concago
18-04-14, 11:41
Công viên chim bồ câu
18/04/2014 11:14 (GMT + 7)
TT - Những con tàu được trang bị hiện đại bậc nhất thế giới, những người lính nước ngoài với súng đạn quanh mình đã đến một công viên ngay biển Đà Nẵng, không phải gieo rắc chiến tranh mà để... hát.
Ban nhạc của chiến hạm Mỹ biểu diễn tại “công viên chim bồ câu” - Ảnh: Đăng Nam
Đó là những người lính Mỹ trên chiến hạm USS John S. McCain, lính Anh trên tàu Daring, lính Ấn Độ trên các con tàu INS Satpura, INS Shakti, INS Ranvijay, INS Kirch... Họ thả tay súng, cầm đàn say sưa hát cho người Đà Nẵng nghe.
Sân khấu trong công viên
Theo người dân Đà Nẵng, cái tên “công viên Hòa Bình” mà người dân dùng để gọi công viên Biển Đông đã có từ khi nó vừa mới hình thành bởi sự hiện diện của cả nghìn chú chim bồ câu. Ban đầu một vài nhân viên của Ban quản lý các bãi biển Đà Nẵng nuôi dăm chục con gọi là, nhưng dần dần bồ câu phát triển nhanh lên đến cả nghìn con. Và rồi nghi thức thả chim “hòa bình” nhân các dịp lễ tết... đã khiến công viên Biển Đông được người dân gọi “chết” tên luôn là công viên Hòa Bình.
16g, từng chuyến xe chở đầy nhạc cụ tập kết tại công viên Biển Đông. Những thùng loa vuông vức, những chiếc đàn organ màu đỏ tía, những cây đàn guitar bóng loáng, lỉnh kỉnh những thùng lớn, thùng nhỏ được các chàng lính Mỹ trên chiến hạm USS John S. McCain khiêng lên sân khấu chuẩn bị cho một đêm nhạc với người Đà Nẵng.Không ai nói với nhau lời nào, họ thận trọng rải dây, ráp thiết bị, thử nhạc cụ, lên lại dây đàn, thử trống, chỉnh micro... trước sự tò mò của những người đi tắm biển. Đúng 18g, con đường Hoàng Sa chạy trước mặt công viên Biển Đông đã đông nghẹt người đến xem các “chú Mỹ” hát.
Chương trình bắt đầu bằng một điệu nhạc sôi động vốn có của người Mỹ. Những bài hát về hải quân, về biển, về con tàu được ca sĩ lính say sưa hát. Dòng người kéo đến một đông. Những bóng điện trên sân khấu và cả công viên bắt đầu rực sáng.
Cái tên khẳng định chủ quyền
Mang tên Biển Đông nên bản thân công viên này mang trong mình một ý nghĩa chính trị hết sức to lớn, đó là sự khẳng định chủ quyền biển Đông của VN. Sau khi hình thành công viên mở thì nơi đây hiển nhiên trở thành điểm tổ chức hàng loạt sự kiện từ chính trị đến văn hóa, thể thao, du lịch và tất cả đều trên tinh thần hòa bình, hữu nghị như tổ chức các giải chạy việt dã, marathon quốc tế hay như các đêm trình diễn âm nhạc của hải quân các nước khi tàu cập cảng Tiên Sa...
Ông Trần Quang Thanh (phó giám đốc Sở VH-TT&DL Đà Nẵng)
Huỳnh Ngọc Vy, một bạn trẻ đến từ Trường đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, hồ hởi bảo tối nay cô muốn được nghe chính những bạn trẻ Mỹ hát bài Trống cơm. Hỏi sao biết, Vy cười bảo lần trước cũng ban nhạc này chơi ở đây và đã hát say mê điệu Trống cơm, nhưng cô không đến dự được. Lần này thì Vy quyết không để vuột mất cơ hội thưởng thức. Và đúng như Vy nói, chỉ sau một bài rock đúng “chất” Mỹ, ban nhạc đã chuyển sang chơi nhạc Việt với điệu Trống cơm lơ lớ tiếng Việt khiến nhiều bạn trẻ VN có mặt liên tục chuyển từ trạng thái “bất ngờ” đến “ngất ngây”... Thậm chí nhiều bạn trẻ Việt nhiệt tình quá mức còn lên sân khấu nhảy cùng ca sĩ Robert Collier vốn là một nhạc công của ban nhạc.
