Nghĩa-Q2
21-12-14, 15:31
Khi tiếng gõ kết thúc đấu giá vang lên, người đàn ông trung niên tỏ ra phấn khích vì đã giành được chú bồ câu màu trắng xám với giá kỷ lục 2 triệu NDT (320.000 USD).
Từ một thú vui cổ xưa, đua chim giờ đã trở thành trò tiêu khiển cho các doanh nhân giàu có ở Trung Quốc. "Hai thập kỷ trước, 400.000 NDT đã được coi là giá trên trời. Sau đó, cứ mỗi năm, giá lại tăng thêm 10%", ông Zhou Zhuanhong – người chủ trì cuộc đấu giá trên cho biết trên AFP.
Nhưng cuộc mua bán không hoàn toàn đơn giản như thế. Người giành chiến thắng là ông trùm dược phẩm Guo Weicheng. Và chú chim được đem đấu giá chính là vật nuôi của ông. Thậm chí, ông còn phải trả cho câu lạc bộ tổ chức sự kiện này 40% làm hoa hồng.
http://m.f25.img.vnecdn.net/2014/12/21/bo-cau-1-7675-1419101476.jpg
Buổi đấu giá bồ câu được tổ chức tại Bắc Kinh ngày 25/11. Ảnh: AFP
Hàng tá các giao dịch khác trị giá trên 100.000 USD đúng là những giao dịch thuần túy, theo quan sát của những người xem buổi đấu giá. "Giá cả ở đây không giống bất kỳ chỗ nào", ông Ulrik Lejre Larsen - một chuyên gia gây giống chim người Đan Mạch cho biết. Ông là một trong rất nhiều người châu Âu hưởng lợi từ trào lưu chơi chim ở Trung Quốc. "Tất cả chuyện này thật điên rồ", một chuyên gia gây giống ngoại quốc khác cho biết.
Bồ câu đua có khả năng định hướng mà khoa học không thể giải thích được. Chúng có thể tìm được đường về nhà dù cách xa cả trăm km. Người Trung Quốc đã nuôi bồ câu đua hơn 1.000 năm nay. Chúng thường được sử dụng để chuyển thư trong quân đội.
Tuy giống tốt chưa chắc đã đảm bảo chiến thắng, hậu duệ của các nhà vô địch - đặc biệt là bồ câu Bỉ vẫn được trả giá cao nhất. Gao Fuxin - một doanh nhân Trung Quốc là người lập kỷ lục năm ngoái khi trả tới 310.000 euro (400.000 USD) cho một chú bồ câu Bỉ là cựu quán chim đua.
http://m.f25.img.vnecdn.net/2014/12/21/bo-cau-2-7550-1419101476.jpg
Một khách tham quan ngoại quốc đang xem bồ câu trong phiên đấu giá. Ảnh: AFP
Trung Quốc có hàng trăm câu lạc bộ chim bồ câu. Nhưng trong 10 năm qua, rất nhiều câu lạc bộ hạng sang đã ra đời. Các giải đua cho những người mê chim giàu có và những cuộc cá cược bất hợp pháp cũng nở nộ.
Pioneer Club ở khu vực ngoại ô phía Tây Bắc Kinh là một trong những nơi hào nhoáng nhất. Sảnh câu lạc bộ này được trang hoàng với những cột nhà kiểu dáng Hy Lạp cổ. Trong những ngày có sự kiện, bãi cỏ bên trong cũng được lấp đầy bởi những chiếc Mercedes và Audis bóng lộn.
Nhưng chú chim đua được nuôi trong nhà ấm. Người chăm sóc sẽ phải dành toàn thời gian chăm chút tỉ mỉ từ thực đơn đến lối sống để chim có thể đạt tốc độ nhanh nhất khi đua. Chúng cũng thường xuyên được mang ra ngoài để kiểm tra thử. Nhưng trong tình hình ô nhiễm như hiện tại, đây cũng là rủi ro rất lớn với các tay chơi.
http://m.f25.img.vnecdn.net/2014/12/21/bo-cau-3-1398-1419101477.jpg
Các chú chim được kiểm tra lại sau cuộc đua. Ảnh: AFP
"Bồ câu gặp sương mù sẽ như đâm vào tường vậy, một số sẽ lạc đường", Stuart Chu - một chuyên gia gây giống người Đài Loan cho biết. Ông từng mất vài con chim quý chỉ vì sương mù.
