PDA

View Full Version : HBCĐQ8: Trừ thời gian qua đêm của “chiến binh” với cuộc đua tính vận tốc.



Gia Hưng (HCMC)
31-05-14, 12:56
GIẢI ĐUA BỒ CÂU BÌNH ĐỊNH – SÀI GÒN (430 Km) – Ngày 01.6.2014.

- Dự báo thời tiết cho biết: mặt trời mọc: 5:30, mặt trời lặn: 18:10. Các “chiến binh” cất cánh: 6:30 ngày 01.6.2014 tại ga xe lửa Diêu Trì (13.807430, 109.143870)

1) “Chiến binh” của căn cứ X có tọa độ (10.939865, 106.868370) tại vòng xoay Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai. Cự ly thực tế từ điểm cất cánh về căn cứ là 403,1353 km.
2) “Chiến binh” của căn cứ Y có tọa độ (10.741372, 106.618366) tại bến xe Miền Tây, huyện Bình Chánh, tp HCM. Cự ly thực tế từ điểm cất cánh về căn cứ là 437,3233 km.

- Hạ cánh:
1) “Chiến binh” của căn cứ X hạ cánh lúc 18:10 cùng ngày.
2) “Chiến binh” của căn cứ Y hạ cánh lúc 5:15 ngày 02.6.2014.

- Kết quả:
A) Theo như cách tính thông thường không trừ thời gian qua đêm:
- “Chiến binh” của căn cứ X có thời gian bay: 11:40:00 và đạt vận tốc trung bình: 34,5544 km/h.
- “Chiến binh” của căn cứ Y có thời gian bay: 22:45:00 và đạt vận tốc trung bình: 19,2230 km/h.

B) Theo cách tính trừ thời gian qua đêm: (xem bảng kết quả)


http://www.uphinhnhanh.com/images/36576A_11.png

http://www.uphinhnhanh.com/images/50213A_12.png


- Như vậy, với cách tính trừ thời gian qua đêm: “chiến binh” của căn cứ Y (mặc dầu hạ cánh ngày hôm sau) vẫn có vị trí xếp hạng cao hơn “chiến binh” từ căn cứ X, thứ tự xếp hạng có sự thay đổi so với cách tính thông thường không trừ thời gian qua đêm, đây chính là điểm ưu việt của cách xác định vị trí thứ hạng của “chiến binh” khi áp dụng cách tính vận tốc trung bình: nhắn tin sau vẫn còn giải thưởng để nhận.

Chúng ta sẽ có suy nghĩ gì với bảng kết quả trên và cách tính nào sẽ tạo sự công bằng cho các căn cứ tham dự cuộc đua hơn?

- Căn cứ Y xa hơn căn cứ X khoảng 34 km so với điểm cất cánh. Trong khi “chiến binh” X hạ cánh lúc 18:10 ngày 01.6, thì trong cùng thời điểm này hoặc sớm hơn từ 10-20’, “chiến binh” Y cũng đã có mặt tại khu vực thuộc địa phận thành phố HCM (quận 9, quận 2), nhưng khi cố gắng bay về đến khu vực quận 5, Chợ Lớn (từ 18:25-18:30, còn cách căn cứ khoảng 4-5 km) thì trời đã tối hẳn, không thể bay tiếp được và buộc phải dừng lại, sáng ngày hôm sau tiếp tục bay và đã có mặt tại căn cứ với thời điểm hạ cánh như trên (5:15:00). Do đó, nếu “chiến binh” Y vào thời điểm từ 18:00 – 18:30 ngày 1.6 mà không có mặt trong khu vực tp HCM thì chắc chắn không thể nào có mặt tại căn cứ ở bến xe Miền Tây (huyện Bình Chánh) lúc 5:15 ngày 2.6 được.


Ngoài ra, mời các anh em cùng tham khảo giải đua bồ câu THIÊN TÂN – HỒ BẮC 1.000 Km, tổ chức ngày 22.5.2014 tại China. Kết quả cuộc đua này được bạn Chấn_PG (thành viên của BTC Hội bồ câu Sài Gòn, thành viên ban quản trị diễn đàn bocauvietnam.com) cung cấp. Thay mặt cho các anh em chơi bồ câu đua xin cảm ơn bạn Chấn_PG đã cung cấp cho anh em thêm tài liệu bổ ích và quý giá về cách tính vận tốc trung bình có trừ thời gian qua đêm của một tổ chức đua bồ câu uy tín tại China để chúng ta, là những người đi sau, có cơ hội cùng nhau tham khảo, học hỏi và làm theo.

Trích lược bài viết, anh em xem chi tiết cụ thể TẠI ĐÂY. (http://bocauvietnam.com/showthread.php?2477-Thi%C3%AAn-T%C3%A2n-H%E1%BB%93-B%E1%BA%AFc-1000-Km-22-5-2014&p=15407#post15407)
Giải Thiên Tân - Hồ Bắc 1000 Km bao gồm Hiệp hội Thiên Tân có 2930 chiến binh tham gia, Hiệp hội Hồ Bắc có 972 chiến binh tham gia.

Đúng 5 giờ 22 phút ngày 22/05/2014 các chiến binh của Hiệp hội 2 thành phố trên đã được tung bay trên bầu trời chuẩn bị cho chuyến bay gian khổ trong thời tiết nắng nóng. Đến chiều cùng ngày vẫn chưa có thông tin chiến binh của 2 Hiệp hội báo tin hạ cánh, giải thưởng 100.000 vẫn còn đó và chưa ai lấy đi. Và ngày thứ hai của giải đua cũng đã gần hết buổi sáng thì chiến binh mang mã kiềng 201102521186 của ông Vương Lương thuộc hiệp hội Thiên Tân bất ngờ hạ cánh lúc 11 giờ 24 phút 25 giây, khoảng cách thực tế từ địa điểm thả đến căn cứ của ông là 972.66000 Km, chiến binh này bay với vận tốc là 778.2837 mét/phút.

Chiến binh thứ 2 của ông Thái Hồng Tiệp mang mã kiềng 201202217450 cán đích lúc 12 giờ 39 phút 55 giây với khoảng cách thực tế là 970.97500 Km, vận tốc bay là 732.8574 mét/phút.

Chiến binh thứ 3 của ông Đổng Quang Khuê với mã kiềng 201102531148 cũng đã hạ cánh lúc 13 giờ 20 phút 32 giây với khoảng cách thực tế là 965.65600 Km, vận tốc bay là 707.164 mét/phút.

Còn về hiệp hội Hồ Bắc thì chiến binh đầu tiên cán đích mang mã kiềng 09-033088 của ông Chúc Thần Quân hạ cánh lúc 16:13:58 với khoảng cách thực tế là 978.873 Km, vận tốc bay là 644.8580 mét/phút.

Chiến binh thứ 2 của ông Tăng Quảng Đào mang mã kiềng 12-026492 cán đích với thời gian 10:30:54 vào ngày 24/05/2014 với khoảng cách thực tế là 978.949 Km với vận tốc bay 474.3200 mét/phút.

Chiến binh của ông Lâm Thạch Sanh mang mã kiềng 12-122493 cán đích ngày 25/04/2014 lúc 08:28:38 với khoảng cách thực tế là 977.105 Km, vận tốc bay là 345.1895 mét/phút.

Chọn ngẫu nhiên kết quả của “chiến binh” xếp thứ 2 và thứ 3, chúng ta thấy gì với kết quả này?

- “Chiến binh” của ông Thái Hồng Tiệp (xếp thứ 2) có cự ly 970,9750 km: cất cánh: 5:22:00 ngày 22.5, hạ cánh: 12:39:55 ngày 23.5  thời gian bay hết 31:17:55. Theo bảng kết quả cho biết thì “chiến binh” này có vận tốc 732.8574 m/p ~ 43,971 km/h.

- Như vậy, với vận tốc 43,971 km/h thì “chiến binh” này bay trong 31:17:55 sẽ có cự ly khoảng 1,365 km, vượt xa so với cự ly thực tế mà BTC thông báo, chỉ có 970,975 km.
- Do đó, “chiến binh” này không thể bay 31:17:55 được mà chỉ bay hết 22:04:55 với thời gian trừ qua đêm là 9:13:00. Tại sao tôi có được những con số này? Mặc dầu BTC không đưa ra bảng kết quả cụ thể nhưng chúng ta vẫn thấy được các con số đó như sau: với vận tốc 43,971 km/h cho cự ly 970,975 km  ta có thời gian bay thực tế là 22:04:55. Vì vậy, thời gian của”chiến binh” này từ lúc cất cánh cho đến khi hạ cánh là 31:17:55 và thời gian bay thực tế là 22:04:55 (để có được vận tốc 43,971 km/h) thì đương nhiên thời gian qua đêm sẽ là 9:13:00. Anh em cứ kiểm tra lại nhé!.

Tương tự, chúng ta xem “chiến binh” thứ 3 của ông Đổng Quang Khuê (xếp thứ 3) có cự ly 965,656 km: cất cánh: 5:22:00 ngày 22.5, hạ cánh: 13:20:32 ngày 23.5  thời gian bay hết 31:58:32. Theo bảng kết quả cho biết thì “chiến binh” này có vận tốc 707.1640 m/p ~ 42,429 km/h.
- Như vậy, với vận tốc 42,429 km/h thì “chiến binh” này bay trong 31:58:32 sẽ có cự ly khoảng 1,300 km, vượt xa so với cự ly thực tế mà BTC thông báo, chỉ có 965,656 km.
- Do đó, “chiến binh” này không thể bay 31:58:32 được mà chỉ bay hết 22:45:32 cho cự ly đã được BTC thông báo, và trừ thời gian qua đêm cũng là 9:13:00. Vì vậy, thời gian của”chiến binh” này từ lúc cất cánh cho đến khi hạ cánh là 31:58:32 và thời gian bay thực tế là 22:45:32 (để có được vận tốc 42,492 km/h) thì đương nhiên thời gian qua đêm sẽ là 9:13:00. Anh em cũng tiếp tục kiểm tra.


http://www.uphinhnhanh.com/images/97298A_21.png

http://www.uphinhnhanh.com/images/36471A_22.png

Như vậy, BTC cuộc đua Thiên Tân – Hồ Bắc cũng đã áp dụng qui tắc trừ thời gian qua đêm cho giải đua để xác định chính xác vận tốc bay của “chiến binh” và đem lại sự công bằng nhất định cho các căn cứ tham dự giải đua.

Công thức tính thời gian đêm được áp dụng như sau:

Thời gian đêm = (từ lúc mặt trời lặn cho đến mặt trời mọc ngày hôm sau) – X
(với X = 0,1 hoặc 2 tùy theo các mùa trong năm)

- Xem giải đua Bình Định – Sài Gòn ngày 1.6.2014 - MT mọc: 5:30 – MT lặn: 18:10, BTC chọn X = 1,  Thời gian đêm là: từ 18:10 đến 5:30 - 1 = 11:20 – 1:00 = 10:20:00

- Xem giải đua Thiên Tân – Hồ Bắc ngày 22.5.2014 - MT mọc: 5:23 – MT lặn: 18:10, BTC chọn X = 2,  Thời gian đêm là: từ 18:10 đến 5:23 - 2 = 11:13 – 2:00 = 9:13:00.

Một lần nữa, cảm ơn Chấn_PG đã cung cấp cho anh em xem kết quả một giải đua bồ câu tại một quốc gia nổi tiếng về chơi chim bồ câu đua mà BTC đã áp dụng phương thức trừ thời gian qua đêm cho các “chiến binh’ tham dự, điều này rất bổ ích đối với chúng ta hiện nay để cùng tham khảo, học hỏi và làm theo vì thực hiện được như vậy mới xác định chính xác vận tốc bay thực của “chiến binh” và đem lại sự công bằng nhất định cho các căn cứ tham dự giải đua.

sinhq7
31-05-14, 23:26
Một bài viết bổ ích,để cho anh em trên diễn đàn có ý kiến và thống nhất với nhau nhằm hướng đến mục đích chung là CÔNG BẰNG theo cá nhân mình cách tính này ok.
Mời các anh em trên diễn đàn góp ý và cho ý kiến.
Cám ơn anh GIA HƯNG.

Gia Hưng (HCMC)
11-06-14, 18:35
Mong anh em có thêm ý kiến đóng góp về vấn đề này!

Quang Huy Q10
12-06-14, 11:44
Em đồng tình với ý của anh Hưng. Nhưng nếu tin nhắn vào khoảng giờ từ 19g đến 4g sáng hôm sau thì mình sẽ tính thế nào ? THANKS.

concago
12-06-14, 12:46
Mình cũng nhất trí về cách tính trừ giờ qua đêm "thời gian nghỉ" của các chiến binh, nhưng cách tính này nên áp dụng các giải đua có tính chất đường dài(>=500km) và siêu dài(>=1000km) thì tốt nhất nhằm đảm bảo sự công bằng cho các chiến binh.
- Ví dụ: giải Trung Quốc chiến binh bay 1500km hết 09 ngày với cách tính hiện nay thì suy ra vận tốc trung bình là 6,94km/h.
Nếu trừ giờ là một ngày 24h trừ cho "thời gian nghỉ" tạm tính 12h thì vận tốc trung bình là:13,88km/h gấp đôi tạm tính cùng một thời gian nhận tin nhắn. Nhưng đó là tính cùng khoảng cách hoặc đua one loft race....
+ Còn khoảng cách khác nhau các căn cứ so với điểm thả thì sao ?
Ví dụ: Cũng cuộc thi trên với Việt Nam khoảng cách căn cứ A từ Chợ Bến Thành với căn cứ B từ Chợ Lớn khoảng cách là 07 km thì căn cứ A muốn thắng căn cứ B phải mất >= 60 phút (đó là ko trừ giờ thời gian nghỉ). Còn nếu trừ giờ thì căn cứ A chỉ cần bay >= 30 phút là thắng.

Gia Hưng (HCMC)
12-06-14, 23:21
Em đồng tình với ý của anh Hưng. Nhưng nếu tin nhắn vào khoảng giờ từ 19g đến 4g sáng hôm sau thì mình sẽ tính thế nào ? THANKS.

- Theo thông tin của trận Bình Định - Sài Gòn (1.6.2014): mặt trời mọc: 5:30, mặt trời lặn: 18:10. BTC chọn hệ số X = 1. Do đó, các tin nhắn vào ban đêm sẽ được BTC tính như sau:

+ Tất cả các tin nhắn từ sau 18:40 đến trước 0:00:00 sẽ được BTC ghi nhận vào lúc 18:40:00.

+ Tất cả các tin nhắn từ 0:00:00 đến 5:00:00 sẽ được BTC ghi nhận vào lúc 5:00:00.