Không phân biệt màu da, quốc tịch, giọng nói, âm nhạc đã mang những con người của hai chủng tộc đến gần nhau. Những chàng lính trong sắc phục chỉnh tề sẵn sàng khiêu vũ với tất cả mọi người có mặt trong sự hồ hởi và sẻ chia. Với nhiều người, nhất là giới trẻ, việc nhảy ở công viên này vốn là chuyện không mới. Thế nhưng việc được nhảy cùng các anh lính trẻ người Mỹ đã khiến nhiều bạn gái thích thú.
Công viên Hòa Bình và người lính Mỹ gốc Việt
Trong hàng loạt bộ áo quần hải quân màu trắng dập dìu theo tiếng nhạc, có một thủy thủ nhỏ nhắn, da vàng ngăm đen, nói tiếng Quảng Nam không lẫn vào đâu được. Sự xuất hiện của chàng thủy thủ này khiến rất nhiều người tò mò, gần gũi.
Anh là Mai Rocky, 21 tuổi, một trong hai người gốc Việt đang là sĩ quan trên tàu USS John S. McCain. Rocky cho biết anh qua Mỹ năm 1996 khi đang là một học sinh lớp 8 ở huyện Thăng Bình (Quảng Nam). Khi chiến hạm này đến Đà Nẵng, toàn bộ bạn bè, cô chú, anh chị và cả thầy cô cũ của Rocky đều được anh mời từ Thăng Bình ra Đà Nẵng để lên chiến hạm tham quan. Rocky bảo anh hát không hay nhưng anh cũng đến với đêm nhạc từ rất sớm mong được gặp thêm những người thân nói giọng xứ sở mình. “Tôi rất tự hào mình là người VN trên chiến hạm này. Ở trên con tàu này có thủy thủ ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng chúng tôi đoàn kết và chính điều đó tạo thêm sức mạnh cho con tàu” - Mai Rocky nói.
Ngồi ở ghế đá bên sân khấu, ông Nguyễn Văn Tân, một cựu chiến binh quận Sơn Trà, nói cho Rocky nghe về công viên Biển Đông cũng như ước muốn hòa bình của người dân thành phố biển xinh đẹp này.
Ông Tân nói với Rocky rằng không biết vô tình hay cố ý của chính quyền thành phố Đà Nẵng mà những đoàn tàu hải quân từ các nước đến đây luôn diễn ở công viên đầy chim bồ câu. Ông Tân còn kể với Rocky rằng nhiều năm nay, không riêng gì tàu hải quân của Mỹ, tàu của Anh, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore... đến thăm Đà Nẵng, nếu diễn nhạc, họ đều ca hát ở đây, ngay công viên này.
TẤN VŨ - ĐĂNG NAM
Lính hải quân Mỹ giao lưu với người dân Đà Nẵng trong lúc biểu diễn - Ảnh: Đăng Nam
Tâm sự người lính Mỹ
Đôi mắt xanh lơ, tóc vàng hoe và sở hữu một thân hình vạm vỡ, Danny McGowan là nhạc trưởng của ban nhạc hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ. Tiếp chúng tôi phía sau sân khấu, Danny McGowan khoe rằng anh vừa ăn hai tô phở một lúc khi đi dạo ở Đà Nẵng. “Cách đây ba năm tôi có đến đây cùng tàu USS John S. McCain để biểu diễn. Tôi rất tự hào được hát cho người dân Đà Nẵng nghe” - Danny McGowan nói và bảo chúng tôi rằng anh rất hạnh phúc khi đang ở đây, một thành phố xinh đẹp và vui vẻ.
