Chấn PG
16-02-22, 09:18
Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet
Chuyên mục Đời sống -> Chuyện lạ
Tác giả: Anh Hà Nguyễn
- Trân trọng cảm ơn anh đã có bài viết về thú chơi Maraton trên bầu trời này.
Người TP.HCM lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km
Sau nhiều tháng huấn luyện, các “chiến binh” bồ câu sẽ tranh đua, vượt qua vô số thử thách, nguy hiểm để trở thành quán quân của chặng đua dài cả ngàn km.
Lập “căn cứ”, rèn “chiến binh”
Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, anh Nguyễn Tân Phong (SN 1979, Quận 8, TP.HCM) lại chăm bẵm, vuốt ve những chú chim bồ câu non. Đó là giống bồ câu đua. Anh Phong dụng công chăm sóc chúng để chuẩn bị cho những giải đua sắp tới.
Từ những năm 2000, người chơi bồ câu tại TP.HCM đã biết đến thú chơi bồ câu đua. Tuy nhiên, thời điểm ấy, các cuộc đua bồ câu chỉ mang tính tự phát theo kiểu người chơi đem chim của mình đến thi thố, đua với nhau.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi.jpg
Thú chơi đua bồ câu đang thu hút nhiều người tại TP.HCM. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)
Khoảng năm 2009, các nhóm, hội bồ câu đua bắt đầu xuất hiện tại TP.HCM. Từ đây, các giải đua bồ câu chuyên nghiệp hình thành, thu hút vô số người tham gia, trải nghiệm.
Những người này gọi chim bồ câu đua là "chiến binh", gọi chuồng dành cho các chú chim này là “căn cứ”. Người chơi tự lập căn cứ, tự huấn luyện những chiến binh của mình để tham gia các chặng đua dài hàng ngàn km.
Anh Phong cho biết: "Căn cứ chỉ là chuồng chim. Tuy nhiên, muốn có căn cứ đẹp, hiệu quả, người chơi cần phải tham khảo nhiều căn cứ khác nhau để thiết kế sao cho phù hợp nhất với nơi ở của mình.
Căn cứ là nơi chim ở, chim trở về sau những chặng đua mệt mỏi nên cũng rất quan trọng và cần được đầu tư”.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi-1.jpg
Hiện nay, các cuộc đua bồ câu được tổ chức chuyên nghiệp, có đầu tư lớn. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam).
Sau căn cứ, công việc khó khăn nhất trong thú chơi này là huấn luyện các chiến binh. Anh Tô Chấn, Hội trưởng Hội bồ câu Sài Gòn cho biết, bồ câu đua không phải là bồ câu ta, bồ câu cảnh. Chúng đều là “con cháu” của các giống bồ câu nước ngoài.
“Trước đây, bồ câu đua chủ yếu là giống của Thái Lan, Trung Quốc... Sau này có thêm các giống bồ câu từ châu Âu. Chúng được tiêm vắc-xin ngừa bệnh từ nhỏ và được chăm sóc, nuôi nấng cẩn thận chỉ với một mục đích duy nhất là có thể bay về đến căn cứ sau mỗi cuộc đua”, anh Chấn chia sẻ.
Sau khi đã chọn được giống tốt, ấp nở khoảng 5-7 ngày, người huấn luyện sẽ đeo kiềng vào chân cho bồ câu. Sau một vài tháng, chim mọc đủ lông, đôi cánh cứng cáp, người chơi mới bắt đầu tập bay cho chim.
Bước đầu, người chơi huấn luyện cho các chiến binh bay vòng vòng trên không trung.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi-2.jpg
Bồ câu đua là giống ngoại nhập có ngoại hình oai vệ, to lớn hơn bồ câu thường. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)
Mục đích của việc này là giúp cho đôi cánh của các chiến binh thêm vững chắc. Ngoài ra, quá trình huấn luyện này còn giúp chim định vị được căn cứ của mình.