Do BTC đã áp dụng qui tắc trừ thời gian qua đêm, do đó, cho dù các căn cứ có nhắn tin trước 0g hay sau 0g thì thời gian bay thực tế và kết quả vận tốc trung bình của "chiến binh" đó vẫn không thay đổi. Chỉ có sự khác biệt duy nhất là trên bảng kết quả xếp hạng, "chiến binh" nào có tin nhắn trước 0g thì không thể hiện qua đêm (số 0), còn "chiến binh" nào có tin nhắn sau 0g thì bảng kết quả hiển thị số 1 (qua 1 đêm).

Xem VD minh họa:
1) "Chiến binh" từ căn cứ Y nhắn tin vào lúc 19:00:00. BTC ghi nhận thời gian nhắn tin vào lúc 18:40:00 và cho kết quả như sau: thời gian bay thực tế = 12:10:00 với vận tốc trung bình = 599.0731 m/p

2) "Chiến binh" từ căn cứ Y nhắn tin vào lúc 4:00:00 ngày hôm sau. BTC ghi nhận thời gian nhắn tin vào lúc 5:00:00 và cho kết quả như sau: thời gian bay thực tế = 12:10:00 với vận tốc trung bình = 599.0731 m/p

Xem bảng kết quả:

http://www.uphinhnhanh.com/images/45538Hung_001.png

Quang Huy Q10
13-06-14, 22:13
cám ơn anh Hưng vì câu trả lời rất hay và thỏa mãn. Chúc anh hoàn thành tâm nguyện. Em rất đồng tình và hoan nghênh ý tưởng này của anh Hưng !

zongke
13-06-14, 22:29
Xin anh Hưng cho biết thêm nếu giả sử 1 chiến binh nhắn tin lúc 19h00, 1 chiến binh khác nhắn tin lúc 19h05' (cả 2 tin nhắn đều sau thời gian mặt trời lặn) thì sẽ tính như thế nào? Xin cám ơn!

Chánh-BT
15-06-14, 23:43
Mình cũng có chút ý kiến đóng góp, theo mình cách tính vận tốc chỉ mới vài trận chúng ta cũng chưa rút ra được nhiều kinh nghiệm và sẽ còn nhiều vấn đề phát sinh nên muốn hoàn thiện, công bằng cho căn cứ ở xa hay gần cần phải thêm 1 thời gian nữa.

Nếu sau này có trừ thời gian qua đêm mình nghĩ không cần phải tính mặt trời mọc hay lặn vì chim bay chứ người không có bay nên chúng ta thể không biết lúc nào con chim nó nghĩ, nó ngủ đâu mà tính, điển hình vẫn có con đến 19h25 vẫn bay về căn cứ. Vì vậy muốn trừ thời gian qua đêm chúng ta chỉ cần dựa theo thời gian của tin nhắn trong ngày Sau Cùng đến thời gian tin nhắn Đầu Tiên của ngày hôm sau là "thời gian nghỉ" là được rồi. Ví dụ: tin nhắn trong ngày cuối cùng là 20h và tin nhắn đầu tiên của ngày hôm sau là 5h thì chúng ta chỉ cần trừ 9 tiếng là thời gian chim nghỉ, vừa đơn giản ai cũng có thể tính được lại không ảnh hưởng đến thành tích chiến binh

Chim về trong ngày sẽ được xếp hạng Top trước những con qua đêm sẽ nằm trong Top sau vì chim đã qua đêm thì tuyệt đối không thể nào so bì hay hạng cao hơn chim về trong ngày.

Gia Hưng (HCMC)
17-06-14, 23:07
[COLOR="blue"]Xin anh Hưng cho biết thêm nếu giả sử 1 chiến binh nhắn tin lúc 19h00, 1 chiến binh khác nhắn tin lúc 19h05' (cả 2 tin nhắn đều sau thời gian mặt trời lặn) thì sẽ tính như thế nào? Xin cám ơn!

Theo qui định đã được thông báo: các tin nhắn sẽ được BTC ghi nhận vào cùng 1 thời điểm... do đó, "chiến binh" của căn cứ nào có cự ly xa hơn sẽ có vận tốc trung bình lớn hơn và đương nhiên sẽ có vị trí xếp hạng cao hơn...

Gia Hưng (HCMC)
17-06-14, 23:09
Xin anh em tiếp tục đóng góp ý kiến để cho chúng ta cùng tham khảo...

bocaubinhtrieu
21-06-14, 23:54
Nếu tính theo cách nầy thì các căn cứ ở Quận Bình Thạnh, sẻ khó có cơ hội Thắng nhửng căn cứ ngoài Chợ lớn.Nhất là giải đua Dốc Lếch sắp tới.Vì chim của nhửng căn Gần hơn khoảng 15phút đường chim bay về trong ngày mà không thắng được nhửng căn cứ xa mà về qua đêm thì thật là vô lý quá.Nếu mình biết trước HBCDQ8 áp dụng cách nầy thì mình đả không mua kiềng của HBCDQ8.

Quang Huy Q10
22-06-14, 17:01
- Theo thông tin của trận Bình Định - Sài Gòn (1.6.2014): mặt trời mọc: 5:30, mặt trời lặn: 18:10. BTC chọn hệ số X = 1. Do đó, các tin nhắn vào ban đêm sẽ được BTC tính như sau:

+ Tất cả các tin nhắn từ sau 18:40 đến trước 0:00:00 sẽ được BTC ghi nhận vào lúc 18:40:00.

+ Tất cả các tin nhắn từ 0:00:00 đến 5:00:00 sẽ được BTC ghi nhận vào lúc 5:00:00.

Do BTC đã áp dụng qui tắc trừ thời gian qua đêm, do đó, cho dù các căn cứ có nhắn tin trước 0g hay sau 0g thì thời gian bay thực tế và kết quả vận tốc trung bình của "chiến binh" đó vẫn không thay đổi. Chỉ có sự khác biệt duy nhất là trên bảng kết quả xếp hạng, "chiến binh" nào có tin nhắn trước 0g thì không thể hiện qua đêm (số 0), còn "chiến binh" nào có tin nhắn sau 0g thì bảng kết quả hiển thị số 1 (qua 1 đêm).

Xem VD minh họa:
1) "Chiến binh" từ căn cứ Y nhắn tin vào lúc 19:00:00. BTC ghi nhận thời gian nhắn tin vào lúc 18:40:00 và cho kết quả như sau: thời gian bay thực tế = 12:10:00 với vận tốc trung bình = 599.0731 m/p

2) "Chiến binh" từ căn cứ Y nhắn tin vào lúc 4:00:00 ngày hôm sau. BTC ghi nhận thời gian nhắn tin vào lúc 5:00:00 và cho kết quả như sau: thời gian bay thực tế = 12:10:00 với vận tốc trung bình = 599.0731 m/p

Xem bảng kết quả:

http://www.uphinhnhanh.com/images/45538Hung_001.png

Anh Hưng cho em hỏi thêm 1 câu : Nếu căn cứ X có chiến binh bay về lúc 18g40 và căn cứ Y có chiến binh bay về lúc 5g00 sáng hôm sau. Mà căn cứ X gần hơn căn cứ Y khoảng 15km. Vậy theo cách tính như vậy thì sắp hạng như thế nào ? Thanks !

Gia Hưng (HCMC)
22-06-14, 17:48
Anh Hưng cho em hỏi thêm 1 câu : Nếu căn cứ X có chiến binh bay về lúc 18g40 và căn cứ Y có chiến binh bay về lúc 5g00 sáng hôm sau. Mà căn cứ X gần hơn căn cứ Y khoảng 15km. Vậy theo cách tính như vậy thì sắp hạng như thế nào ? Thanks !

Dear Tieu Long, xem trả lời nhé!


http://www.uphinhnhanh.com/images/73532TEST_001.png

bocaubinhtrieu
22-06-14, 22:46
Sau khi được anh Bình hội trưởng HBCĐQ8 giải thích cặn kẻ là.Lý do trừ qua đêm là vì để cho các căn cứ cách xa Thành Phố,như Biên Hòa vẩn có thể tham dự được.Nên mình nghỉ như vậy củng hợp lý,vì các căn cứ ở vùng ven có chung niềm đam mê môn bồ câu đua có cơ hội tranh tài cùng anh em.Chúc HBCĐQ8 ngày càng phát triển mạnh mẻ.Thân chào.

dung.tp
23-06-14, 18:50
Các anh cho em hỏi căn cứ vào đâu để khẳng định chim bồ câu không thể bay vào buổi tối?

Cao Hiền
24-06-14, 19:46
Chim bồ câu có thể bay vào buổi là nhờ ánh sáng của đèn đường nhưng trên thực tế chim bồ câu không thể bay vào buổi tối đâu bạn.

Gia Hưng (HCMC)
25-06-14, 01:37
Các anh cho em hỏi căn cứ vào đâu để khẳng định chim bồ câu không thể bay vào buổi tối?

Chào bạn dung.tp và các anh em,

Rất vui và cảm ơn khi nhận được câu hỏi thắc mắc của bạn vì bạn đã quan tâm đến đề tài này và tôi cũng tin chắc rằng có nhiều căn cứ cũng muốn đặt câu hỏi như vậy, vì cho rằng: chim bay chứ người có bay đâu mà biết được chim bay hay nghỉ …

- Không biết bạn dung.tp có chơi chim bồ câu đua hay không? Nếu có thì bạn có thể sử dụng đàn chim bay của bạn hoặc nếu như bạn không có chơi chim đua thì dung.tp có thể liên hệ mượn chim đua từ các căn cứ có cùng suy nghĩ với bạn như ở Bình Thạnh, quận 2, quận 6, quận 8… để làm phép thử nhé!

- Chúng ta cùng làm 2 phép thử như sau:

A) Phép thử 1:

- Từ đàn chim của bạn , hoặc từ các đàn chim của các căn cứ khác cho bạn mượn, bạn chọn ra từ 5-10 con, chim tơ, chim lứa, chim trưởng thành, chim già 2-3 năm tuổi, chim trống, chim mái đều được… tùy bạn chọn.

- Bạn cho đàn chim này cất cánh tại huyện Thống Nhất-Đồng Nai, cách Sài Gòn khoảng 50 km đường bộ (# 35 km đường chim bay), và cất cánh lúc 7:00:00 trong điều kiện thời tiết bình thường. Vậy theo bạn và các anh em cho biết trong khoảng thời gian bao lâu thì đàn chim này sẽ về đến căn cứ? Có người thì cho rằng khoảng 40’, người khác thì cho biết khoảng 60’, người nữa thì cho rằng mất khoảng 1g15’… Tôi thì khẳng định rằng chậm lắm trong khoảng từ 1g30’ – 2g00, đàn chim trên sẽ có mặt tại căn cứ. Và tất cả các anh em chơi chim đua đều tin điều này và chắc chắn tin rằng đàn chim này sẽ bay được trong khoảng thời gian nêu trên… Và bạn dung.tp cứ thử 1 lần, 2 lần, 3 lần và đến 10 lần thì kết quả vẫn bay về tốt trong khoảng thời gian kể trên… Thậm chí trong những lần bay sau, thời gian sẽ càng được rút ngắn hơn…

B) Phép thử 2:

- Cũng từ đàn chim kể trên, cũng tại căn cứ đó, cũng tại điểm cất cánh như cũ, chỉ khác thời điểm cất cánh mà thôi, ở phép thử 1, cất cánh lúc 7:00:00, còn ở phép thử 2, thời điểm cất cánh là 19:00:00. Theo bạn dung.tp và các anh em thì phải mất khoảng thời gian bao lâu thì đàn chim này sẽ về đến căn cứ? Các anh em cứ đưa ra những con số thời gian. Riêng tôi thì khẳng định rằng trong 10 tiếng đồng hồ (từ 19:00:00 – 5:00:00 ngày hôm sau), không có 1 con chim nào bay về được đến căn cứ , dẫu chỉ có 1 con cũng không. Bạn dung.tp và các anh em khác tin không? Bạn dung.tp có thử 1 lần, 2 lần, 3 lần, thậm chí cho bạn thử đến 10 lần, cũng không thể có được 1 con chim nào về hết… Và cho bạn có thể lục tung hết các căn cứ nuôi chim bồ câu đua tại Sài Gòn, cũng không thể tìm ra được 1 con chim bay về được trong khoảng thời gian nêu trên (từ 19:00:00 – 5:00:00 sáng hôm sau).

Đọc đến đây thì chắc chắn bạn dung.tp và nhiều anh em khác lại dẫn chứng cho rằng có con chim bay về lúc 19:25’, hoặc có con được nhắn tin trễ hơn rất nhiều, vào lúc giữa đêm khuya… Đó cũng chỉ là những thời điểm nhắn tin được gởi đến BTC… chứ thật sự, tôi và rất nhiều anh em chơi chim đua vẫn không tin và khẳng định rằng con chim đó không thể bay và hạ cánh thật sự vào thời điểm 19:25’ như đã nhắn tin. Nếu bạn dung.tp và các anh em vẫn tin con chim đó bay được ban đêm thì chúng ta cùng áp dụng phép thử thứ 2 xem sao? Bạn dung.tp có thể liên hệ và mượn con chim đã được cho rằng bay trong đêm, đến thả tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai – lúc 19:00:00, và tôi, một lần nữa khẳng định rằng: trong 10 giờ đồng hồ, con chim đó vẫn không có mặt tại căn cứ.

Và để cho các cuộc thử nghiệm hấp dẫn và lý thú, chúng ta cùng cam kết như sau:

- Nếu có 1 con chim nào trong các cuộc cuộc thử nghiệm bay ban đêm và có mặt tại căn cứ trong khoảng thời gian qui định, tôi sẽ mời toàn thể các căn cứ tại Sài Gòn (khoảng trên dưới 160 căn cứ) dự buổi tiệc nhẹ vịt quay – bánh mì để cùng chiêm ngưỡng chú chim bồ câu thật hay, thật xuất sắc đã bay được trong đêm tối…

- Ngược lại, nếu qua các cuộc thử nghiệm, bạn dung.tp và các anh em khác vẫn không tìm ra được 1 con chim nào về theo đúng thời gian qui định thì bạn dung.tp và các anh em có cùng suy nghĩ như bạn cũng thực hiện như vậy, một bữa tiệc vit quay – bánh mì cho các anh em chơi chim bồ câu đua thưởng thức và rút ra kết luận: chim bồ câu không thể bay được trong đêm tối…

Bạn dung.tp và các anh em khác cùng tiến hành thử nghiệm và thực hiện cam kết chứ?

Thang_Q5
25-06-14, 12:53
Vậy còn chim trong cự ly dưới 20km . Do chim đuối sức hoặc lý do nào khác chim không về được căn cứ , mà nghĩ ngơi khoãng vài giờ rồi sau đó về căn cứ vậy có thễ tính là chim bay đêm không anh .
- Riêng Em thì có thễ chứng minh cho anh em được nha .