Những ông chủ giàu có "thường là những người nuôi chim lúc trẻ và khi đã thành đạt, họ muốn làm lại lần nữa", Su Quanlin - người sáng lập Pioneer Club cho biết. Các khách hàng của ông sẵn sàng trả giá rất cao cho chim đua. "Vì họ muốn được hãnh diện. Chúng làm họ nở mày nở mặt", ông nói.
Hàng năm, Pioneer Club đều tổ chức giải "Đại bàng sắt" gồm bốn cuộc đua với vé vào cửa đắt đỏ và tổng trị giá giải thưởng lên đến hơn 2,4 triệu USD. Một ngày trước cuộc thi, hàng trăm chú chim được cho vào lồng và đưa đến một địa điểm cách xa Bắc Kinh 500 km. Tất cả đều được đeo vòng nhận dạng màu xanh quanh móng vuốt.
Đã 6 tiếng trôi qua từ khi lũ chim được thả ra để tự tìm đường về, cả bãi cỏ của câu lạc bộ vẫn rất yên tĩnh. Thi thoảng, người ta chỉ nghe thấy tiếng nhai đậu phộng sốt ruột của người chủ và người huấn luyện chim.
Đột nhiên, một chú chim xám xuất hiện trên bầu trời và lao thẳng về phía chuồng. Đồng hồ báo thời gian thắng cuộc nhấp nháy trên bảng điện tử.
Chiến thắng chung cuộc năm nay thuộc về bồ câu của ông trùm ngành dược - Guo. Tài sản của ông được tạp chí Forbes ước tính khoảng 1,3 tỷ USD.
Một tháng sau, những chú chim top đầu sẽ phải bị đấu giá theo luật của cuộc thi. Người mua liên tục hét giá cao, bất chấp chiến dịch kêu gọi chống xa hoa lãng phí của Trung Quốc những năm gần đây.
Trong phòng đấu giá, Guo liên tục giơ bảng để chắc chắn sẽ giữ được con chim của mình bất chấp phải chia hoa hồng cực cao. Ông than thở: "Tất cả là vấn đề danh dự mà thôi. Tôi điên mất. Tôi còn chưa kiếm được đồng nào đâu".
Thiều Linh
Nguồn: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/doanh-nhan-trung-quoc-ro-mot-choi-chim-dua-3123503.html
Từ một thú vui cổ xưa, đua chim giờ đã trở thành trò tiêu khiển cho các doanh nhân giàu có ở Trung Quốc. "Hai thập kỷ trước, 400.000 NDT đã được coi là giá trên trời. Sau đó, cứ mỗi năm, giá lại tăng thêm 10%", ông Zhou Zhuanhong – người chủ trì cuộc đấu giá trên cho biết trên AFP.
Nhưng cuộc mua bán không hoàn toàn đơn giản như thế. Người giành chiến thắng là ông trùm dược phẩm Guo Weicheng. Và chú chim được đem đấu giá chính là vật nuôi của ông. Thậm chí, ông còn phải trả cho câu lạc bộ tổ chức sự kiện này 40% làm hoa hồng.
http://m.f25.img.vnecdn.net/2014/12/21/bo-cau-1-7675-1419101476.jpg
Buổi đấu giá bồ câu được tổ chức tại Bắc Kinh ngày 25/11. Ảnh: AFP
Hàng tá các giao dịch khác trị giá trên 100.000 USD đúng là những giao dịch thuần túy, theo quan sát của những người xem buổi đấu giá. "Giá cả ở đây không giống bất kỳ chỗ nào", ông Ulrik Lejre Larsen - một chuyên gia gây giống chim người Đan Mạch cho biết. Ông là một trong rất nhiều người châu Âu hưởng lợi từ trào lưu chơi chim ở Trung Quốc. "Tất cả chuyện này thật điên rồ", một chuyên gia gây giống ngoại quốc khác cho biết.
Bồ câu đua có khả năng định hướng mà khoa học không thể giải thích được. Chúng có thể tìm được đường về nhà dù cách xa cả trăm km. Người Trung Quốc đã nuôi bồ câu đua hơn 1.000 năm nay. Chúng thường được sử dụng để chuyển thư trong quân đội.
