Bài đăng này nhằm tổng hợp toàn bồ kiến thức về bồ câu đua của Việt Nam thông qua tất cả bài đăng của diễn đàn bocauvietnam nhằm giúp người chơi có cái nhìn bao quát về môn chơi này ở Việt Nam. Ngoài ra mục đích bài đăng nhằm để mỗi người chơi thấy được sự so sánh môn chơi của chúng ta với Thế Giới về nguồn gốc, lợi ích, hình thức đua..... để mỗi người chúng ta tự ý thức sẽ góp phần phát triển bộ môn bồ câu đua vươn xa tầm Thế Giới.
Theo một số anh em đam mê bồ cầu đua thâm niên ở Hải Phòng "Bồ câu đua ở Việt Nam có nguồn gốc đầu tiên ở Hải Phòng vào thập niên 60 của thế kỉ trước, bắt đầu từ một số gia đình người Hoa sống ở phố Lý Thường Kiệt. Sau đó, do quý rồi mê sự thông minh, khả năng tìm đường kỳ diệu của loài chim này mà dân ta đã bắt đầu nuôi chúng và duy trì cho đến tận ngày nay. Trong giới vẫn truyền tai nhau tên tuổi của những tay chơi “đình đám” một thời như: Ngọc-Tô Hiệu, Tân-Lý Thường Kiệt, Thìn-Cầu Đá…" trích bài đăng báo ANHP.
Theo lời anh Vĩ (Bigflowerhorn) một trong những thành viên gạo cội tiên phong trong phong trào bồ câu đua ở Sài Gònthì "Bồ câu đua du nhập vào Sài Gòn vào những năm thập niên 90. Ban đầu chỉ mang tính yêu thích của vài căn cứ, một số anh em có điều kiện công tác ở nước ngoài như Thái Lan do yêu thích mang chim về cũng như các thương nhân Đài Loan sang công tác họ mang chim về Sài Gòn từ đó hình thành một nhóm bồ câu đua nhỏ lẻ" trích phóng sự bồ câu đua VTV9.
http://youtu.be/kc7MMP-SgA0
https://youtu.be/kc7MMP-SgA0
http://www.anhp.vn/van-hoa/201302/thu-choi-bo-cau-dua-o-hai-phong-456942/
http://i1297.photobucket.com/albums/ag38/Nghia_Vo/1627384_zps3tgrve7h.jpg (http://s1297.photobucket.com/user/Nghia_Vo/media/1627384_zps3tgrve7h.jpg.html)
http://i1297.photobucket.com/albums/ag38/Nghia_Vo/4_zing_zpsy3glxk8l.jpg (http://s1297.photobucket.com/user/Nghia_Vo/media/4_zing_zpsy3glxk8l.jpg.html)
Đội quân bồ câu đưa tin
Trong chiến tranh, việc truyền tin tức giữ vai trò cực kỳ quan trọng, do đó từ xa xưa, các triều đình đã tổ chức hệ thống thông tin với các dạng thức khác nhau như dùng cờ hiệu, đặt trạm dịch, dùng hỏa đài… và đặc biệt là dùng chim bồ câu để đưa tin. Không rõ việc sử dụng chim bồ câu đưa tin xuất hiện ở nước ta khi nào, nhưng đến giai đoạn kháng chiến chống quân Minh xâm lược, sử sách và giai thoại dân gian có nhắc đến hai nhân vật nổi tiếng là Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Chích. Đây là hai danh tướng của nghĩa quân Lam Sơn và sau này là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê.