NT.PHONG
27-06-14, 11:56
Chào Anh Hưng
Em có giả thiết này muốn đặt câu hỏi cùng anh.
Vd: Nếu như Anh Hưng tổ chức cuộc đua 4 chặng tiến lên và áp dụng tính như trên :
Chặng 1 ( 350km) chim A về 4 giờ chiều, Chim B về 2 giờ chiều
Chặng 2 (450km) chim A và chim B về 4 giờ chiều
Chặng 3 (550km) chim A và chim B về 5 giờ chiều
Chặng 4 (700km) chim A về 6 giờ chiều và chim B sáng hôm sau về 6gio
Nếu tính như vậy thì hỏi anh Hưng con nào sếp hạng trên con nào ?( với cự ly chung quận khoảng cách không đáng kể giửa 2 căn cứ)
Nếu mua chim thì anh mua con nào?

Gia Hưng (HCMC)
27-06-14, 17:17
Chào Anh Hưng
Em có giả thiết này muốn đặt câu hỏi cùng anh.
Vd: Nếu như Anh Hưng tổ chức cuộc đua 4 chặng tiến lên và áp dụng tính như trên :
Chặng 1 ( 350km) chim A về 4 giờ chiều, Chim B về 2 giờ chiều
Chặng 2 (450km) chim A và chim B về 4 giờ chiều
Chặng 3 (550km) chim A và chim B về 5 giờ chiều
Chặng 4 (700km) chim A về 6 giờ chiều và chim B sáng hôm sau về 6gio
Nếu tính như vậy thì hỏi anh Hưng con nào sếp hạng trên con nào ?( với cự ly chung quận khoảng cách không đáng kể giửa 2 căn cứ)
Nếu mua chim thì anh mua con nào?

Theo đề bai Phong đưa ra thì còn thiếu thời điểm cất cánh… Nhưng anh sẽ lấy thời điểm cất cánh chung của các trận đua gần đây để làm thời điểm cất cánh cho các chặng bay này.

Phong xem bảng kết quả:


http://www.uphinhnhanh.com/images/27932TESTPHONG_001.png

1) Theo bảng kết quả: chim B sẽ có vị trí xếp hạng cao hơn chim A nếu tính vận tốc trung bình qua 4 chặng.

2) Nếu mua, anh sẽ chọn chim A. Vì sao? Không hẳn chim có vị trí xếp hạng cao là sẽ được mua… điều này thì chắc chắn nhiều anh em có kinh nghiệm chơi chim đua sẽ rõ hơn. Ở đây, anh chỉ nhìn theo bảng kết quả sắp hạng, theo bảng kết quả thì chim A thua trận 350 km, còn các trận khác bay rất tốt, đặc biệt trong trận bay 700 km có kết quả bay tốt hơn (tốc độ bay cao hơn, về trong ngày), trong khi đó chim B bay trận 700 km có kết quả kém hơn…

Thật ra, anh hiểu và đọc được suy nghĩ của Phong và nhiều anh em khác qua việc nêu ra đề bài như trên. Có vẻ Phong và nhiều anh em chỉ chú trọng và bức xúc đến chuyện chim có tin nhắn vào ngày hôm sau nhưng lại có vị trí xếp hạng cao hơn các con chim về trong ngày thứ nhất và không đồng tình với kết quả này. Theo đề bài này của Phong thì trong trận 700 km, chim B về qua đêm nhưng đâu có được xếp hạng cao hơn chim A về trong ngày (chim A có vận tốc 60,869 km/h còn chim B chỉ có 53,164 km/h), cho dù chim B có hạ cánh lúc 5g sáng thì vận tốc cũng chỉ có 57,534 km/h, vẫn không thể xếp hạng cao hơn chim A được.

- Còn tại sao lại có trường hợp chim về trong đầu giờ sớm ngày hôm sau lại có kết quả xếp hạng cao hơn chim có về cuối giờ ngày thứ 1. Điều này chỉ xảy ra trong trường hợp các căn cứ có sự chênh lệch khoảng cách, chênh lệch cự ly so với điểm cất cánh.

- Xem ví dụ sau và điều này có nhiều khả năng xảy ra: Phong và các anh em có biết căn cứ Cừ (BH) sẽ tham dự các giải đua không? Có biết tại sao căn cứ Cừ (BH) chỉ mua kiềng VNPC, HCM-Q8 và CHOLON mà không mua kiềng VIP không? Vì cả 3 hội đã tuyện bố tính vận tốc cho các cuộc đua, còn 1 hội thì không áp dụng tính vận tốc, vì không áp dụng tính vận tốc nên chỉ cho các căn cứ thuộc thành phố HCM tham dự. Căn cứ Cừ (Biên Hòa) gần hơn căn cứ Phong 35 km so với điểm cất cánh tại Bình Định. Và trong cuộc đua này, chim của căn cứ Cừ (BH) chỉ phải bay # 395 km, còn chim của căn cứ Phong và các anh em trong Chợ Lớn phải bay đến 430 km, cộng với gió nghịch, thời tiết không thuận lợi…Nhưng chim của Cừ (BH) vẫn có thể hạ cánh lúc 18g00 hoặc 18g15’ cùng ngày, còn chim của Phong không thể vào chuồng trước 18g30, mặc dầu lúc này chim của Phong đã về đến căn cứ, về đến nóc chuồng nhà mình rồi đó, nhưng vì quá mệt mỏi, trời tối… không thể vào chuồng để cho Phong bắt được và nhắn tin, đến đầu giờ sớm sáng ngày thứ 2, khoảng 5g mới vào chuồng…

- Như vậy, nếu theo cách tính thông thường thì chim của Phong không có cửa nào tranh chấp thứ hạng với chim của Cừ (BH), vì thua đứt 10 – 12 giờ đồng hồ ban đêm, và tất các căn cứ của khu vực Chợ Lớn, Bình Thạnh cũng vậy… Và căn cứ Cừ (BH) có 2-3 chim về trong ngày thì các anh em trong này chỉ biết đứng nhìn căn cứ Cừ (BH) đứng trên bục cao nhất mà trong lòng ấm ức…Vì sao? Vì phải chia đều vận tốc cho khỏang 10g-12g đồng hồ vào ban đêm…

- Ngược lại, nếu áp dụng nguyên tắc trừ giờ ban đêm thì các căn cứ xa hơn căn cứ Cừ (BH) vẫn có cửa tranh chấp thứ hạng… mặc dầu theo tin nhắn thì thể hiện qua đêm, nhưng thực tế chim của anh em ở xa đã về tới căn cứ rồi, đã ở trên nóc chuồng rồi… nhưng vì trời tối, vì mệt quá và đã có chỗ uống nước trên mái tôn nên chưa vào chuồng được lúc đó thôi, sáng sớm 5g là đã vào được… Đó là lý do mà HBCĐQ8 muốn thực hiện để tạo sự công bằng cho các căn cứ dù xa hay gần vẫn chơi được với nhau, chứ không phải làm không được, không có cách bảo vệ các căn cứ có cự ly xa hơn là cấm hay không cho các căn cứ ở gần điểm thả hơn chúng ta không được chơi. Mong Phong và các anh em nghiên cứu kỹ cách thức tính toán để cuộc chơi công bằng và hợp lý.

dung.tp
27-06-14, 20:51
Chưa thuyết phục vì thực ra các căn cứ ngoài tỉnh chỉ đếm chưa hết bàn tay,còn lại là các căn cứ trong thành phố chỉ cách nhau vài trăm mét.

Cao Hiền
27-06-14, 20:52
Anh tính vận tốc như vậy là hợp lý rồi,chúc anh thực hiện thành công tốt đẹp.

NT.PHONG
28-06-14, 09:04
Chào anh Hưng
Em có thêm 1 giả thiết nữa anh tính giúp em.
Có căn cứ A ờ đầu Thành Phố HCM và căn cứ B ờ cuối Thành Phố HCM ( khoảng cách giửa 2 căn cứ khoản 25km) trong cuộc thi 200km với 2 chú chim tốc độ ngang nhau.
Trường hợp 1 : với thời tiết thuận lợi thả chim 6 giờ sáng , 8 giờ 30'' căn cứ A có chim về. Vậy hỏi anh Căn cứ B mấy giờ có chim về và thời gian giửa chim A và Chim B là bao nhiêu phút.
Trường hợp 2 : với thời tiết khắc nghiệt, khó khăn nhất thả chim 6 giờ sáng, 2 giò chiều căn cứ A có chim về. Vậy hỏi anh Căn cứ B mấy giờ có chim về và thời gian giửa chim A và chim B là bao nhiêu phút.
Từ 2 trường hợp trên Anh cho nhận xét căn cứ nào có lợi thế hơn. Thanks

Gia Hưng (HCMC)
28-06-14, 15:29
Dear Phong,
Phong hãy cho biết ý kiến về câu hỏi số 1 mà Phong đã đưa ra và anh đã trả lời, xong rồi hãy hỏi tiếp nữa chứ...

VinhQuang_Q4
28-06-14, 17:06
Thân chào các anh em trong diễn đàn:
Theo mình thì đua tính vận tốc chỉ giành cho những cuộc đua cự li 350km trở về thôi ,chứ đua xa thì tính để làm gì:
Mình ví dụ : theo a gia hưng thì nhà gần hướng bay sẽ lợi thế hơn,vậy cho mình hỏi chim bay hướng nào về:?
Theo mình thì chim bay tuỳ hướng gió cũng chẳng biêt và khẳng định hôm nay nó sẽ về hướng này.
Nếu chim về hướng tây thì sẽ đáp q bình chánh,q6.trước.
Nếu chim về hướng đông sẽ đáp q2 trước.
Nếu chim về hướng tây thì khoảng cách q bình chánh và q2 so với đường. bay ai sẽ bay nhiều hơn.?
Chim cò mà đâu phải mình đi đâu mà lựa đường gần về.
Theo mình thì đua xa thì hên xui con nào về trước con đó thắng.tranh cãi làm gì.

Vuanh
01-07-14, 14:18
Từ ngày đầu tiên cuộc đua tổ chức rộng rãi cho các căn cứ tại thành phố được tính theo thời gian và cách tính này kéo dài khá lâu. Mãi đến 2013 một số anh em ở HBCĐHX (Zongke, Nghĩa-Q2, Conic...) đã mạnh dạn đứng ra tổ chức những giải đua nho nhỏ dựa vào vận tốc trung bình (VTTB) để xác định chiến binh thắng giải và tiếp theo đó HBCSG và các cuộc tập huấn có thưởng như hiện nay. Thoạt nhìn thì ai cũng nghỉ là công bằng. Nhưng trên thực tế không hẳn là vậy. Mình lấy ví dụ cụ thể để anh em cùng xem nhé.

Giải đua thí điểm tính VTTB của HBCSG là Phan Thiết-Sài Gòn: Chiến binh căn cứ Vuanh cán đích đầu tiên theo tin nhắn. Sau khi tính VTTB chiến bình mình hạng 7.
Trận thứ 2 là Phan Rang chiến binh của bạn Chánh-BT và Vuanh về nhất và chiến binh về nhì theo tin nhắn. Kết quả theo VTTB cả 2 chiến binh của bạn Chánh và mình không lọt vào top 10.

Qua 2 kết quả trên thấy được điều gì: Nếu mà các chiến binh về theo đàn các căn cứ có cự ly gần hơn sẽ không thể nào thắng được các căn cứ ở xa. Đặc biệt là các căn cứ ở Quận 2, Bình Thạnh, Phú Nhuận.

Suy ra các căn cứ có khoảng cách gần nếu muốn thắng chỉ có 1 cơ hội thắng: đó là phải bay về bỏ xa (ăn đứt đường) các chiến binh của căn cứ có khoảng cách xa hơn. Các căn cứ có khoảng cách xa thì có 2 cơ hội thắng: đó là ăn đứt đường và bay về theo bày.

Dù sao thì ở thời điểm này cách tính VTTB vẫn hợp lý hơn là tính theo thời gian như trước kia. Và mọi người đều tán thành.

Nếu áp dụng trừ thời gian qua đêm (TTGQĐ) thì những chiến binh của căn cứ có cự ly gần hơn sẽ thua như thế nào. Anh em cùng xem ví dụ bên dưới nhé.
VD: Giải đua Bình Định-Sài Gòn, mặt trời mọc 6g00, mặt trời lặng 18:00. Chim được thả lúc 6 giờ ngày 28/06/14
Chiến binh căn cứ Phúc Q6 hạ cánh đúng 18h00 cùng ngày (bay 12 tiếng), chiến binh căn cứ Phúc Yến hạ cánh lúc 6h01 phút ngày 29/06/14 (bay 24 tiếng 1 phút) ---> Chiến binh của Phúc Yến sẽ thắng vì được tính TTGQĐ là 12 tiếng và thời gian cuối cùng sau khi trừ còn lại 12 tiếng 1 phút.

Tương tự như vậy chiến binh của Vuanh sẽ thắng các chiến binh của Chánh-BT, Zongke, ThuậnQ2, Bocaubinhtrieu mặc dù chiến binh của mình qua đêm.
Ở ví dụ ngày rõ ràng là không công bằng cho các căn cứ Phúc Q6, Chánh-BT, Zongke, ThuậnQ2

Theo cách trừ thời gian qua đêm mà anh Gia Hưng hội ý anh em nếu áp dụng thì chỉ áp dụng cho căn cứ ở thành phố HCM khi tính đối kháng với Cừ Biên Hòa là hợp lý, vì căn cứ Cừ Biên Hòa khoảng cách gần hơn nhiều so với các căn cứ ở thành phố HCM (đây là trường hợp đặc biệt). Nếu áp dụng cho tất cả các căn cứ ở thành phố Hô Chí Minh vào thời điểm nàu là chưa hợp lý.


Để có một cách tính TTGQĐ hợp lý hơn các Hội Trưởng của các Hội có tổ chức đua chim cần ngồi lại bàn bạc để đưa ra một cách tính TTGQĐ sau đó đăng lên diễn đàn để có thêm góp ý của các anh em đã và đang chơi môn đua chim này. Sau đó tổng hợp lại các ý kiến rồi đưa ra cách tính áp dụng chung cho tất cả các cuộc đua. Như vậy sẽ tốt hơn trong giai đoạn đang phát triển hiện nay.

Gia Hưng (HCMC)
03-07-14, 00:08
http://www.uphinhnhanh.com/images/20480Banner_tai_tro_100_000.png

Cảm ơn anh Vuanh đã có ý kiến. Xin được trao đổi vài điều với anh như sau:

1. Nếu áp dụng trừ thời gian qua đêm (TTGQĐ) thì những chiến binh của căn cứ có cự ly gần hơn sẽ thua như thế nào. Anh em cùng xem ví dụ bên dưới nhé.
VD: Giải đua Bình Định-Sài Gòn, mặt trời mọc 6g00, mặt trời lặng 18:00. Chim được thả lúc 6 giờ ngày 28/06/14
Chiến binh căn cứ Phúc Q6 hạ cánh đúng 18h00 cùng ngày (bay 12 tiếng), chiến binh căn cứ Phúc Yến hạ cánh lúc 6h01 phút ngày 29/06/14 (bay 24 tiếng 1 phút) ---> Chiến binh của Phúc Yến sẽ thắng vì được tính TTGQĐ là 12 tiếng và thời gian cuối cùng sau khi trừ còn lại 12 tiếng 1 phút.