Anh Phong chia sẻ: “Chim được 6 tháng tuổi là có thể huấn luyện đua. Lúc này, mình có thể huấn luyện theo cự ly 60km, 120km, 200km, 350km, 500km, 600km, 700km, 800km... để nắm bắt độ ổn định của chim”.
Vượt thử thách, tranh quán quân
Tuy vậy, công việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng, thách thức. Đối với cự ly huấn luyện dài, “huấn luyện viên” phải đem các chiến binh của mình đến tỉnh, thành khác để thả. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, chỉ mới lần đầu thả, chiến binh đã bay mất dạng.
Đó là do chim gặp thiên địch hoặc sức khỏe chưa đảm bảo khiến chúng mệt, kiệt sức, chết trên đường về lại căn cứ. Những trường hợp như thế, người nuôi buộc phải bắt đầu lại từ việc ấp nở, đợi chim lớn, đem đi huấn luyện.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi-3.jpg
Bồ câu đua được người nuôi gọi là chiến binh và được chăm bẵm, nuôi dưỡng, huấn luyện một cách cẩn thận, kỹ lưỡng. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)
Anh Phong nói: “Một chú bồ câu đua hay là chú chim bay ổn định, về căn cứ đúng thời gian trong lúc huấn luyện. Tùy giải đua, tôi sẽ chọn giống bồ câu thiên về tốc độ hay sức bền để tham gia”.
“Khi huấn luyện, chủ chim có thể cho chim bay 1-3 lần/cự ly nhất định để nhận biết chim có đủ thể lực tham gia các cuộc đua hay không. Chi phí cho một chiến binh từ lúc tập huấn cho đến khi bay được 800km trên 1 triệu đồng", anh nói thêm.
Khi chiến binh đã vượt qua những thử thách trong quá trình huấn luyện bay, “huấn luyện viên” sẽ cho chim tham gia các cuộc đua. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cho phép, đường đua sẽ có cự ly dài, ngắn khác nhau.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi-4.jpg
Người nuôi nô nức đem các "chiến binh" của mình đến đăng ký với ban tổ chức. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)
Ngày diễn ra các cuộc đua, người chơi nô nức đem các chiến binh của mình đến đăng ký, lập hồ sơ với ban tổ chức. Tại đây, ngoài việc ghi nhận màu lông, màu mắt, cân nặng… ban tổ chức còn dán tem bí mật lên kiềng trên chân chim.
Sau đó, nài chim sẽ đem các chiến binh đến điểm thả do ban tổ chức đã chuẩn bị trước. Tại đây, đúng giờ quy định, nài chim cùng lúc mở cửa lồng, cho các chiến binh ùa ra, bắt đầu hành trình chinh phục đường đua trên không dài hàng ngàn km.
Trong khi đó, các huấn luyện viên trở về căn cứ, ngóng đợi chiến binh của mình trở về trong sự hồi hộp, lo âu. Anh Chấn chia sẻ: “Ngày đua còn phụ thuộc vào thời tiết gió thuận, gió ngược, mưa hay sương mù… Vì thế, người nuôi rất khó biết chim có về đúng giờ dự đoán hay không”.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi-5.jpg
Tại đây, các "chiến binh" được đóng mộc đỏ trên cánh...(Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)
“Hơn thế, có thể chim không bao giờ quay về. Trong các cuộc đua, chim bị mất tích là chuyện rất bình thường. Bởi, trên đường đua, chim có thể bị mệt hoặc gặp thiên địch như đại bàng, chim cắt, chim ưng… thậm chí bị con người săn bắn”, anh nói thêm.
Đối với các chặng đua đường dài, chim mệt quá, có thể hạ cánh, nghỉ ngơi hoặc qua đêm rồi mới tiếp tục đua về căn cứ. Trong hành trình này, những chiến binh không đủ sức khỏe, gặp thời tiết xấu như mưa bão có thể gặp tai nạn hoặc chết dọc đường.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi-6.jpg
Chân chim được đeo kiềng có dán tem chứa mã số bí mật trước khi tham gia cuộc đua dài hàng ngàn km.
