PDA

View Full Version : Bệnh Đậu ( Nổi trái) Bồ Câu.



greenvet-hanoi
06-08-11, 13:16
Bệnh Đậu ( Nổi trái) Bồ Câu.
(Pigeon pox )
http://i30.servimg.com/u/f30/14/30/61/42/pox710.jpg


Bệnh Đậu ( Nổi trái) Bồ Câu do một chủng pigeon pox virus thuộc họ avipoxvirus gây bệnh nghiêm trọng cho khoảng 60 loài chim và gia cầm có ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt các loại chim cảnh: chim hót, bồ câu, hải âu, vẹt...rất dễ mắc bệnh.

Các mụn đậu nổi lên nhiều phần không có lông hoặc chưa mọc lông : mỏ, mép, quanh mắt, đùi, chân..thậm chí mụn đậu mọc trong thanh quản, khí quản. Có hai dạng mụn: khô và loét sùi, ướt do các nhiễm trùng kế phát.

Bệnh gây khó chịu cho chim, với chim non tử vong cao do khó ăn, khó nuốt hoặc nhiễm trùng máu do vi khuẩn kế phát. Chim lớn khỏi bệnh giảm khả năng bay và đua.

Phương thức lây lan:

Trực tiếp do tiếp xúc với bồ câu bệnh. Do muỗi truyền virus đậu từ chim này sang con khác. Các nhà khoa học xác nhận có trên 10 giống muỗi có khả năng mang truyền virus đậu cho chim bồ câu và các loại chim khác. Ngoài ra dụng cụ nuôi, lông chim, bụi bẩn, mò rận... cũng là các nhân tố trung gian lây bệnh.


http://partnersah.vet.cornell.edu/avian-atlas/sites/agilestaging.library.cornell.edu.avian-atlas/files/avian_atlas_assets/POX-030A%20x750.jpg

Triệu chứng:

Giảm sút sức khỏe, gày yếu, ngưng đẻ trứng hoặc đẻ trứng non vỏ mềm. Khó nuốt, bỏ ăn, kém linh hoạt đặc biệt khả năng nhìn quan sát của đôi mắt. Viêm da và nổi nhiều mụn đậu ở quanh mắt, mép mỏ, vòm họng và cá nơi không có lông hoặc chưa mọc lông khác.


http://i60.servimg.com/u/f60/14/30/61/42/pox510.jpg

Mụn đậu có 2 dạng khô và ướt. Dạng ướt: dịch nhớt vỡ ra có dịch hồng do nhiễm trùng kế phát. Dịch nhớt chứa rất nhiều virus làm lây lan nhanh trong đàn bồ câu, đặc biệt bồ câu non. Mụn kho : nhám, sùi ráp, sau khỏi 2- 4 tuần, để lại sẹo.

Mụn đậu trong than quản, khí quản, phổi gây khó thở, khó nuốt, dịch nhớt trắng vàng trong miệng. Dễ gây tử vong ch bồ câu.

Điều trị :

Không có thuốc đặc trị virus đậu. Chủ yếu điều trị triệu chứng, chống nhiễm trùng kế phát. Các vết nốt đậu trong miệng, họng rửa bằng dung dịch Iodine Lugol. Lau rửa mắt bằng dung dịch 1-2% saline.

Sát trùng , bôi mỡ kháng sinh cho các nốt đậu bị lóet, nhiễm trùng kế phát.

Phòng bệnh:

Kiểm soát việc tiếp xúc với bồ câu hoặc gia cầm khác : gà vịt có khả năng nhiễm bệnh.
Giữ vệ sinh ổ chim, chuồng và dụng cụ chăn nuôi. Bảo đảm khô, sạch, hạn chế muỗi đốt bồ câu.
Trên thế giới đã có vaccine đa giá phòng bệnh đậu Bồ câu: RECOMBINANT PIGEON POX VIRUS VACCINE.

Nguồn : http://www.michigan.gov/dnr/0,1607,7...6362--,00.html