--> Theo VD anh Vuanh đưa ra, thì căn cứ Phúc Yến xếp hạng trên căn cứ Phúc (Q6) trong một cuộc đua. Nhưng cũng với các dữ liệu mà anh Vuanh công bố, thì bảng kết quả do HBCĐQ8 thực hiện lại cho kết quả khác, đó là căn cứ Phúc (Q6) vẫn xếp hạng trên căn cứ Phúc Yến. Không biết cách tính của anh Vuanh hay của tôi có sự nhầm lẫn, không chính xác? Chúng ta cần kiểm tra lại để có kết quả cho phù hợp và chính xác. (Xem bảng kết quả)


http://www.uphinhnhanh.com/images/59587VA_TEST_Binh_Dinh_VNPC.png

2. Tương tự như vậy chiến binh của Vuanh sẽ thắng các chiến binh của Chánh-BT, Zongke, ThuậnQ2, Bocaubinhtrieu mặc dù chiến binh của mình qua đêm.
Ở ví dụ ngày rõ ràng là không công bằng cho các căn cứ Phúc Q6, Chánh-BT, Zongke, ThuậnQ2

--> Nguyên tắc trừ thời gian đêm đem công bằng cho tất cả các căn cứ như nhau, các căn cứ thuộc khu vực Bình Thạnh, quận 2 sẽ lấy lại được sự công bằng của mình.

Chúng ta xem bảng kết quả trận Bình Định – Sài Gòn:

- Bảng kết quả không trừ thời gian đêm của HBCSG:


http://www.uphinhnhanh.com/images/74656Binh_Dinh_Sai_Gon_vnpc.png

- Bảng kết quả trừ thời gian đêm 10g20’ (từ 18:40:00 đến 5:00:00 sáng ngày hôm sau):


http://www.uphinhnhanh.com/images/26395TEST_Binh_Dinh_VNPC_20.png

Nhìn tổng quát, khi áp dụng nguyên tắc trừ thời gian đêm cũng không làm thay đổi hay ảnh hưởng đến kết quả của các căn cứ ở gần điểm thả hơn so với các căn cứ ở xa điểm cất cánh khi không trừ thời gian đêm, ngược lại, với cách tính trừ thời gian đêm đã đem lại sự công bằng cho các căn cứ ở gần điểm cất cánh. Chúng ta xem kết quả của căn cứ Vuanh và căn cứ Hoaco.

- Do không trừ thời gian đêm, nên khi tính vận tốc trung bình, chúng ta phải tính luôn phần cự ly bay của chim cho những giờ đồng hồ chim không thể bay được. Cho nên vận tốc không phản ánh đúng thực tế hay khả năng của chim, từ đó ảnh hưởng đến kết quả sắp hạng. Hãy xem bảng kết quả không trừ thời gian đêm, chim của Vuanh bay chỉ có 18,040 km/h nên cho dù có thời gian bay ít hơn 24’54” so với chim của Hoaco (23:37:21 so với 24:02:15 ) và cự ly gần hơn Hoaco là 9,64 km so với điểm cất cánh thì chim của Vuanh vẫn phải xếp hạng dưới. Có cự ly gần hơn chưa tới 10 km, nhưng hạ cánh bỏ xa hơn gần 25’ mà phải xếp hạng dưới. Chúng ta có thấy bất hợp lý không?

- Ngược lại, nếu áp dụng nguyên tắc trừ thời gian đêm, thì thứ hạng đã thay đổi, lúc này, chim của Vuanh có vận tốc: 32,060 km/h, còn chim của Hoaco đạt 31,799 km/h. Vận tốc này mới phản ánh đúng thực tế bay của chim, khi đó, với khoảng thời gian bỏ xa khi hạ cánh gần 25’, thì kết quả xếp hạng thay đổi là hợp lý.

--> Như vậy, qua thực tế thì khi áp dụng nguyên tắc trừ thời gian đêm có phải là bất công, bất lợi, không công bằng, làm mất đi lợi thế của các căn cứ ở Bình Thạnh, quận 2 so với các căn cứ thuộc khu vực Chợ Lớn, quận 6, Bình Chánh? Hay ngược lại, với thực tế trận Bình Định – Sài Gòn, thì công bằng đã được trả lại cho các căn cứ ở khu vực nêu trên, cụ thể là căn cứ Vuanh.

Cuối cùng, như anh Vuanh đã biết, giải đua HCM-Q8 2014 được diễn ra tại Tuy Hòa (380 km) trong mùa gió nghịch. Vậy theo Vuanh, chúng tôi – Hội BCĐQ8 - có nên trừ thời gian đêm của các “chiến binh” trong cuộc đua này để thực hiện việc xếp hạng hay không?

1. Nếu có, thì anh Vuanh có phương pháp nào vừa tính đối kháng được với căn cứ Cừ (BH), vừa hợp lý với tất cả các căn cứ ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn, Hàng Xanh, Bình Thạnh, quận 2…

2. Nếu không thì tại sao không?

Cảm ơn anh nhiều!

HieuHien
03-07-14, 05:36
thời điểm này không nên cho căn cứ Cừ tham gia

Cho tôi hỏi thời gian mặt trời mọc và lặn ở ví dụ Thiên tân Hồ bắc anh lụm đâu ra vậy?

tôi rất quí thành ý của anh, nhưng toàn bộ câu chuyện của anh mang nặng tính chủ quan, suy diễn và rất cảm tính 1

tất cả đều là số tuyệt đối, còn thời gian qua đêm là số tương đối! sao anh dám khẳng định, xếp hạng căn cứ vào dự báo thời tiết thời gian qua đêm là sao? Căn cứ vào đâu A -1 -2?
Anh có biết là ngày 22/5/2014 mặt trời mọc và lặn ở Thiên tân, Hồ Bắc là bao nhiêu không? sao anh dám đưa Ví dụ như vậy?

anh chơi chim cỡ nào?sao anh dám suy diễn là chim về uống nước , mệt, sáng mới vô chuồng, A có bị hoang tưởng không?
Gần như là cùng thời gian mặt trời mọc và lặn, tại sao người ta -2 còn A lại -1?

Tôi khuyên Anh khi chưa thực hiện được thì đừng quá cố gắng!
Rất quí Anh vì những gì Anh đã đóng góp cho sân chơi này!
Nhưng sẽ là nguy hiểm nếu ta chưa biết rõ những gì ta làm!

Thế giới người ta đua one loft, ít nhất thì cũng giống cái cự ly, còn mình thì càng ngày càng cố gắng làm cho xa cái cự ly. ai chả biết đông là vui ! nhưng không vì thế mà hi sinh tất cả!

Tôi khuyên A khi chưa chứng minh được (GPRS) thì đừng có tưởng tượng!

Khi chưa có thể đem lại sự công bằng cho tất cả mọi người thì đừng lấy mất đi sự công bằng của 1 người

Cao Hiền
03-07-14, 14:34
Mình xin góp ý là tất cả các anh em muốn bay thử nghiệm thì mình tham gia, còn không muốn bay thử nghiệm thì mình không tham gia. Cần chi mà phải tranh cãi làm gì để cho tất cả các anh em mất hòa khí lẫn nhau, sau khi bay thử nghiệm xong thì sẽ rõ ràng tất cả, đến lúc đó thì mình tranh luận cũng đâu có muộn. Mong tất cả các anh em hãy hòa đồng lẫn nhau.

Vuanh
03-07-14, 14:37
Chào anh Hưng,

I. Tôi bị nhầm vị trí tọa độ của bạn Phúc Yến. Ở đây không nói đến cách tính của ai hết, vì nó là của các nhà khoa học rồi xa xưa (vận tốc = Quảng đường : thời gian). Do bị nhầm làm anh phải bận tâm. Bây giờ tôi ví dụ lại nhé.
Nhờ anh tính xem nếu cũng là ví dụ 2 căn cứ Phúc Yến và Phúc Q6. Chỉ thay đổi chút xíu là chiến binh của Phúc Yến về lúc 06:00:30 sáng hôm sau.

Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Q6 không đổi vẫn là 12 tiếng --> 433741(mét) : 720(phút) = 602.42 mét/phút
Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Yến là 12 tiếng 0 phút 30 giây --> 433.741 : 720(phút) = 603.02 mét/phút
===> Chiến binh của Phúc Yến thắng vì có VTTB cao hơn mặc dù qua đêm. Thật là đau lòng cho chiến binh của Phúc Q6 mặc dù ăn đứt đường nhưng vẫn thua.

Tương tự như vậy chiến binh của Vuanh sẽ thắng các chiến binh của Chánh-BT, Zongke, ThuậnQ2, Bocaubinhtrieu mặc dù chiến binh của mình qua đêm. Hoặc chiến binh của Vuanh sẽ thua chiến binh của Xí PN khi chiến binh của Xí PN qua đêm.
Ở ví dụ ngày rõ ràng là không công bằng cho các căn cứ Phúc Q6, Chánh-BT, Zongke, ThuậnQ2, Vuanh

II. Trong giải đua Bình Định - Sài Gòn. Tôi cũng như nhiều người khác đã thấy có một chút không công bằng cho các căn cứ gần khi cùng xét đối kháng với căn cứ xa cùng qua đêm. Trong đó trường hợp của tôi và anh Hòa Có. Chúng tôi cũng tìm cách tính trừ thời gian qua đêm để công bằng hơn cho căn cứ gần hơn tính ở vị trí thả. Nhưng vẫn chưa có cách hợp lý vì phải làm bảng tính phức tạp hơn. Như tôi đã nói ở bài trên là tạm thời cách tính VTTB là tạm ổn ở thời điểm này mặc dù các căn cứ có khoảng cách gần hơn tính từ điểm thả bị thiệt thòi. Còn về cách tính trừ TTGQĐ thế nào là phù hợp, tôi hoặc là những anh em khác sẽ có 1 chủ đề để cùng nhau thảo luận.

III. Rất cám ơn anh Hưng đặt câu hỏi cho tôi “ Có áp dụng TTGQĐ hay không”. Xin xem câu trả lời bên dưới

1. Áp dụng TTGQĐ: Như bài trước tôi có nói - áp dụng cho các căn ở nội thành Sài Gòn khi xét đối kháng với căn cứ Cừ Biên Hòa (CCCBH)

VD: Trong ngày đua chỉ có 10 chiến binh về trong ngày trong đó 1 chiến binh CCCBH. Cứ tính theo VTTB thông thường để xếp hạng.
Nếu chiến binh CCCBH nằm trong top 5. Thì lúc này không phải TTGQĐ làm gì vì những chiến binh qua đêm lúc đó không còn cửa so kè với chiến binh CCCBH.
Nếu chiến binh CCCBH nằm trong top 6 đến 10. Lúc này chúng ta chỉ cần xét đối kháng với vài chiến binh về sáng hôm sau.

2. Không áp dụng TTGQĐ. Tại sao?

a. Như đã giải thích ở mục I, hầu hết các chiến binh trong nội thành sẽ không công bằng khi phải bị thua các chiến binh của các căn cứ khác có chiến binh về qua đêm.

b. Như trong bài đăng ký kiềng Hội 2014 của HBCĐQ8, nếu không có thông báo luật tính này thì không thì không nên áp dụng.

Xin nhắc lại đây là do cuộc đua của HBCĐ8 tổ chức, tôi chỉ đóng góp ý kiến khi được yêu cầu từ anh Hưng. Còn phần quyết định là của HBCĐQ8.

Đó là những gì mình muốn đóng góp để có một cuộc chơi vui hơn công bằng hơn.

Thân chào,

Vuanh

Gia Hưng (HCMC)
03-07-14, 17:51
Nhờ anh tính xem nếu cũng là ví dụ 2 căn cứ Phúc Yến và Phúc Q6. Chỉ thay đổi chút xíu là chiến binh của Phúc Yến về lúc 06:00:30 sáng hôm sau.

Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Q6 không đổi vẫn là 12 tiếng --> 433741(mét) : 720(phút) = 602.42 mét/phút
Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Yến là 12 tiếng 0 phút 30 giây --> 433.741 : 720(phút) = 603.02 mét/phút
===> Chiến binh của Phúc Yến thắng vì có VTTB cao hơn mặc dù qua đêm. Thật là đau lòng cho chiến binh của Phúc Q6 mặc dù ăn đứt đường nhưng vẫn thua.

Hihihi! Đúng là thật đau lòng cho Vuanh chứ không phải cho chim của Phúc (Q6)… Không biết lần này, Vuanh có lại nhầm lẫn nữa không? Nếu không nhầm lẫn thì quá đau lòng cho Vuanh rồi…

Tôi không biết vì sao, với mục đích gì hay lý do nào mà Vuanh cố tình và ép buộc chim của Phúc (Q6) phải luôn luôn thua chim của Phúc Yến mặc dầu với khả năng của Vuanh, tôi cam đoan rằng, Vuanh không cần máy tính 9 số hay 12 số, cũng không cần giấy và viết để tính toán cũng nhận ra rằng chim của Phúc (Q6) phải thắng chim của Phúc Yến… nhưng Vuanh vẫn cố tình dìm hàng chim của Phúc (Q6), phải bằng mọi giá để kết luận chim của Phúc (Q6) thua chim Phúc Yến mới chịu… Không biết trong này có uẩn khúc gì không nữa?

- Vì sao tôi nói với khả năng cũng như kỹ năng của mình, Vuanh không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ tính toán gì vẫn nhận được đáp số là chim của Phúc (Q6) phải thắng. Rất đơn giản! Ai cũng biết và hiểu rằng: Cùng một cự ly, chim nào có thời gian bay nhiều hơn thì chim đó có vận tốc thấp hơn… và phải xếp hạng thấp hơn. Đâu cần phải suy nghĩ lăn tăn gì nữa?

Vuanh viết: Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Q6 không đổi vẫn là 12 tiếng --> 433741(mét) : 720(phút) = 602.42 mét/phút
Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Yến là 12 tiếng 0 phút 30 giây --> 433.741 : 720(phút) = 603.02 mét/phút
===> Chiến binh của Phúc Yến thắng vì có VTTB cao hơn mặc dù qua đêm. Thật là đau lòng cho chiến binh của Phúc Q6 mặc dù ăn đứt đường nhưng vẫn thua.

- Chim của Phúc Yến chỉ có vận tốc là 602.00 m/p < 602.42 m/p của chim Phúc (Q6).

====> không biết tại sao Vuanh có được con số 603,02 m và chụp mũ cho chim của Phúc (Q6) dù ăn đứt đường nhưng vẫn phải chịu thua!

Thật là quá đau lòng cho Vuanh, Vuanh ôi!