Anh Chấn chia sẻ: “Trên đường bay, các chiến binh phải vượt qua nhiều thử thách, nguy hiểm, mệt mỏi nên những chú chim quay trở về được đều rất đáng tự hào”.
“Khi về đến căn cứ, chim thường có biểu hiện mệt mỏi, ngủ gật gù, thậm chí xù hết lông hoặc có vết thương trên thân thể... Thấy chú chim của mình trở về bình an sau mỗi cuộc đua là cảm giác hạnh phúc, sung sướng nhất”, anh nói thêm.
Khi các chiến binh trở về căn cứ, người nuôi sẽ cào, lấy mã số trên tem bí mật được dán trên kiềng của chim trước đó. Sau đó, người nuôi sẽ nhắn tin mã số này đến số điện thoại của ban tổ chức.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi-7.jpg
Anh Chấn Phong và chú chim đoạt hạng nhất trong cuộc đua bồ câu được tổ chức vào năm 2015. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Người nuôi nào nhắn tin sớm nhất đồng nghĩa với việc chiến binh của mình hoàn thành cuộc đua sớm nhất sẽ đoạt giải quán quân.
Theo anh Chấn, nếu đua ở cự ly ngắn, tốc độ bay của các chiến binh có thể lên đến 70-80km/h. Tuy nhiên, đối với loại đường đua dài, tốc độ bay của chim giảm dần và thường dao động ở mức 40-50km/h.
“Năm 2017, trong chặng đua từ ga Đức Phố (tỉnh Quảng Ngãi) về TP.HCM đã có một chú chim về đích với tốc độ kỷ lục. Hôm đó, chú chim này chỉ mất hơn 6 giờ đồng hồ để về đích. Đây là một tốc độ kỷ lục. Cho đến bây giờ, chưa có con bồ câu đua nào tại TP.HCM lập lại được thành tích này", anh Chấn chia sẻ.
Hà Nguyễn
Chuyên mục Đời sống -> Chuyện lạ
Tác giả: Anh Hà Nguyễn
- Trân trọng cảm ơn anh đã có bài viết về thú chơi Maraton trên bầu trời này.
Người TP.HCM lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km
Sau nhiều tháng huấn luyện, các “chiến binh” bồ câu sẽ tranh đua, vượt qua vô số thử thách, nguy hiểm để trở thành quán quân của chặng đua dài cả ngàn km.
Lập “căn cứ”, rèn “chiến binh”
Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, anh Nguyễn Tân Phong (SN 1979, Quận 8, TP.HCM) lại chăm bẵm, vuốt ve những chú chim bồ câu non. Đó là giống bồ câu đua. Anh Phong dụng công chăm sóc chúng để chuẩn bị cho những giải đua sắp tới.
Từ những năm 2000, người chơi bồ câu tại TP.HCM đã biết đến thú chơi bồ câu đua. Tuy nhiên, thời điểm ấy, các cuộc đua bồ câu chỉ mang tính tự phát theo kiểu người chơi đem chim của mình đến thi thố, đua với nhau.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi.jpg
Thú chơi đua bồ câu đang thu hút nhiều người tại TP.HCM. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)
Khoảng năm 2009, các nhóm, hội bồ câu đua bắt đầu xuất hiện tại TP.HCM. Từ đây, các giải đua bồ câu chuyên nghiệp hình thành, thu hút vô số người tham gia, trải nghiệm.
Những người này gọi chim bồ câu đua là "chiến binh", gọi chuồng dành cho các chú chim này là “căn cứ”. Người chơi tự lập căn cứ, tự huấn luyện những chiến binh của mình để tham gia các chặng đua dài hàng ngàn km.
Anh Phong cho biết: "Căn cứ chỉ là chuồng chim. Tuy nhiên, muốn có căn cứ đẹp, hiệu quả, người chơi cần phải tham khảo nhiều căn cứ khác nhau để thiết kế sao cho phù hợp nhất với nơi ở của mình.