Tuy giống tốt chưa chắc đã đảm bảo chiến thắng, hậu duệ của các nhà vô địch - đặc biệt là bồ câu Bỉ vẫn được trả giá cao nhất. Gao Fuxin - một doanh nhân Trung Quốc là người lập kỷ lục năm ngoái khi trả tới 310.000 euro (400.000 USD) cho một chú bồ câu Bỉ là cựu quán chim đua.
http://m.f25.img.vnecdn.net/2014/12/21/bo-cau-2-7550-1419101476.jpg
Một khách tham quan ngoại quốc đang xem bồ câu trong phiên đấu giá. Ảnh: AFP
Trung Quốc có hàng trăm câu lạc bộ chim bồ câu. Nhưng trong 10 năm qua, rất nhiều câu lạc bộ hạng sang đã ra đời. Các giải đua cho những người mê chim giàu có và những cuộc cá cược bất hợp pháp cũng nở nộ.
Pioneer Club ở khu vực ngoại ô phía Tây Bắc Kinh là một trong những nơi hào nhoáng nhất. Sảnh câu lạc bộ này được trang hoàng với những cột nhà kiểu dáng Hy Lạp cổ. Trong những ngày có sự kiện, bãi cỏ bên trong cũng được lấp đầy bởi những chiếc Mercedes và Audis bóng lộn.
Nhưng chú chim đua được nuôi trong nhà ấm. Người chăm sóc sẽ phải dành toàn thời gian chăm chút tỉ mỉ từ thực đơn đến lối sống để chim có thể đạt tốc độ nhanh nhất khi đua. Chúng cũng thường xuyên được mang ra ngoài để kiểm tra thử. Nhưng trong tình hình ô nhiễm như hiện tại, đây cũng là rủi ro rất lớn với các tay chơi.
http://m.f25.img.vnecdn.net/2014/12/21/bo-cau-3-1398-1419101477.jpg
Các chú chim được kiểm tra lại sau cuộc đua. Ảnh: AFP
"Bồ câu gặp sương mù sẽ như đâm vào tường vậy, một số sẽ lạc đường", Stuart Chu - một chuyên gia gây giống người Đài Loan cho biết. Ông từng mất vài con chim quý chỉ vì sương mù.
Những ông chủ giàu có "thường là những người nuôi chim lúc trẻ và khi đã thành đạt, họ muốn làm lại lần nữa", Su Quanlin - người sáng lập Pioneer Club cho biết. Các khách hàng của ông sẵn sàng trả giá rất cao cho chim đua. "Vì họ muốn được hãnh diện. Chúng làm họ nở mày nở mặt", ông nói.
Hàng năm, Pioneer Club đều tổ chức giải "Đại bàng sắt" gồm bốn cuộc đua với vé vào cửa đắt đỏ và tổng trị giá giải thưởng lên đến hơn 2,4 triệu USD. Một ngày trước cuộc thi, hàng trăm chú chim được cho vào lồng và đưa đến một địa điểm cách xa Bắc Kinh 500 km. Tất cả đều được đeo vòng nhận dạng màu xanh quanh móng vuốt.
Đã 6 tiếng trôi qua từ khi lũ chim được thả ra để tự tìm đường về, cả bãi cỏ của câu lạc bộ vẫn rất yên tĩnh. Thi thoảng, người ta chỉ nghe thấy tiếng nhai đậu phộng sốt ruột của người chủ và người huấn luyện chim.
Đột nhiên, một chú chim xám xuất hiện trên bầu trời và lao thẳng về phía chuồng. Đồng hồ báo thời gian thắng cuộc nhấp nháy trên bảng điện tử.
Chiến thắng chung cuộc năm nay thuộc về bồ câu của ông trùm ngành dược - Guo. Tài sản của ông được tạp chí Forbes ước tính khoảng 1,3 tỷ USD.
Một tháng sau, những chú chim top đầu sẽ phải bị đấu giá theo luật của cuộc thi. Người mua liên tục hét giá cao, bất chấp chiến dịch kêu gọi chống xa hoa lãng phí của Trung Quốc những năm gần đây.
Trong phòng đấu giá, Guo liên tục giơ bảng để chắc chắn sẽ giữ được con chim của mình bất chấp phải chia hoa hồng cực cao. Ông than thở: "Tất cả là vấn đề danh dự mà thôi. Tôi điên mất. Tôi còn chưa kiếm được đồng nào đâu".
Thiều Linh
Nguồn: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/doanh-nhan-trung-quoc-ro-mot-choi-chim-dua-3123503.html