greenvet-hanoi
04-08-11, 23:50
Bệnh đầy diều dịch xanh của chim bồ câu.
http://farm2.static.flickr.com/1279/608027484_d28886cb36_z.jpg
Bồ câu, đặc biệt bồ câu non đến kỳ ăn dặm ( 12-14 ngày tuổi ) thường ốm bệnh và chết do lây nhiễm một số loại virus và vi khuẩn gây hại như Adenovirus và vi khuẩn E. Coli. Adenovirus type 1 phá hủy tế bào thành ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn E. Coli phát triển sinh ra nội độc tố thấm vào máu gây bại huyết, rối loạn toàn thân và tử vong sau đổ bênh 4-5 ngày.
Triệu chứng bệnh:
* Chướng, đầy hơi diều. Tiêu hóa kém, ăn ít hoặc bỏ ăn. Chậm tiêu hoặc không tiêu thức ăn.
* Nôn ói.
* Uống nhiều nước nhưng không tiêu , hay lắc đầu bắn ra nhớt màu xanh lá cây hoặc xanh vàng.
* Tử vong.
Điều trị bệnh:
Ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên của chim non cần điều trị liên tục 7-8 ngày bằng thuốc THERAPRIM ( Pha 1 gói thuốc bột trong 2 lít nước uống ) và TRICHO PLUS ( Pha 1 gói thuốc bột trong 1 lít nước uống ). Đồng thời trộn kèm men tiêu hóa Probiotics vào thức ăn 2 thìa canh cho 2 kg thức ăn để chống loạn khuẩn đường ruột.
Để kích thích kháng thể cục bộ và tăng sức đề kháng đường ruột có thể dùng 2 - 3 / tuần thuốc ECOCURE (pha 10 ml/L nước uống)
Điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý : Giảm thức ăn giàu protein, khó tiêu.
Gan của bồ câu nhiễm adenovirus I - ảnh chụp dưới kính hiển vi điện tử.
Bác sỹ Thú Y Hoàng Ngọc Báu.
http://farm2.static.flickr.com/1279/608027484_d28886cb36_z.jpg
Bồ câu, đặc biệt bồ câu non đến kỳ ăn dặm ( 12-14 ngày tuổi ) thường ốm bệnh và chết do lây nhiễm một số loại virus và vi khuẩn gây hại như Adenovirus và vi khuẩn E. Coli. Adenovirus type 1 phá hủy tế bào thành ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn E. Coli phát triển sinh ra nội độc tố thấm vào máu gây bại huyết, rối loạn toàn thân và tử vong sau đổ bênh 4-5 ngày.
Triệu chứng bệnh:
* Chướng, đầy hơi diều. Tiêu hóa kém, ăn ít hoặc bỏ ăn. Chậm tiêu hoặc không tiêu thức ăn.
* Nôn ói.
* Uống nhiều nước nhưng không tiêu , hay lắc đầu bắn ra nhớt màu xanh lá cây hoặc xanh vàng.
* Tử vong.
Điều trị bệnh:
Ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên của chim non cần điều trị liên tục 7-8 ngày bằng thuốc THERAPRIM ( Pha 1 gói thuốc bột trong 2 lít nước uống ) và TRICHO PLUS ( Pha 1 gói thuốc bột trong 1 lít nước uống ). Đồng thời trộn kèm men tiêu hóa Probiotics vào thức ăn 2 thìa canh cho 2 kg thức ăn để chống loạn khuẩn đường ruột.
Để kích thích kháng thể cục bộ và tăng sức đề kháng đường ruột có thể dùng 2 - 3 / tuần thuốc ECOCURE (pha 10 ml/L nước uống)
Điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý : Giảm thức ăn giàu protein, khó tiêu.
Gan của bồ câu nhiễm adenovirus I - ảnh chụp dưới kính hiển vi điện tử.
Bác sỹ Thú Y Hoàng Ngọc Báu.