Căn cứ là nơi chim ở, chim trở về sau những chặng đua mệt mỏi nên cũng rất quan trọng và cần được đầu tư”.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi-1.jpg
Hiện nay, các cuộc đua bồ câu được tổ chức chuyên nghiệp, có đầu tư lớn. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam).
Sau căn cứ, công việc khó khăn nhất trong thú chơi này là huấn luyện các chiến binh. Anh Tô Chấn, Hội trưởng Hội bồ câu Sài Gòn cho biết, bồ câu đua không phải là bồ câu ta, bồ câu cảnh. Chúng đều là “con cháu” của các giống bồ câu nước ngoài.
“Trước đây, bồ câu đua chủ yếu là giống của Thái Lan, Trung Quốc... Sau này có thêm các giống bồ câu từ châu Âu. Chúng được tiêm vắc-xin ngừa bệnh từ nhỏ và được chăm sóc, nuôi nấng cẩn thận chỉ với một mục đích duy nhất là có thể bay về đến căn cứ sau mỗi cuộc đua”, anh Chấn chia sẻ.
Sau khi đã chọn được giống tốt, ấp nở khoảng 5-7 ngày, người huấn luyện sẽ đeo kiềng vào chân cho bồ câu. Sau một vài tháng, chim mọc đủ lông, đôi cánh cứng cáp, người chơi mới bắt đầu tập bay cho chim.
Bước đầu, người chơi huấn luyện cho các chiến binh bay vòng vòng trên không trung.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi-2.jpg
Bồ câu đua là giống ngoại nhập có ngoại hình oai vệ, to lớn hơn bồ câu thường. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)
Mục đích của việc này là giúp cho đôi cánh của các chiến binh thêm vững chắc. Ngoài ra, quá trình huấn luyện này còn giúp chim định vị được căn cứ của mình.
Anh Phong chia sẻ: “Chim được 6 tháng tuổi là có thể huấn luyện đua. Lúc này, mình có thể huấn luyện theo cự ly 60km, 120km, 200km, 350km, 500km, 600km, 700km, 800km... để nắm bắt độ ổn định của chim”.
Vượt thử thách, tranh quán quân
Tuy vậy, công việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng, thách thức. Đối với cự ly huấn luyện dài, “huấn luyện viên” phải đem các chiến binh của mình đến tỉnh, thành khác để thả. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, chỉ mới lần đầu thả, chiến binh đã bay mất dạng.
Đó là do chim gặp thiên địch hoặc sức khỏe chưa đảm bảo khiến chúng mệt, kiệt sức, chết trên đường về lại căn cứ. Những trường hợp như thế, người nuôi buộc phải bắt đầu lại từ việc ấp nở, đợi chim lớn, đem đi huấn luyện.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi-3.jpg
Bồ câu đua được người nuôi gọi là chiến binh và được chăm bẵm, nuôi dưỡng, huấn luyện một cách cẩn thận, kỹ lưỡng. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)
Anh Phong nói: “Một chú bồ câu đua hay là chú chim bay ổn định, về căn cứ đúng thời gian trong lúc huấn luyện. Tùy giải đua, tôi sẽ chọn giống bồ câu thiên về tốc độ hay sức bền để tham gia”.
“Khi huấn luyện, chủ chim có thể cho chim bay 1-3 lần/cự ly nhất định để nhận biết chim có đủ thể lực tham gia các cuộc đua hay không. Chi phí cho một chiến binh từ lúc tập huấn cho đến khi bay được 800km trên 1 triệu đồng", anh nói thêm.
Khi chiến binh đã vượt qua những thử thách trong quá trình huấn luyện bay, “huấn luyện viên” sẽ cho chim tham gia các cuộc đua. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cho phép, đường đua sẽ có cự ly dài, ngắn khác nhau.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi-4.jpg
Người nuôi nô nức đem các "chiến binh" của mình đến đăng ký với ban tổ chức. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)
Ngày diễn ra các cuộc đua, người chơi nô nức đem các chiến binh của mình đến đăng ký, lập hồ sơ với ban tổ chức. Tại đây, ngoài việc ghi nhận màu lông, màu mắt, cân nặng… ban tổ chức còn dán tem bí mật lên kiềng trên chân chim.