NT.PHONG
03-07-14, 20:13
Theo em thấy thì Sài Gòn phạm vi bán kính cũng 20km rồi đã có sự trên lệch lớn về khoản cách rồi, còn bang tổ chức cho căn cứ ngoài Sài Gòn tham gia như tỉnh Đồng vậy sau này có căn cứ khác thuộc tỉnh Đồng Nai tham gia mà căn cứ này cách Sài Gòn 100km thì sao.

Vuanh
03-07-14, 20:56
Chào anh Hưng,

Vuanh viết sai vậy mà anh Hưng cũng phát hiện thật là lợi hại. Kỳ này mượn cái hình của anh Hưng để xem khỏi viết sai. Hehe.



http://www.uphinhnhanh.com/images/59587VA_TEST_Binh_Dinh_VNPC.png

Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Q6 không đổi vẫn là 12 tiếng --> 433740.7(mét) : 720(phút) = 602.416 mét/phút
Thời gian được tính cho chiến binh Phúc Yến là 12 tiếng 0 phút 30 giây --> 434172(mét) : 720,5(phút) = 602.598 mét/phút

Anh Hưng xem đi nhé, coi ai dìm hàng ai.

Bây giờ ví dụ vậy đi để anh Hưng tính giùm chim của căn cứ Vayca và chim của căn cứ của anh Hưng nhé. Chim của Vayca về lúc 18giờ cùng ngày thả, chim của căn cứ anh Hưng về lúc 6giờ sáng ngày hôm sau. Điểm đua là Bình Định

Thật ra tôi ví dụ là để cho thấy cách tính TTGQĐ này áp dụng sẽ không công bằng cho các căn cứ có cự ly gần với điểm thả. Nghĩa là một số lượng lớn căn cứ sẽ bị dìm hàng.

Với trình độ của anh, anh thừa sức hiểu điều này, trừ khi anh không muốn hiểu mà thôi.



Thân chào,

Vuanh

Gia Hưng (HCMC)
04-07-14, 01:08
Dear Vuanh, kỳ này thì chính xáx rồi đó… Vuanh không còn nhầm lẫn hay sai sót nữa…

- Thật ra, khi nhìn những dữ liệu Vuanh thiết lập thì tôi đã biết Vuanh muốn chứng minh rằng các con chim về qua đêm (có cự ly xa so với điểm cất cánh) sẽ có thứ hạng cao hơn chim về trong ngày (nhưng có cự ly gần với điểm thả hơn)…

- Nhưng Vuanh chưa hiểu được HBCĐQ8 sẽ thiết lập bảng tính kết quả tính toán ra sao? Cách trừ thời gian đêm như thế nào? Bây giờ xin mời Vuanh cứ bình tĩnh và dành chút ít thời gian đọc kỹ lại toàn bộ cách thức thiết lập bảng kết quả mà chúng tôi sẽ áp dụng cho các cuộc đua.

- Ngày 3.7.2014: là ngày chúng tôi nhận chim dự thi, chúng tôi sẽ thông báo giờ mặt trời mọc, giờ mặt trời lặn và khoảng thời gian trừ đêm cho tất cả các căn cứ được biết.
Dự báo thời tiết ngày 4.7.2014 cho biết: MT mọc 5:36 – MT lặn 6:20. Vì hiện nay, chúng ta đang ở mùa hè nên chúng ta thấy MT mọc 5:36 chứ thực tế 5:00 thì trờ đã sáng và khi MT lặn 6:20 nhưng thực tế trời tối hẳn phải là 6:40 hoặc 6:50. Chúng ta hay nghe nói đây là thời gian chạng vạng, do đó, chúng tôi sẽ trừ đi 1 giờ đồng hồ cho khoảng thời gian chạng vạng này. Trong bảng tính được sử dụng ở nước ngoài, người ta dùng từ Twilight, chắc Vuanh hiểu rõ từ này…

Thời gian đêm = 10g16’ (đây là khoảng thời gian từ 18:20 (MT lặn) đến 5:36 (MT mọc) trừ đi 1giờ).

- Không phải muốn trừ bao nhiêu giờ là tùy ý, phải có nguyên tắc, phải tùy theo từng mùa trong năm và khu vực đia lý mà chúng ta chọn những thông số thích hợp 0 giờ, 1 giờ hoặc 2 giờ và phải báo trước cho tất cả anh em được biết trước khi cuộc đua thực hiện.


http://www.uphinhnhanh.com/images/65279DBTT.png

Trận 1: giữa Phúc (Q6) và Phúc Yến.
- Chim Phúc (Q6) hạ cánh lúc 18:00:00 ngày 4.7.2014
- Chim Phúc Yến hạ cánh lúc 6:00:30 ngày 5.7.2104


http://www.uphinhnhanh.com/images/31026BD_1_001.png


Bảng kết quả cho thấy: chim Phúc (Q6) với 602.4176 m/p xếp trên chim của Phúc Yến với 526.5882 m/p.

Trận 2: giữa Vayca và THANG LONG
- Chim Vayca hạ cánh lúc 18:00:00 ngày 4.7.2014
- Chim THANG LONG hạ cánh lúc 6:00:00 ngày 5.7.2014.


http://www.uphinhnhanh.com/images/94790BD_2_001.png

Bảng kết quả cho thấy: chim Vayca với 600.7256 m/p xếp trên chim của THANG LONG với 525.0772 m/p.

Trận 3:
- Chim Cừ (BH) hạ cánh 18:00:00 ngày 4.7.2014
- Chim Vuanh hạ cánh lúc 5:15:00 ngày 5.7.2014
- Chim Phúc (Q6) hạ cánh lúc 5:30:00 ngày 5.7.2014
- Chim Phúc Yến hạ cánh lúc 6:00:00 ngày 5.7.2014


http://www.uphinhnhanh.com/images/42527bd_3_001.png


Bảng kết quả cho thấy: chim của Vuanh, của Phúc (Q6) vẫn tranh chấp được với Cừ (BH) dù Cừ (BH) về trong ngày hôm trước.

Trận 4: tất cả đều qua đêm
- Chim Cừ (BH) hạ cánh 5:45:00 ngày 5.7.2014
- Chim Vuanh hạ cánh lúc 6:15:00 ngày 5.7.2014
- Chim Phúc (Q6) hạ cánh lúc 6:30:00 ngày 5.7.2014
- Chim Phúc Yến hạ cánh lúc 6:35:00 ngày 5.7.2014


http://www.uphinhnhanh.com/images/97458bd_4_001.png


Bảng kết quả cho thấy, dù tất cả qua đêm và chim của Vuanh, Phúc (Q6), Phúc Yến mặc dầu về sau Cừ (BH) khá xa nhưng Cừ (BH) vẫn bị đẩy ra khỏi bục nhận vòng nguyệt quế.

- Vuanh nên để ý các thông số MT mọc, MT lặn và đặc biệt thông số trời chạng vạng… đây chính là mấu chốt của thời gian đêm. Nếu không để ý đến thông số này thì không thể nào tính thời gian đêm hiệu quả và công bằng cho các căn cứ được.

- Đây là bảng tính của cuộc đua giả định để cho Vuanh thấy kết quả nhưng sẽ không khác, tuyệt đối giống 100% với bảng tính kết quả các cuộc đua chính thức, chỉ khác thông số thời gian đêm do MT mọc và MT lặn sẽ có sự thay đổi chút ít theo ngày tháng sắp tới mà thôi. Anh Vuanh cứ theo dõi và kiểm tra nhé!

Vuanh
04-07-14, 15:06
Hi Anh Hưng,

Cũng theo cuộc đua giả định ở trên mặt trời mọc lúc 5g 36phút và lặng lúc 18g 20 phút. Anh xin cho hỏi, nếu chiến binh hạ cánh cùng ngày thả vào lúc 18giờ 40 phút thì chiến binh đó được tính đáp vào giờ nào?

Gia Hưng (HCMC)
04-07-14, 17:18
Hi Anh Hưng,

Cũng theo cuộc đua giả định ở trên mặt trời mọc lúc 5g 36phút và lặng lúc 18g 20 phút. Anh xin cho hỏi, nếu chiến binh hạ cánh cùng ngày thả vào lúc 18giờ 40 phút thì chiến binh đó được tính đáp vào giờ nào?

Dear Vuanh,

- Nếu hạ cánh vào giờ này thì vẫn ghi nhận thời điểm nhắn tin là 18:40:00. Chưa quá thời điểm khóa sổ nhận tin nhắn cuối ngày.

- Khi thông báo khoảng thời gian trừ đêm là BTC đã ngầm báo thời điểm nhận tin nhắn đầu ngày và thời điểm nhận tin nhắn cuối ngày. Như cuộc đua này có thời gian đêm là 10g16’ (từ MT lặn 18:20 đến MT mọc 5:36 – 1 giờ) hay chúng tôi có thể nói rằng thời gian đêm là 10g16’ từ 18:50 đến 5:06. Lúc này, giờ nhận tin nhắn đầu ngày là 5:06’ và giờ nhận tin nhắn cuối ngày là 18:50’.

- Sẵn đây trao đổi luôn cùng Vuanh, chúng tôi chỉ còn bị vướng trường hợp có 1 hoặc 2 chim về trong tối, cách nhau từ 1p đến 2-3 giờ đồng hồ. Theo như đã trả lời Zongke thì:

- Tất cả các tin nhắn sau giờ nhận tin nhắn cuối ngày đến trước 0g sẽ được ghi nhận vào giờ nhận nhận tin nhắn cuối ngày (18g50’).
- Tất cả các tin nhắn từ 0g đến trước giờ nhận tin nhắn đầu ngày sẽ được ghi nhận vào giờ nhận tin nhắn đầu ngày (5g06’).

- Như vậy, chúng tôi còn bị vướng 1 chút xíu, một khe rất nhỏ, đó là có 2 chim về sau giờ nhận tin nhắn cuối ngày, khi đó sẽ được ghi nhận cùng thời điểm, lúc đó, sẽ có trường hợp chim về sau 1p hoặc 2-3 giờ sẽ có vị trí xếp hạng cao hơn chim về trước đó.

- Lý thuyết sẽ có những trường hợp này xảy ra, nhưng xác xuất trong thực tế thì rất nhỏ, chúng ta cứ nhìn xem trong gần 30 cuộc đua lớn nhỏ trong vòng gần 4 năm đã có bao nhiêu trận có từ 2 chim trở lên về trong buổi tối?

- Do đó, nếu các anh em, các tổ chức khác có được những phương pháp nào tính tốt nhất thỏa các điều kiện: vừa đáp ứng được tính đối kháng với các căn cứ có bán kính 50-70 km so với trung tâm thành phố, vừa công bằng cho các căn cứ nội thành, trong các trường hợp tất cả đều qua đêm và khắc phục được trường hợp chim về trong buổi tối… thì nên đưa ra để chúng tôi tham khảo và thực hiện…

- Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, BTC chúng tôi vẫn áp dụng bảng kết quả như đã trình bày trên đây để xác định thứ hạng cuộc đua. Nếu các anh em có rơi vào trường hợp nhắn tin vào buổi tối thì vui lòng chấp nhận theo quy định của BTC đã đưa ra, mong anh em thông cảm… Đến khi nào có được phương án tối ưu hơn, chúng tôi sẽ cập nhật và thay đổi.

- Vài điều cùng Vuanh, mong được trao đổi tiếp… Có lẽ bây giờ Vuanh sẽ hỏi tiếp: 1 chim về lúc 18g50 cùng ngày và 1 chim về lúc 5g06’ ngày hôm sau, lúc này BTC sẽ có kết quả ra sao phải không?

Vuanh
04-07-14, 23:14
Chào anh Hưng,

Hôm nay thấy anh cởi lòng như vậy thấy cũng ổn rồi. Anh cũng hiểu tôi nhiều lắm. Nhưng lần này không phải, vì câu hỏi đó bình thường quá. Hehehe.

Thật ra tôi biết anh cũng muốn có 1 cuộc chơi công bằng cho anh em thôi. Điều này thì thật tốt thôi. Chính gì vậy mà tôi viết bài đặt ra nhiều tình huống để anh xử lý.

Khi anh chấp nhận tin nhắn về cuối ngày là 18g50phút nghĩa là cũng có nghĩa anh cũng như Zongke ghi nhận chim cũng bay về buổi tối rồi. Cũng lấy giả định cuộc đua được thả hôm nay thì 18h10phút tại Sài Gòn thậm chí ở Thủ Đức chim cũng không thể bay được lý do vừa mưa và vừa trời tối.

Chúng ta đang chơi môn đua chim này thấy nó nhỏ như vậy, nhưng thật sự không nhỏ vì ở nước ngoài đây là một ngành nghề không còn là môn chơi nữa. Chúng ta phải học hỏi từ họ và rút ra kinh nghiệm để áp đụng vào các cuộc đua do chúng ta tổ chức.

Không phải chỉ anh và tôi mà là nhiều và rất nhiều anh em muốn sử dụng cách tính TTGQĐ vào các giải đua. Nhưng thật sự chưa có biện pháp hữu hiệu nhất vì do những suy nghỉ đơn lẻ.

Nếu được thì xin mời anh cũng như các Hội Trưởng các Hội và những anh em nào quan tâm đến vấn đề này đến 12 vào ngày trao giải Cup mùa hè 2014 của HQBCQ8 cùng thảo luận để đưa ra cách tính hữu hiệu nhất có thể.

Thân chào,

Vuanh

P/S: Anh Hưng cho tôi xin tọa độ của căn cứ Cừ Biên Hòa. Cám ơn

Mấy anh em ở miền Bắc nếu có cao kiến cứ mạnh dạn đóng góp nhé (Viết ngắn gọn dể hiểu)

Gia Hưng (HCMC)
05-07-14, 01:25
Trong cuộc đua này, chim của anh về lúc 18:50:00 cùng ngày cất cánh. Chim của Big-Pic cũng về nhưng còn khoảng tầm dưới 20 km thì chim đuối sức hoặc vì lý do nào khác chim không về được căn cứ , mà nghỉ ngơi khoảng vài giờ rồi sau đó về căn cứ. Đến sáng ngày hôm sau, chủ chim mới lên căn cứ và gởi tin nhắn vào lúc 5:20:00. BTC cho ra kết quả như bảng sắp hạng thông báo.


http://www.uphinhnhanh.com/images/21749BANG_KET_QUA_BINH_DINH.jpg

Có 1 câu hỏi dành cho anh: với tư cách là cá nhân tham dự giải đua, là một trưởng ban từng tổ chức các giải đua và là một nhà cố vấn của một hội bồ câu đua, anh có chấp nhận kết quả này hay không? Hay anh vẫn đồng quan điểm: chim về trong ngày sẽ được xếp hạng Top trước, những con qua đêm sẽ nằm trong Top sau vì chim đã qua đêm thì tuyệt đối không thể nào so bì hay hạng cao hơn chim về trong ngày.

