PDA

View Full Version : Các ban nuôi bồ câu cần biết: Viêm màng não do… phân chim



lucnt65
07-09-11, 21:42
các ban nuôi bồ câu cần biết: Viêm màng não do… phân chim

Chuyên Mục Bệnh Truyền Nhiễm
Năm 2009, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM điều trị gần 200 ca viêm màng não do nấm. Các bác sĩ khuyến cáo, loại nấm này sống chủ yếu trong phân dơi, phân chim bồ câu.
Bệnh dễ bị nhầm với viêm màng não do lao vì biểu hiện ban đầu mơ hồ như nhức đầu, sốt hoặc không sốt. Bệnh hay tái phát nhiều đợt, nếu điều trị không kịp có thể dẫn đến mù mắt, tử vong.

http://www.thegioisuckhoe.com/wp-content/uploads/benh%20nhan(4).jpg
Mù mắt vì phát hiện trễ
Sau 30 ngày đau đầu, không có biểu hiện sốt, P. 16 tuổi, học sinh một trường chuyên tỉnh An Giang, bắt đầu nhìn mờ, mắt bị lé. Bác sĩ Trần Thị Hồng Châu, khoa Nhiễm Việt – Anh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, cho biết P. bị viêm màng não do nấm nhưng vì nhập viện trễ nên hai mắt đã mờ, không thể chữa khỏi do dây thần kinh thị giác teo lại. P. buồn bã cho biết: “Ước mơ của em là trở thành cô giáo dạy Anh văn nhưng giờ chỉ mong được nhìn thấy ba mẹ là đủ rồi”.
Tiến sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Trưởng khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, giải thích, nấm gây viêm màng não có tên là Cryptococcus neoformans. Đây là loại nấm hoại sinh, sống chủ yếu trong ruột của dơi, chim bồ câu, rồi theo phân ra ngoài phát tán trong không khí. Ngoài ra, loại nấm này còn tồn tại ở những vùng đất ẩm, vỏ cây bạch đàn. Khi cơ thể hít bào tử nấm vào phổi, chúng sẽ lên não, gây viêm màng não.
Giáo sư Trần Vinh Hiển, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh, Đại học Y dược TP.HCM, cho biết bệnh chủ yếu gây viêm màng não vì nấm Cryptococcus neoformans rất thích môi trường chứa nhiều lipid như não. Tuy nhiên, nấm còn có thể gây bệnh trực tiếp tại phổi như viêm phế quản, ho, đờm có ít máu, hoặc phát tán khắp cơ thể theo đường máu gây sẩn da, loét da, viêm khớp ở đầu gối…
Tái phát nhiều lần
Theo các bác sĩ, viêm màng não do nấm thường phát triển chậm chạp trong nhiều tháng. Bệnh khởi đầu thường có biểu hiện đau đầu vùng trán, sốt hoặc không sốt, sau đó cơn nhức đầu càng lúc càng dữ dội. Sau một thời gian, bệnh nhân thường có triệu chứng buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn, cứng cổ, buồn nôn, ói mửa, liệt chi, mờ mắt. Nếu bệnh nặng sẽ hôn mê, tử vong, nhất là những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
Bác sĩ Mạnh Siêu cho biết, trước đây ở nước ta bệnh thuộc loại hiếm nhưng gần đây số bệnh nhân nhập viện ngày càng nhiều. Người mắc bệnh thường do cơ địa yếu, sức đề kháng giảm do sử dụng thuốc corticoid điều trị một số bệnh như ung thư, các bệnh về máu, hen suyễn, lao, HIV. Nhiều bệnh nhân vốn hoàn toàn khỏe mạnh nhưng do hít quá nhiều nấm Cryptococcus neoformans nên hàng rào miễn dịch của phổi cũng bị phá hủy; chủ yếu là những người nuôi chim bồ câu, nuôi dơi, trồng cây bạch đàn.
Bác sĩ Hồng Châu khuyến cáo, theo nghiên cứu gần đây của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, trong số những bệnh nhân vốn khỏe mạnh bị viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans, có đến 19% ca tử vong và hơn 16% ca bị mù một hoặc cả hai mắt. Thời gian điều trị bệnh rất lâu, ít nhất 1 – 3 tháng, có khi kéo dài hơn một năm. Lo ngại nhất là bệnh tái phát thành nhiều đợt. Để phòng bệnh, cách tốt nhất là vệ sinh môi trường, ngừa tiếp xúc với phân chim bồ câu, phân dơi. Các hộ gia đình nuôi chim bồ câu, dơi nên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phá hiện bệnh, tránh những biến chứng do nhiễm nấm gây ra.

Nguồn Internet