Trần Nguyên Hãn là con cháu nhà Trần, cháu ruột của Trần Nguyên Đán, dòng dõi Thượng tướng Trần Quang Khải, anh em (con cô, con cậu) với Nguyễn Trãi. Ông quê ở xã Sơn Đông (nay thuộc huyện Lập Thạnh, Vĩnh Phúc), lập nhiều công nên khi xét công lao ông được đứng hàng đầu với chức Tả tướng quốc. Trong thời gian kháng chiến, Trần Nguyên Hãn đã dùng những chú chim bồ câu mà ông nuôi dưỡng, huấn luyện để chuyển thư qua lại với chủ tướng Lê Lợi và các đầu mối quân sự khác. Có lần khi đang đóng quân trấn giữ thành Võ Ninh thì bị quân Minh kéo đến vây chặt, tình thế rất nguy khốn, Trần Nguyên Hãn đã viết thư cầu cứu rồi buộc vào chân chim. Nhờ thư do chim câu mang đến, Bình Định Vương Lê Lợi biết được tình hình liền lập tức cho quân tiếp viện đến Võ Ninh phá vỡ vòng vây giải cứu. Sau này Trần Nguyên Hãn với hình ảnh chú chim bồ câu được suy tôn là Thánh Tổ của lực lượng truyền tin nước ta.
Cùng về qui tụ dưới lá cờ nghĩa Lam Sơn còn có một vị tướng cũng có tài nuôi chim bồ câu, ông tên là Nguyễn Chích. Ông người thôn Vạn Lộc, xã Đông Ninh, phủ Đông Sơn (nay là huyện Đông Sơn, Thanh Hóa), trước khi tham gia lực lượng của Lê Lợi thì Nguyễn Chích đã dựng cờ khởi nghĩa ở núi Hoàng Sơn (nay thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa) lấy thành Yên Mỗ làm căn cứ. Chính ông đã đề xuất kế hoạch vào Nghệ An, tạo nên cục diện mới cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Bố Nguyễn Chích là người thích nuôi chim thả để dự thi nên truyền nghề này cho con, vì thế từ nhỏ ông đã có biệt tài nuôi chim bồ câu rất giỏi. Bồ câu được dạy một cách khéo léo để xem khả năng của mỗi con, người ta đặt một chậu nước giữa sân, rồi cho chim tung cánh lên trời, những con chim nào dạy khéo sẽ bay rất thẳng, đến nỗi, bay cao lên tít mây xanh mà bóng chim vẫn in trong chậu nước. Nguyễn Chích đã tập cho đàn chim của ông bay khéo như vậy và còn luyện cho chúng mang thư từ và đồ nhẹ đến nơi định sẵn và bay trở về.
Khi gia nhập cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Chích cùng vợ là Nguyễn Thị Bành đã mang cả bầy bồ câu đi theo, nhiều lần, chim câu đã giúp việc truyền tin cho nghĩa quân rất nhanh chóng. Một bận, căn cứ Lam Sơn bị đánh úp trong khi phần đông quân lính được chủ tướng Lê Lợi chia ra, sai các tướng tá dẫn đi các ngả mất rồi, ở doanh trại chỉ có Lê Lợi và Nguyễn Chích cùng mấy trăm quân túc vệ. Giặc Minh ở ngoài vây rất chặt, khó có thể phá được vòng vây hay cử người đi báo tin giải cứu.
Nguyễn Xí liền thả chim câu đi đưa thư gọi được các cánh quân về cứu viện, trong đánh ra, ngoài đánh vào làm cho vòng vây của giặc tan vỡ, Bình Định Vương Lê Lợi rất khen ngợi, ban thưởng cho Nguyễn Xí và lấy thóc tẩm mật cho chim ăn để bồi dưỡng. Cho đến nay người dân ở vùng đất xứ Thanh Nghệ vẫn lưu truyền bài thơ ca ngợi “đội quân” chim bồ câu của tướng Nguyễn Chích như sau: “Bồ câu bồ các/ Nó hát cúc cù/ Cu đi Quan Du/ Cu về Bù Rộc/ Thư này hỏa tốc/ Phải đợi cu về/ Ăn gạo vua Lê/ Đậu vai ông Chích/ Cu là cu thích/ Lại hát cúc cù!”.
nguồn: vtc.vn