P/S: tọa độ anh cần: 10.870569; 106.938892

Gia Hưng (HCMC)
06-07-14, 23:33
Nhằm chuẩn bị cho việc thảo luận, trao đổi trừ thời gian đêm của chim đua như thế nào cho thật hợp lý, xin mời các anh em và Vuanh tham khảo bảng tính kết quả vận tốc trung bình của nước ngoài về cách tính khoảng thời gian đêm (Night Hours):
- Theo thời điểm MT mọc (Sunrise), MT lặn (Sunset) thực tế hàng ngày với các giờ chạng vạng (Twilight) được chọn từ 0, 1 hoặc 2 giờ hay:
- Theo thời điểm cố định MT mọc 6:00 AM, MT lặn 6:00 PM và giờ chạng vạng luôn luôn lúc nào cũng bằng 2 giờ, không quan tâm đến khu vực địa lý hay tùy theo từng mùa xuân, hạ, thu, đông.

Cặp hình số 1:


http://i.imgur.com/RZDiHIF.png

http://i.imgur.com/sIKz5QR.png

- MT mọc: 6:25 AM, MT lặn: 6:09 PM, chạng vạng: 2.
- Cất cánh 8:00:00 AM ngày 12/9/2013. Hạ cánh 7:12:33 AM ngày 13/9/2013.
- Thời gian bay (Race Time) = 23:12:33.
- Thời gian đêm = (6:09 PM đến 6:25 AM) – 2 giờ = 12:16:00 – 2:00:00 = 10:16:00 giống kết quả cột Night Hours = 10:16:00.
- Thời gian bay thực tế (Net Race Time) = thời gian bay ( Race Time) trừ thời gian đêm (Night Hours) = 23:12:33 – 10:16:00 = 12:56:33.

Cặp hình số 2:


http://i.imgur.com/zWTwotM.png

http://i.imgur.com/qtdDoUx.png


- MT mọc: 6:25 AM, MT lặn: 6:09 PM, chạng vạng: 1.
- Cất cánh 8:00:00 AM ngày 12/9/2013. Hạ cánh 7:12:33 AM ngày 13/9/2013.
- Thời gian bay (Race Time) = 23:12:33.
- Thời gian đêm = (6:09 PM đến 6:25 AM) – 1 giờ = 12:16:00 – 1:00:00 = 11:16:00 giống kết quả cột Night Hours = 11:16:00.
- Thời gian bay thực tế (Net Race Time) = thời gian bay ( Race Time) trừ thời gian đêm (Night Hours) = 23:12:33 – 11:16:00 = 11:56:33.


Cặp hình số 3:


http://i.imgur.com/y6ctBye.png
http://i.imgur.com/jLPZ97E.png

- MT mọc: 6:25 AM, MT lặn: 6:09 PM, chạng vạng: 0.
- Cất cánh 8:00:00 AM ngày 12/9/2013. Hạ cánh 7:12:33 AM ngày 13/9/2013.
- Thời gian bay (Race Time) = 23:12:33.
- Thời gian đêm = (6:09 PM đến 6:25 AM) – 0 giờ = 12:16:00 – 0:00:00 = 12:16:00 giống kết quả cột Night Hours = 12:16:00.
- Thời gian bay thực tế (Net Race Time) = thời gian bay ( Race Time) trừ thời gian đêm (Night Hours) = 23:12:33 – 12:16:00 = 10:56:33.

Như vậy, qua 3 cặp hình nêu trên thì chúng ta có nhận xét gì?

- Thời điểm MT mọc, MT lặn sẽ theo dự báo thời tiết cho biết hàng ngày hay luôn đóng khung MT mọc phải là 6:00 AM và MT lặn phải là 6:00 PM ?

- Khoảng thời gian chạng vạng cho phép chúng ta chọn các con số từ 0, 1 hoặc 2 giờ tùy theo mùa khí hậu hoặc khu vực đia lý hay luôn luôn phải là con số cố định 2 giờ chạng vạng ?

Vuanh
08-07-14, 13:07
Chào anh Hưng,

Cám ơn tọa độ anh đã gửi. Cái ví dụ ở trên tôi không biết anh em nghỉ sao, theo tôi là không đồng ý với những lý do sau. Xin lưu ý thời gian chim về ở ví dụ bên dưới là tôi muốn nói đến tin nhắn gửi đến ban tổ chức

1. Về trong ngày: Cb của Vuanh muốn thắng cb của Big-Pic là phải về trước từ 13 phút cho đến 20 phút tùy theo thời gian hạ cánh (13 phút là tôi lấy thời điểm chim tôi về lúc 14h00’, chim của Big-Pic về lúc 14h13’. 20 phút là tôi lấy thời điểm chim tôi về lúc 18h30’, chim của Big-Pic về lúc 18h50’). Tôi tạm gọi là cb của Vuanh thắng đứt đường.

2. Về trong ngày: Cb của Vuanh về lúc 18h50’, cb của Big-Pic về từ 19h12’ đến trước 24h00’ thì cb của Big-Pic sẽ thắng do cb của Big-Pic được tính là về lúc 18h50”. Nhà xa hơn sẽ có vận tốc trung bình (VTTB) lớn hơn.

3. Về trong ngày: Cb của Vuanh về lúc 18h31’30’’, cb của Big-Pic về lúc 18h50’35”. Nếu không áp dụng TTGQĐ cb của Vuanh sẽ thắng do có VTTB là 567.49mét/phút còn cb của Big-Pig có VTTB là 567.01mét/phút. Nếu áp dụng TTGQĐ thì cb của Big-Pic cũng sẽ thắng do cb của Big-Pic được tính là về lúc 18h50” và VTTB là 567.75mét/phút.

4. Về qua đêm: đây là ví dụ mà anh đưa ra phía trên, kết quả chiến binh của Vuanh sẽ thua.

5. Về qua đêm: cả 2 cb của Vuanh và của Big-Pig cùng qua đêm thì nó vẫn lọt vào khung tính VTTB của vd 1,2,3 nếu áp dụng TTGQĐ theo cách anh Hưng đưa ra

Qua 5 ví dụ các anh em sẽ nhận ra được những điểm chưa hợp lý như sau:

1. Cb của Vuanh chỉ có 1 cơ hội thắng cb của Big-Pic, đó là thắng đứt đường. Cb của Big thì lại có 3 cơ hội thắng. Cơ hội chưa chia đều, nó bị nghiêng về căn cứ có khoảng cách từ điểm thả xa hơn. Đó là Vuanh đang so sánh cb ở khu vực quận Bình Thạnh đối với cb của Big-Pig. Những căn cứ ở Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 còn gặp khó khăn hơn nhiều.

2. Như chúng ta đã biết, ban tổ chức chỉ dựa vào thời gian tin nhắn để xác định chiến binh về giờ nào để tính VTTB (không cần quan tâm chim về rồi không chịu vô chuồng hay chim có bay đêm hay không…). Ở ví dụ 2, cb của Big-Pic thắng mặc dù có tin nhắn chậm hơn từ 22 phút cho đến 5 tiếng 10 phút. Điều này anh Hưng cũng đã nhận ra nhưng chưa có cách khắc phục.

3. Ở ví dụ 2, 3 đã không hợp lý rồi thì ví dụ 4 càng không hợp lý. Ví dụ 2,3 là cái khe hở mà anh đã nói anh con vướng mắc tí xíu, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng của các chiến binh.

Vuanh chỉ nói đến đây thôi, chắc anh em cũng đã hiểu ý. Tôi vẫn cùng quan điểm với anh là sẽ áp dụng TTGQĐ, nhưng tìm cách hợp lý nhất có thể.

Tôi đã đọc qua cách tính của nước ngoài và cách tính của anh, có khác biệt 1 chút đó là thời gian khóa. Ở bảng nước ngoài người ta không khóa thời gian cb về trong ngày (trước 24:00h), còn anh thì khóa thời gian nhận tin nhắn.

Bây giờ anh mở thời gian nhận tin nhắn hẹp lại còn 6 đến 8 tiếng (ví dụ 21h00 đến 3h00 hoặc 21h00 đến 4h00…) tôi nghỉ nó sẽ được cải thiện đáng kể .


Còn đối với các căn cứ ở như Cừ BH thì sẽ có cách tính đặc biệt nhưng cũng vẫn có cơ hội cho cb của bạn ấy đó là phải Cộng thêm thời gian từ lúc nhận tin nhắn, thời gian cộng thêm phải dựa trên các kết quả giải đua gần nhất và khoảng cách từ cc Cừ BH đến cc gần nhất và xa nhất ở trong thành phố HCM.

Vuanh

Gia Hưng (HCMC)
08-07-14, 15:41
Hi! Vuanh,

Cách mấy ngày không gặp cũng cảm thấy nhớ và buồn quá … Hôm nay tiếp tục được trao đổi, như vậy là cuộc vui lại tiếp tục nhé!

- Vuanh cho rằng ví dụ đưa ra và có kết quả như vậy là vô lý, có nghĩa là cách tính của chúng tôi không hợp lý… vì CB về qua đêm sẽ không thể xếp hạng trên CB về trong ngày…

- Bây gờ chúng ta có 1 trận đua giả định trong ngày hôm nay 8/7/2014, cũng tại Bình Định giữa 2 CB của Big-Pic và Vuanh.

Cất cánh: 6:45’. MT mọc: 5:36’. MT lặn: 18:19’ (theo dự báo thời tiết ngày 8/7/2014). Hạ cánh: CB Vuanh hạ cánh lúc 18:15:00 cùng ngày, CB của Big-Pic hạ cánh lúc 5:40:00 ngày hôm sau, 9/7/2014. Chúng ta chờ xem bảng kết quả thành tích ra sao?

Chúng tôi sẽ áp dụng kết quả tính toán theo phương pháp trừ thời gian đêm do anh Bigflowerhorn đề nghị:


http://www.uphinhnhanh.com/images/56230Truthoigianquadem_Big_.png

+ Theo sơ đồ cho biết thì đối với phương án H1: trong trường hợp các tin nhắn được ghi nhận trước MT lặn và sau MT mọc thì thời gian được trừ sẽ bắt đầu được tính từ MT lặn cho đến MT mọc (không biết tôi suy nghĩ như vậy có đúng theo ý tưởng của tác giả không? Nếu sai thì bỏ qua, còn nếu đúng thì tiếp tục).

- Như vậy, thời gian trừ đêm = 18:19’ đến 5:36’ = 11giờ 17 phút. Bảng kết quả có được như sau:


http://www.uphinhnhanh.com/images/48713Vuanh_H1.png

Anh Vuanh thấy sao? CB của Big-Pic có tin nhắn được ghi nhận vào sáng ngày thứ hai, sau giờ MT mọc 4 phút (chúng ta hay gọi là qua đêm) vẫn xếp hạng trên CB của Vuanh có giờ hạ cánh cuối ngày thứ 1, trước giờ MT lặn cũng 4 phút.

Với phướng án của anh Bigflowerhorn đưa ra, kết quả vẫn như vậy, CB về vào đầu giờ ngày thứ hai vẫn xếp trên CB về cuối giờ ngày thứ nhất.

Vậy phương án này cũng vô lý nữa hay sao? Hai phương án đã có kết quả vô lý rồi, hy vọng sẽ nhanh chóng nhận được phương án thứ ba hợp tình hợp lý nhất cho các căn cứ từ Vuanh. Mong sớm có kết quả toàn vẹn.

Gia Hưng (HCMC)
09-07-14, 08:49
Chào anh Hưng,
........................................
Tôi đã đọc qua cách tính của nước ngoài và cách tính của anh, có khác biệt 1 chút đó là thời gian khóa. Ở bảng nước ngoài người ta không khóa thời gian cb về trong ngày (trước 24:00h), còn anh thì khóa thời gian nhận tin nhắn.
..............................................
Còn đối với các căn cứ ở như Cừ BH thì sẽ có cách tính đặc biệt nhưng cũng vẫn có cơ hội cho cb của bạn ấy đó là phải Cộng thêm thời gian từ lúc nhận tin nhắn, thời gian cộng thêm phải dựa trên các kết quả giải đua gần nhất và khoảng cách từ cc Cừ BH đến cc gần nhất và xa nhất ở trong thành phố HCM.

Vuanh

Hi! Vuanh,

1. Trong giải 2 giải đua của HBCĐQ8 sắp tổ chức, cũng giải đua VNPC vào tháng 11 sắp đến, căn cứ Cừ (BH) sẽ tham gia khoảng trên dưới 10 CB. Vậy anh có cách tính cộng thêm giờ như thế nào cho phù hợp chưa? Khoảng cách các căn cứ xa nhất và gần nhất được tính như thế nào? Anh có thể cho biết và trao đổi thêm để HBCĐQ8 tham khảo và nếu được, chúng tôi sẽ thực hiện ngay trong 2 giải đua sắp diễn ra nhé! Cảm ơn anh về sự giúp đỡ này.

2. Vuanh cho biết, trong bảng tính vận tốc của nước ngoài mà anh đang tham khảo và chúng tôi đã học và đang làm theo, chi tiết nào cho biết nước ngoài họ không khóa giờ CB về trong ngày (trước 24:00:00)?

3. Cũng trong bảng tính mà chúng ta đang xem đó, họ không tính thời gian cộng thêm vào tin nhắn cho các căn cứ có khoảng cách gần với điểm cất cánh so với các căn cứ khác, mặc dầu sự chênh lệch giữa 2 căn cứ đến 100 km đường chim bay (tương đương giữa căn cứ ở Sài Gòn và căn cứ ở Xuân Lộc - Đồng Nai). Vuanh xem căn cứ Spare 7 có cự ly 438,6714 km so với căn cứ Spare 3 có cự ly 541,3932 km, chênh lệch 102,7218 km so với điểm cất cánh.

Gia Hưng (HCMC)
09-07-14, 16:36
Hi! Vuanh,

Trong giải Thiên Tân - Hồ Bắc 1.000 km được tổ chức ngày 22.5.2014 vừa qua, BTC giải đua nói trên cũng áp dụng nguyên tắc trừ giờ qua đêm theo công thức giống y như công thức trong bảng tiếng Anh của tổ chức The Rivernina Outback Pigeon Club.

BTC giải Thiên Tân - Hồ Bắc 1.000 km đã áp dụng công thức trừ giờ đêm dưới đây để xác định khoảng thời gian đêm sẽ phải trừ để tính thứ hạng của "chiến binh" theo thời gian bay thực tế.

Thời gian đêm = (từ MT lặn đến MT mọc) - 2 giờ = 9:13:00

Vuanh xem dữ liệu của BTC công bố và bảng kết quả để xem thực hư nhé!

Đây là phần trích dẫn... Xem chi tiết đầy đủ TẠI ĐÂY (http://bocauvietnam.com/showthread.php?2477-Thi%C3%AAn-T%C3%A2n-H%E1%BB%93-B%E1%BA%AFc-1000-Km-22-5-2014)


Nguồn: chinaxinge.com

Giải Thiên Tân - Hồ Bắc 1000 Km bao gồm Hiệp hội Thiên Tân có 2930 chiến binh tham gia, Hiệp hội Hồ Bắc có 972 chiến binh tham gia.

