nhân sẽ lần lượt đưa đàn chim của mình ra biểu diễn trước sự chứng kiến của hàng chục vị giám khảo và đông đảo người xem. Nắp lồng vừa tung ra, đàn chim như nhận lệnh, đồng loạt đập cánh lao vút lên bầu trời. Giữa trời xanh trong, đàn chim sẽ thể hiện hết những đường bay, đường lượn điêu luyện đã được chủ dày công tập luyện.
Từ tầng hạ, tầng trung rồi đến tầng thượng, đàn chim từ nhìn rõ đến lúc chỉ còn là những chấm đen nhỏ xíu, chúng bay cách mặt đất tới 3- 4km, đây thực sự là cuộc so tài cam go không dành cho những kẻ yếu đuối. Trước những áp lực về không gian, thời gian, cảnh quan và con người, đàn chim vẫn phải giữ bản lĩnh, phong độ để lên thẳng, lượn đủ 3 tầng trời một cách đẹp mắt.
Đàn này khuất bóng sẽ tiếp tục đến đàn khác, các đàn được giám khảo chấm điểm dựa trên những tiêu chí chung như: đàn có gắn kết hay không, có bỏ đàn không, có chệch hướng không, nếu bay đủ 3 tầng trời thì có mắc lỗi về khoảng cách hoặc phương hướng không…
Đã có không ít đàn chim vì không được ghép cẩn thận, thiếu kinh nghiệm mà vừa thả đã tan tác hoặc không biểu diễn mà bay đi mất. Vì vậy giải thưởng cho đàn bồ câu hay không chỉ là những phần quà mà còn là sự ngưỡng mộ, động viên khích lệ của biết bao bạn bè, khán giả.
Ngày hội thả chim câu lớn nhất của CLB Cẩm Xá chính là ngày mừng sinh nhật Bác 19.5 hàng năm. Các nghệ nhân ai cũng háo hức, mong chờ bởi với họ, đây không chỉ là dịp để đàn “con cưng” của mình biểu diễn, so tài, cống hiến cho đông đảo nhân dân xem, mà còn là dịp bản thân được cùng những “sứ giả hòa bình” đem tới những thông điệp tốt đẹp, những lời chúc mừng đầy ý nghĩa trong ngày sinh nhật Bác.
Anh Phạm Văn Nhu, hội viên thôn Tiên Xá 3 phấn khởi cho biết: “Khi đã so tài, biểu diễn thì ai cũng muốn đàn chim câu của mình thành công, giành chiến thắng song quan trọng hơn là qua cuộc thi tất cả mọi người đều cảm nhận được ý nghĩa cao đẹp, hiểu được những thông điệp của hòa bình, tự do, bác ái mà đàn chim đã mang hết sức để vẽ cánh lên bầu trời”.
Đàn chim câu sẽ thay nhau tạo thành những vòng tròn lớn trên bầu trời, người yêu thích có thể đứng xa hàng ki-lô-mét vẫn có thể chiêm ngưỡng, theo dõi đường chim bay.
Chia tay khoảng sân ngợp nắng với từng đàn bồ câu gọi nhau nhặt thóc, nơi những cụ ông cao tuổi vẫn đang mải mê chỉ dạy cho con cháu các kỹ xảo luyện chim câu, chúng tôi không chỉ tin tưởng ngày sinh nhật Bác năm nay sẽ có những màn biểu diễn đẹp mắt mà còn tin chắc rằng thú chơi chim câu tao nhã sẽ tiếp tục được lưu giữ, phát triển ở nơi làng quê yên bình này.
Theo Vi Ngoan (Hưng Yên Online)