Sau đó, nài chim sẽ đem các chiến binh đến điểm thả do ban tổ chức đã chuẩn bị trước. Tại đây, đúng giờ quy định, nài chim cùng lúc mở cửa lồng, cho các chiến binh ùa ra, bắt đầu hành trình chinh phục đường đua trên không dài hàng ngàn km.
Trong khi đó, các huấn luyện viên trở về căn cứ, ngóng đợi chiến binh của mình trở về trong sự hồi hộp, lo âu. Anh Chấn chia sẻ: “Ngày đua còn phụ thuộc vào thời tiết gió thuận, gió ngược, mưa hay sương mù… Vì thế, người nuôi rất khó biết chim có về đúng giờ dự đoán hay không”.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi-5.jpg
Tại đây, các "chiến binh" được đóng mộc đỏ trên cánh...(Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)
“Hơn thế, có thể chim không bao giờ quay về. Trong các cuộc đua, chim bị mất tích là chuyện rất bình thường. Bởi, trên đường đua, chim có thể bị mệt hoặc gặp thiên địch như đại bàng, chim cắt, chim ưng… thậm chí bị con người săn bắn”, anh nói thêm.
Đối với các chặng đua đường dài, chim mệt quá, có thể hạ cánh, nghỉ ngơi hoặc qua đêm rồi mới tiếp tục đua về căn cứ. Trong hành trình này, những chiến binh không đủ sức khỏe, gặp thời tiết xấu như mưa bão có thể gặp tai nạn hoặc chết dọc đường.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi-6.jpg
Chân chim được đeo kiềng có dán tem chứa mã số bí mật trước khi tham gia cuộc đua dài hàng ngàn km.
Anh Chấn chia sẻ: “Trên đường bay, các chiến binh phải vượt qua nhiều thử thách, nguy hiểm, mệt mỏi nên những chú chim quay trở về được đều rất đáng tự hào”.
“Khi về đến căn cứ, chim thường có biểu hiện mệt mỏi, ngủ gật gù, thậm chí xù hết lông hoặc có vết thương trên thân thể... Thấy chú chim của mình trở về bình an sau mỗi cuộc đua là cảm giác hạnh phúc, sung sướng nhất”, anh nói thêm.
Khi các chiến binh trở về căn cứ, người nuôi sẽ cào, lấy mã số trên tem bí mật được dán trên kiềng của chim trước đó. Sau đó, người nuôi sẽ nhắn tin mã số này đến số điện thoại của ban tổ chức.
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/15/11/nguoi-tp-hcm-lap-can-cu-ren-chien-binh-bo-cau-bay-dua-tren-bau-troi-7.jpg
Anh Chấn Phong và chú chim đoạt hạng nhất trong cuộc đua bồ câu được tổ chức vào năm 2015. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Người nuôi nào nhắn tin sớm nhất đồng nghĩa với việc chiến binh của mình hoàn thành cuộc đua sớm nhất sẽ đoạt giải quán quân.
Theo anh Chấn, nếu đua ở cự ly ngắn, tốc độ bay của các chiến binh có thể lên đến 70-80km/h. Tuy nhiên, đối với loại đường đua dài, tốc độ bay của chim giảm dần và thường dao động ở mức 40-50km/h.
“Năm 2017, trong chặng đua từ ga Đức Phố (tỉnh Quảng Ngãi) về TP.HCM đã có một chú chim về đích với tốc độ kỷ lục. Hôm đó, chú chim này chỉ mất hơn 6 giờ đồng hồ để về đích. Đây là một tốc độ kỷ lục. Cho đến bây giờ, chưa có con bồ câu đua nào tại TP.HCM lập lại được thành tích này", anh Chấn chia sẻ.
Hà Nguyễn