Đúng 5 giờ 22 phút ngày 22/05/2014 các chiến binh của Hiệp hội 2 thành phố trên đã được tung bay trên bầu trời chuẩn bị cho chuyến bay gian khổ trong thời tiết nắng nóng. .....

.................................................. .........

Chiến binh thứ 2 của ông Thái Hồng Tiệp mang mã kiềng 201202217450 cán đích lúc 12 giờ 39 phút 55 giây với khoảng cách thực tế là 970.97500 Km, vận tốc bay là 732.8574 mét/phút.

Chiến binh thứ 3 của ông Đổng Quang Khuê với mã kiềng 201102531148 cũng đã hạ cánh lúc 13 giờ 20 phút 32 giây với khoảng cách thực tế là 965.65600 Km, vận tốc bay là 707.164 mét/phút.
.................................................. ...........


Bảng kết quả theo thông tin dữ liệu từ BTC giải THIÊN TÂN - HỒ BẮC 1.000 Km


http://www.uphinhnhanh.com/images/51001Thien_Tan_Ho_Bac.png

Vuanh
11-07-14, 23:12
Chào anh Hưng,

Vì phải bỏ thời gian nhiều cho việc kiếm lúa nên khi có thời gian rãnh mới thảo luận, mặc dù đã đọc được bài anh viết.

1. Tôi không nói là chim về qua đêm không thể thắng chim trong ngày. Tôi chỉ trả lời ví dụ mà anh đưa ra. Và tôi cũng đã đưa ra ví dụ 2 và 3.

2. Tôi không nói là dùng cách tính của Big đưa ra. Vì cách tính của Big sẽ làm bảng tính rất là khó. Tôi đã đưa ra cho anh cách tính rồi đó. Khóa thời gian nhận tin nhắn từ 6 đến 8 tiếng. Anh đã không chịu thử. Sẽ trình bày phía dưới.

3. Tôi không phải tham khảo cách tính giờ mà Nghĩa đã đăng lên, mà tham khảo ở nơi khác. Những cb nào về trong ngày người ta vẫn giữ nguyên thời gian (không trừ lùi lại thời gian khóa tin nhắn). Anh xem hình bên dưới. Vì vậy chiến binh qua đêm có khoảng cách căn cứ xa hơn (khoảng 150km đương chim bay) có thể thắng chiến binh về trong ngày có khoảng cách gần. Và những chiến binh về trong ngày hầu như là thắng chiến binh về qua đêm. Đây là cuộc đua 600 miles tương đương 960km xa hơn Vinh về Hồ Chí Minh. Hình 1- nguồn http://cbspigeon.com.

Bây giờ quay lại chủ đề chính. Như tôi đã nói ở những bài trước, mình tham khảo cách tính ở nước ngoài và mình làm ra cách tính phù hợp để áp dụng cho chúng ta.
Anh hãy xem bảng kết quả dưới đây xem họ trừ thời gian qua đêm thế nào anh nghiên cứu giúp luôn. Vì có 2 chiến binh về qua đêm mà được trừ thời gian qua đêm không giống nhau. Ngoài lề một tí, cb nước ngoài bay với vận tốc kinh khủng hơn 70km/giờ với quảng đường gần 1000km.

Hình 1

http://i958.photobucket.com/albums/ae70/vuanhhoang/chungbang.png

Tôi thì có cách tính thế này, không cần biết chim có bay đêm hay không hoặc bất kỳ lý do gì mà chỉ dựa vào tinh nhắn đến BTC có hợp lệ hay không.

1. Mình sẽ khóa thời gian tin nhắn khoảng 6 hoặc 7 tiếng ( 21h00 đến 4h00, 21h00 đến 3h00…)Ví dụ khóa 7 tiếng:
- Sẽ công nhận những tin nhắn tới BTC sau khi thả chim đến trước 21h00.
- Những tin nhắn nhận sau 21h00 đến 4h00 ngày hôm được công nhận lúc 4h00, sau đó trừ thời gian qua đêm. Cách trừ này không bao cho những căn cứ không tập trung canh chim.
- Những tin nhắn nhận sau 4h00 sáng hôm sau được ghi nhận như giờ trên tin nhắn, sau đó trừ thời gian qua đêm.
- Cách khóa thời gian như vậy sẽ lắp được lổ hỏng mà anh đang muốn tìm cách khắc phục ở bài trước.

2. Trừ thời gian qua đêm là 8 hoặc 9 tiếng (nếu không áp dụng mặt trời mọc/lặn). Còn nếu trừ thời gian qua đêm dựa trên mặt trời mọc/lặn thì phải trừ thời gian chạng vạng tối thiểu là 2 tiếng, không nên dưới vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của chiến binh của các căn cứ trong cùng thành phố.
Ví dụ khóa 6 tiếng cũng tương tự cách làm phía trên.

Theo cách làm trên sẽ cải thiện được nhiều cho cách TTGQĐ và căn cứ Cừ BH tham gia vô tư mà không cần phải áp dụng những cách tính đặc biệt gì. Với cách tính này thì vẫn sẽ có vài căn cứ ở Sài gòn nếu có cb qua đêm nhưng về sớm ngày hôm sau vẫn có thể thắng được nếu chiến binh của căn cứ Cừ BH về cuối ngày thả chim.
Hy vọng cách tính này sẽ thỏa được những gì mà mấy hôm nay anh em cùng xây dựng cũng như anh em đang quan tâm. Không có gì là hoàn thiện cả, cứ chơi rồi rút ra kinh nghiệm rồi lại chơi tiếp.

Anh hãy tự cho ra bất cứ những ví dụ hay trường hợp nào áp vào để thử. Nếu không thấy thích hợp anh hãy sử dụng cách tính của anh để xây dựng giải do anh tổ chức.

Tôi chỉ băn khoăn một điều, mình phải qui định bao nhiêu số lẻ khi tính trên bảng công thức. Tại sao tôi nói vậy, vì sẽ có một ngày đẹp trời nào đó sẽ có vài chiến binh có VTTB bằng nhau thì không biết xếp chiến binh nào trước chiến binh nào.
Ví dụ: CC A có quảng đường bay là 420km, thời gian chim bay là 7 tiếng ---> VTTB là 60km/h
CC B có quảng đường bay là 390km, thời gian chim bay là 6 tiếng 30 phút ---> VTTB là 60km/h


Thân chào

Vuanh

Gia Hưng (HCMC)
12-07-14, 23:43
http://www.uphinhnhanh.com/images/20480Banner_tai_tro_100_000.png

Hi! Vuanh,

Như các bài trước đã nói, rất thích trao đổi và tranh luận cùng Vuanh, luôn thẳng thắng, hấp dẫn, có nhiều tình tiết lý thú, thể hiện được chính kiến của mình trong việc nhận định đúng hoặc sai, và trao đổi với anh cũng có nghĩa là trao đổi được với rất nhiều người nữa…

Tôi không nói là chim về qua đêm không thể thắng chim trong ngày.
==> Chỉ cần nghe Vuanh nói như vậy là chúng ta đã có cơ hội “chung mâm, chung chén” và kéo ghế ngồi gần với nhau rồi đó…

1. Tôi không nói là dùng cách tính của Big đưa ra. Vì cách tính của Big sẽ làm bảng tính rất là khó. Tôi đã đưa ra cho anh cách tính rồi đó. Khóa thời gian nhận tin nhắn từ 6 đến 8 tiếng. Anh đã không chịu thử. Sẽ trình bày phía dưới.
==> Không phải là tôi không chịu thử, nhân đây anh nhắc lại, chúng ta cùng xem nhé! (Hình 1a) , (Hình 1b) và (Hình 1c). Anh thấy kết quả của các bảng xếp hạng ra sao?


http://www.uphinhnhanh.com/images/37671H1a_VA_tru_6_8_h_tru_6.png
Hình 1a

http://www.uphinhnhanh.com/images/65663H1b_VA_tru_6_8_h_tru_8.png
Hình 1b

http://www.uphinhnhanh.com/images/37366H1c_VA_tru_6_8_h_tru_C.png
Hình 1c

2. Mình sẽ khóa thời gian tin nhắn khoảng 6 hoặc 7 tiếng ( 21h00 đến 4h00, 21h00 đến 3h00…)Ví dụ khóa 7 tiếng:
- Sẽ công nhận những tin nhắn tới BTC sau khi thả chim đến trước 21h00.
- Những tin nhắn nhận sau 21h00 đến 4h00 ngày hôm được công nhận lúc 4h00, sau đó trừ thời gian qua đêm. Cách trừ này không bao cho những căn cứ không tập trung canh chim.
- Những tin nhắn nhận sau 4h00 sáng hôm sau được ghi nhận như giờ trên tin nhắn, sau đó trừ thời gian qua đêm.
- Cách khóa thời gian như vậy sẽ lắp được lổ hỏng mà anh đang muốn tìm cách khắc phục ở bài trước.

- Mời anh xem (hình 2a): bảng kết quả dựa theo các số liệu của anh cung cấp và cách trừ giờ theo anh đề nghị.


http://www.uphinhnhanh.com/images/80097H2a_VA_tru_7h_4_CB_ve_.png
Hình 2a

- Mời anh xem kết quả do HBCĐQ8 thiết lập theo quy định: các tin nhắn sau giờ nhận tin nhắn cuối ngày đến trước 0g sẽ được ghi nhận vào giờ cuối nhận tin nhắn (18:50:00) và sau 0g đến trước giờ đầu nhận tin nhắn (5:07:00) sẽ ghi nhận vào giờ đầu nhận tin nhắn (5:07:00). Xem hình 2b.


http://www.uphinhnhanh.com/images/97153H2b_VA_tru_CV1_co_4_CB.png
Hìng 2b


==> Theo cách của anh đề nghị thì không có bất cứ CB nào của quận 2, Bình Thạnh, quận 6, hay Bình Chánh có thể tranh chấp thứ hạng với chim của Cừ (BH). Nhưng theo cách tính của HBCĐQ8 và nhà tài trợ đã thống nhất sử dụng thì CB ở quận 2, Bình Thạnh hay Bình Chánh vẫn có cơ hội tranh chấp thứ hạng cao trên bục xếp hạng.

3. Trừ thời gian qua đêm là 8 hoặc 9 tiếng (nếu không áp dụng mặt trời mọc/lặn). Còn nếu trừ thời gian qua đêm dựa trên mặt trời mọc/lặn thì phải trừ thời gian chạng vạng tối thiểu là 2 tiếng, không nên dưới vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của chiến binh của các căn cứ trong cùng thành phố.

Xem hình 3a, 3b và 3c


http://www.uphinhnhanh.com/images/59058H3a_VA_qua_dem_cung_tp.png
Hình 3a

http://www.uphinhnhanh.com/images/28369H3b_VA_qua_dem_cung_tp.png
Hình 3b

http://www.uphinhnhanh.com/images/82343H3c_VA_qua_dem_cung_tp.png
Hình 3c

==> Anh có nhận xét gì về 3 bảng kết quả trên? Có trừ 6 giờ, 8 giờ hay theo (MT lặn đến MT mọc) – 1 giờ chạng vạng thì kết quả xếp hạng vẫn như nhau, làm gì có chuyện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của chiến binh của các căn cứ trong cùng thành phố.

4. Tại sao dùng thời gian chạng vạng = 1 hoặc bằng 2.

- Nếu dùng bằng 2, thời gian đêm sẽ ngắn, thời gian bay sẽ dài hơn, như vậy các CB về trong ngày hôm sau (dù có cự ly xa hơn so với điểm cất cánh) cũng không có cửa tranh chấp với CB về trong ngày hôm trước có cự ly ngắn hơn so với điểm cất cánh.
- Xem và so sánh kết quả 02 bảng kết quả như hình 4a và hình 4b


http://www.uphinhnhanh.com/images/81784H4a_VA_tru_CV1_.png
Hình 4a

http://www.uphinhnhanh.com/images/71883H4b_VA_tru_CV_2_.png
Hình 4b

5. Điều cuối cùng: Vuanh băn khoăn về 2 CB có cùng vận tốc.

Các con số Vuanh đưa ra quá tròn trịa, không thể nào có con số tròn chĩnh hơn được nữa, nên mới có tình trạng như vậy. Vuanh xem hơn 160 căn cứ tại Sài Gòn, các căn cứ chúng ta thấy được cự ly tại các giải trên thế giới… Chỉ có trường hợp như sau: 2 căn cứ có cùng địa chỉ như Thuận Lợi và Lợi Phát, Nguyên và Tín (Q6) nếu có thời gian bay cùng nhau thì mới có vận tốc bằng nhau mà thôi. Nếu có điều này xảy ra thì BTC sẽ có 2 cách giải quyết:

a) Nếu anh em vui vẻ hòa đồng “môi hở răng lạnh” hay “anh em như thủ túc” thì anh em tự giải quyết và tự xếp hạng.

b) Nếu anh em không bằng lòng nhau, ở tình trạng “nồi da sáo thịt” thì BTC sẽ chấm lại tọa độ, chắc chắn rằng 2 căn cứ thì sẽ có 2 tọa độ khác nhau như địa chỉ nhà chúng ta có 12345 và 12345 bis hoặc 12345 A gì đó. Chỉ cần lệch vài m là cự ly sẽ chênh lệch ngay thôi.

Mặt khác, như Vuanh đã thấy các bảng kết quả của HBCĐQ8 thực hiện, đều có 4 số thập phân, nếu bây giờ chúng ta quy định lấy cự ly có 5 số thập phân hay vận tốc có 5 số thập phân thì không thể nào có trường hợp trùng vận tốc được.

Cuối cùng, cảm ơn Vuanh rất nhiều vì đã trao đổi, thảo luận, đưa ra nhiều hướng để chúng ta cùng có nhiều cách xử lý khác nhau… Đặc biệt tình huống Vuanh đưa ra để tính thời gian bảo vệ cho các CB về trong tối nhưng không có tính đối kháng với CB của căn cứ Cừ (BH). Như vậy, HBCĐQ8 cùng nhà tài trợ thống nhất áp dụng cách trừ thời gian đêm cho việc áp dụng tính vận tốc trung bình tại các giải đua chim được tổ chức bởi HBCĐQ8.

Gia Hưng (HCMC)
13-07-14, 23:55
http://www.uphinhnhanh.com/images/20480Banner_tai_tro_100_000.png

Công thức tính thời gian đêm để áp dụng cho cách tính vận tốc trung bình của các giải đua bồ câu do HBCĐQ8 tổ chức:


Tđêm = (từ MTlặn đến MTmọc) – X giờ chạng vạng.


- MT lặn và MT mọc được lấy theo dự báo thời tiết tại www.accuweather.com vào ngày "chiến binh" cất cánh.

- Trong giải đua tháng 7 và tháng 8, BTC sẽ chọn X = 1 giờ.

- Giờ nhận tin nhắn cuối ngày: sau MT lặn 30 phút.

- Giờ nhận tin nhắn đầu ngày: trước MT mọc 30 phút.

- Tất cả các tin nhắn sau giờ nhận tin nhắn cuối ngày đến trước 0g sẽ được BTC ghi nhận vào thời điểm nhận tin nhắn cuối ngày.

- Tất cả các tin nhắn từ 0g đến giờ nhận tin nhắn đầu ngày sẽ được BTC ghi nhận vào thời điểm nhận tin nhắn đầu ngày.


Giải thích lý do khi nào, lúc nào sẽ chọn và sử dụng thời gian chạng vạng (X) bằng 1 trong 3 giá trị 0 giờ, 1 giờ và 2 giờ.

Dự báo thời tiết ngày hôm nay (14.7.2014) tại Sài Gòn cho biết: MT mọc 5:38’, MT lặn 18:20’.

- Nếu chọn X = 0 giờ ==> thời điểm nhận tin nhắn đầu ngày là: 5:38’ và thời điểm nhận tin nhắn cuối ngày là: 18:20’.

- Nếu chọn X = 1 giờ ==> thời điểm nhận tin nhắn đầu ngày là: 5:08’ và thời điểm nhận tin nhắn cuối ngày là: 18:50’.

- Nếu chọn X = 2 giờ ==> thời điểm nhận tin nhắn đầu ngày là: 4:38’ và thời điểm nhận tin nhắn cuối ngày là: 19:20’.

Như vậy, nếu chúng ta để ý và quan sát thời gian sáng tối trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8, cụ thể trong ngày hôm nay hoặc ngày mai, thì sẽ thấy rất rõ: trước 5 giờ sáng, trời còn tối, chưa tỏ mặt người, nhưng bắt đầu từ 5 giờ sáng trở đi thì trời đã bắt đầu nhá nhem sáng, bầu trời dần dần sáng lên, và đến trước thời điểm MT mọc thì hoàn toàn sáng hẳn, và ngược lại cho trường hợp MT lặn, sau 18:20’ thì trời vẫn còn sáng, bắt đầu giảm dần cường độ ánh sáng cho đến khoảng 18:50’, sau giờ này bầu trời sẽ tối hẳn hoàn toàn.

Cho nên:

- Nếu BTC chọn X = 0, sẽ ảnh hưởng đến nhiều CB hạ cánh tại thời điểm từ sau 5 giờ đến MT mọc và sau MT lặn đến 18:50’, vẫn có nhiều khả năng CB về được căn cứ trong khoảng thời gian này (từ 5g sáng đến MT mọc và từ MT lặn đến 18:50’) nhưng sẽ không được ghi nhận thời điểm nhắn tin để xác định thành tích.

- Nếu BTC chọn X = 2, thì không thể có CB nào hạ cánh được tại thời điểm từ 4:38’ đến 5 giờ sáng, cũng như rất ít khả năng có được CB nào hạ cánh trong khoảng thời gian từ 18:50’ đến 19:20’, nhưng vẫn phải tính thời gian để xác định vận tốc bay, do đó, sẽ làm giảm thành tích và ảnh hưởng đến vận tốc bay cho những CB về trong sáng sớm ngày hôm sau.

Đó là lý do tại sao BTC chúng tôi chọn thời gian chạng vạng bằng 1 giờ cho khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8, đây cũng là khoảng thời gian mùa hè hàng năm của đất nước chúng ta. Như vậy, trong tất cả các thông số, khi chúng tôi chọn cũng đều có cơ sở, đều dựa trên những con số thực tế có ảnh hưởng và liên quan chặt chẽ lẫn nhau chứ không chọn theo cảm tính, theo cách thích số nào là chọn số đó…

Vuanh
14-07-14, 11:07
Hi anh Hưng,

Những gì tôi thảo luận với anh từ đầu đến giờ là bởi vì anh khởi xướng bài và nhờ mọi người góp ý đề anh hoàn thiện cách tính TTGQĐ cho HBCĐQ8, tôi cũng đã đọc bài tôi hiểu rõ mục đích TTGQĐ. Đó là muốn có cách tính đối kháng cho các căn cứ ở Sài Gòn đối với cc Cừ BH. Sau một loạt bài hỏi của những anh em, thì anh lại quyết định vẫn giử nguyên cách tính. Đồng thời anh cũng nói rõ:
''- Như vậy, chúng tôi còn bị vướng 1 chút xíu, một khe rất nhỏ, đó là có 2 chim về sau giờ nhận tin nhắn cuối ngày, khi đó sẽ được ghi nhận cùng thời điểm, lúc đó, sẽ có trường hợp chim về sau 1p hoặc 2-3 giờ sẽ có vị trí xếp hạng cao hơn chim về trước đó.

- Lý thuyết sẽ có những trường hợp này xảy ra, nhưng xác xuất trong thực tế thì rất nhỏ, chúng ta cứ nhìn xem trong gần 30 cuộc đua lớn nhỏ trong vòng gần 4 năm đã có bao nhiêu trận có từ 2 chim trở lên về trong buổi tối?”

Chính vì vậy mà tôi đã đưa ra nhiều ví dụ cho thấy, chuyện này xảy ra thường xuyên. Chút nữa anh xem bên dưới nhé.


1. Những ai đang chơi chim đua tại Sài Gòn này đều là cùng mâm mà, không phải riêng tôi với anh. “Tôi không nói là chim về qua đêm không thể thắng chim trong ngày” là vì tôi thấy trên cái bảng xếp hạng cuộc đua tôi đang bên trên, có cb qua đêm vẫn xếp trên cb về trong ngày.

2. Ở bài 41 tôi có đưa anh cách TTGQĐ là 6 đến 8 tiếng là do tôi định áp dụng cộng thêm giờ cho cb của Cừ BH. Sau đó thấy không ổn vì tham khảo ở bảng tính của nước ngoài, người ta cũng trừ 6 đến 8 tiếng áp dụng cho tất cả các căn cứ thậm chí khoảng cách giữa các căn cứ lệch 150km vẫn không phải cộng gì cả. Và do chim ở Sài Gòn còn đạt VTTB quá thấp nên ở bài trên tôi đã đưa cho anh 2 cách TTGQĐ ( 1. 8 đến 9 tiếng. 2. Dựa vào mặt trời mọc/lặn và trừ thời gian chạng vạng là 2 tiếng. Vì vậy ví dụ 1a, 1b và 1c của anh tôi sẽ không tiếp lời.

3. Anh hiểu nhầm rồi, tôi nói là khóa tin nhăn 6 đến 7 tiếng không phải là trừ qua đêm 7 tiếng. Vì vậy ví dụ 2a và 2b không có nghĩa. Tôi sẽ không tiếp lời.

4. Anh đưa ra ví dụ 3a, 3b, 3c là bình thường rồi vì tất cả cũng qua đêm nên kết quả không đổi cho dù trừ bao nhiêu tiếng cũng vậy. Chút anh xem ví dụ bên dưới nhé.

5. Ví dụ 4a, 4b anh đưa thời gian chim về của các căn cứ, là anh muốn cho mọi người thấy nếu chỉ 1 mình cb BH về trong ngày thì không có đối thủ, nếu thực sự nó xảy ra như vậy thì mọi người còn muốn anh không trừ thời gian chạng vạng, lúc đó TTGQĐ là 11 tiếng 17 phút thì càng tốt. vì tất cả các cb ở Sài Gòn có thể đối kháng nếu về sáng sớm ngày hôm sau.

Bây giờ xem ví dụ dưới, thời gian cất cánh 6h15


http://i958.photobucket.com/albums/ae70/vuanhhoang/titeo.png

a. Xem cc Vayca va Giahung: nếu theo cách khóa tin nhắn của anh cb của Vayca sẽ thua, vì lúc đó thời gian chim của anh về được tính là 18h50.
Sẽ có rất nhiều trường hợp này xảy ra, không phải xác xuất rất nhỏ như anh nói. Trong giải Mùa Hè Đổ Lữa vừa rồi của HQBCQ8, chúng ta đã thấy rồi đó, có 4 tin nhắn từ 19h04 đến 19h55. Anh nghỉ sao nếu rất nhiều chiến binh ở Bình Thạnh, Gò Vấp, khu vực Chợ Lớn và trong đó có anh nhắn tin lúc 18h50 rồi lại bị thua chiến binh của anh LậyQ8 nhắn tinh lúc 19h55? (do được tính là 18h50). Bỏ ra thời gian hơn 1 năm, tiền của, tâm trí, niềm tin, hy vọng … để cuối cùng bị vậy.

b. Căn cứ Tugiang và Big-Pic vẫn thắng cc Cừ BH đó thôi. Nếu áp dụng mặt trời mọc/lặng và trừ chạng vạng 2 tiếng.

c. Từ đầu đến giờ anh chỉ làm ví dụ cb Cừ BH về trong ngày và tất cả các chiến binh còn lại qua đêm để cho thấy tính đối kháng có lợi cho các chiến binh ở Sài Gòn. Qua cái hình ví dụ ở trên tôi để cb của Vayca, Giahung, Vuanh, Thuận Q2 về cùng ngày để mọi người cùng suy nghỉ. Trong thực tế nếu chiến binh cc Cừ BH có về trong ngày cùng với vài chiến binh của các cc ở Sài Gòn. Tôi nghỉ mọi người nên công nhận thành tích của cb của cc Cừ BH vì rõ ràng là vẫn có vài cb của các căn cứ ở Sài Gòn vẫn về được trong ngày. Những chiến binh khác còn lại ở Sài Gòn qua đêm phải chấp nhận sự thực là phải xếp sau (vì bay chậm phải chịu). Mình là những hội lớn muốn mở rộng phòng trào cho các tỉnh lận cận tham gia thì mình cũng phải mở lối cho họ thì mới hy vọng phong trào được đón nhận.

Dưới đây là hướng giải pháp để áp dụng tính đơn giản cho hiện nay, nó sẽ không xáo trộn nhiều đến thành tích của các chiến binh.

- Nếu chỉ có 1 mình chiến binh của căn cứ Cừ BH về trong ngày. Thì sẽ áp dụng cách tính TTGQĐ. Vì cách tính TTGQĐ được đưa ra là do có căn cứ Cừ BH tham gia.
- Nếu có những chiến binh khác ở Sàigòn về trong ngày cùng với chiến binh của căn cứ Cừ BH thì không cần áp dụng cách tính TTGQĐ như tôi đã giải thích ở cuối mục C.


Thân chào,

Vuanh

Gia Hưng (HCMC)
14-07-14, 23:35
http://www.uphinhnhanh.com/images/20480Banner_tai_tro_100_000.png



Chào anh Hưng,

Anh hãy tự cho ra bất cứ những ví dụ hay trường hợp nào áp vào để thử. Nếu không thấy thích hợp anh hãy sử dụng cách tính của anh để xây dựng giải do anh tổ chức.





Hi anh Hưng,

Dưới đây là hướng giải pháp để áp dụng tính đơn giản cho hiện nay, nó sẽ không xáo trộn nhiều đến thành tích của các chiến binh.

- Nếu chỉ có 1 mình chiến binh của căn cứ Cừ BH về trong ngày. Thì sẽ áp dụng cách tính TTGQĐ. Vì cách tính TTGQĐ được đưa ra là do có căn cứ Cừ BH tham gia.
- Nếu có những chiến binh khác ở Sàigòn về trong ngày cùng với chiến binh của căn cứ Cừ BH thì không cần áp dụng cách tính TTGQĐ như tôi đã giải thích ở cuối mục C.

Thân chào,

Vuanh

Cảm ơn Vuanh nhiều lắm về giải pháp của anh đưa ra, cũng xin được gởi lại anh lời khuyên, lời góp ý của anh cho Hội BCĐQ8: nếu anh thấy đây là cách thức tốt nhất thì anh sử dụng cho các giải đua bồ câu do hội của anh tổ chức.

HONGVNPTQ6
11-08-14, 17:11
Anh Gia Hưng cho e hỏi 1 câu hỏi nhỏ như sau:
- Nếu có 2 căn cứ A và B,căn cứ A xa hơn căn cứ B 10 met đường chim bay,2 chiến binh cùng bay về quá thời gian mặt trời lặn(như qui định) nhưng căn cứ A nhắn tin lúc 21h30,căn cứ B nhắn tin lúc 20h(lúc đó anh sẽ tính như cách anh trình bày với anh Zongke)thì căn cứ A vẫn thắng căn cứ B cho dù căn cứ A nhắn tin trể hơn căn cứ B, phải không anh Gia Hưng?

Gia Hưng (HCMC)
11-08-14, 18:24
A Gia Hưng cho e hỏi 1 câu hỏi nhỏ như sau:
- Nếu có 2căn cứ A và B,căn cứ A xa hơn căn cứ B 10 met đường chim bay,2 chiến binh cùng bay về quá thời gian mặt trời lặn(như qui định) nhưng căn cứ A nhắn tin lúc 21h30,căn cứ B nhắn tin lúc 20h(lúc đó anh sẽ tính như cách anh trình bày với anh Zongke)thì căn cứ A vẫn thắng căn cứ B cho dù căn cứ A nhắn tin trể hơn căn cứ B, phải không anh Gia Hưng?


Xin anh Hưng cho biết thêm nếu giả sử 1 chiến binh nhắn tin lúc 19h00, 1 chiến binh khác nhắn tin lúc 19h05' (cả 2 tin nhắn đều sau thời gian mặt trời lặn) thì sẽ tính như thế nào? Xin cám ơn!

Theo qui định đã được thông báo: các tin nhắn sẽ được BTC ghi nhận vào cùng 1 thời điểm... do đó, "chiến binh" của căn cứ nào có cự ly xa hơn sẽ có vận tốc trung bình lớn hơn và đương nhiên sẽ có vị trí xếp hạng cao hơn...

HONGVNPTQ6
11-08-14, 19:34
Anh GiaHưng à, 2 câu hỏi khác nhau giữa em và anh Zongke.
1/thời gian nhắn tin
2/khoảng cách căn cứ
3/câu hỏi của em là câu hỏi ĐÚNG,,SAI...
Mong anh Gia Hưng trả lời câu hỏi của em bằng ĐÚNG hay SAI , đừng trả lời bằng cách copy như vây.xin cám ơn anh Gia Hưng....(nếu anh giải thích rỏ hơn 1 chút trên câu hỏi của em)

tugiai_ly
11-08-14, 23:56
hi anh GiaHung, anh co thể xắp xếp cái phần "cự ly {km}" theo thứ tự từ gần đến xa nhất được không anh vì em coi hơi bị khó với lại mún tìm 1 cần cứ nào đó so sánh với em về vị trí cũng hơi khó hay trượt lên trượt xuống, theo em biết thì anh làm bằng excel thì phải, phần số lượng với lệ phí chắc cũng không ai quan tâm nhiều bằng KM hơn đó anh, em thấy anh để tập trung xắp xếp phần số lượng với lệ phí quá, mong anh giúp đở, thanks.