Lại một lần nữa ca ngợi những chú chim bồ câu tượng trưng cho Hòa bình, sự Đoàn kết và Lòng nhân ái.
Nguồn:http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/603336/cong-vien-chim-bo-cau.html
18/04/2014 11:14 (GMT + 7)
TT - Những con tàu được trang bị hiện đại bậc nhất thế giới, những người lính nước ngoài với súng đạn quanh mình đã đến một công viên ngay biển Đà Nẵng, không phải gieo rắc chiến tranh mà để... hát.
Ban nhạc của chiến hạm Mỹ biểu diễn tại “công viên chim bồ câu” - Ảnh: Đăng Nam
Đó là những người lính Mỹ trên chiến hạm USS John S. McCain, lính Anh trên tàu Daring, lính Ấn Độ trên các con tàu INS Satpura, INS Shakti, INS Ranvijay, INS Kirch... Họ thả tay súng, cầm đàn say sưa hát cho người Đà Nẵng nghe.
Sân khấu trong công viên
Theo người dân Đà Nẵng, cái tên “công viên Hòa Bình” mà người dân dùng để gọi công viên Biển Đông đã có từ khi nó vừa mới hình thành bởi sự hiện diện của cả nghìn chú chim bồ câu. Ban đầu một vài nhân viên của Ban quản lý các bãi biển Đà Nẵng nuôi dăm chục con gọi là, nhưng dần dần bồ câu phát triển nhanh lên đến cả nghìn con. Và rồi nghi thức thả chim “hòa bình” nhân các dịp lễ tết... đã khiến công viên Biển Đông được người dân gọi “chết” tên luôn là công viên Hòa Bình.
16g, từng chuyến xe chở đầy nhạc cụ tập kết tại công viên Biển Đông. Những thùng loa vuông vức, những chiếc đàn organ màu đỏ tía, những cây đàn guitar bóng loáng, lỉnh kỉnh những thùng lớn, thùng nhỏ được các chàng lính Mỹ trên chiến hạm USS John S. McCain khiêng lên sân khấu chuẩn bị cho một đêm nhạc với người Đà Nẵng.Không ai nói với nhau lời nào, họ thận trọng rải dây, ráp thiết bị, thử nhạc cụ, lên lại dây đàn, thử trống, chỉnh micro... trước sự tò mò của những người đi tắm biển. Đúng 18g, con đường Hoàng Sa chạy trước mặt công viên Biển Đông đã đông nghẹt người đến xem các “chú Mỹ” hát.
Chương trình bắt đầu bằng một điệu nhạc sôi động vốn có của người Mỹ. Những bài hát về hải quân, về biển, về con tàu được ca sĩ lính say sưa hát. Dòng người kéo đến một đông. Những bóng điện trên sân khấu và cả công viên bắt đầu rực sáng.
Cái tên khẳng định chủ quyền
Mang tên Biển Đông nên bản thân công viên này mang trong mình một ý nghĩa chính trị hết sức to lớn, đó là sự khẳng định chủ quyền biển Đông của VN. Sau khi hình thành công viên mở thì nơi đây hiển nhiên trở thành điểm tổ chức hàng loạt sự kiện từ chính trị đến văn hóa, thể thao, du lịch và tất cả đều trên tinh thần hòa bình, hữu nghị như tổ chức các giải chạy việt dã, marathon quốc tế hay như các đêm trình diễn âm nhạc của hải quân các nước khi tàu cập cảng Tiên Sa...
Ông Trần Quang Thanh (phó giám đốc Sở VH-TT&DL Đà Nẵng)
Huỳnh Ngọc Vy, một bạn trẻ đến từ Trường đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, hồ hởi bảo tối nay cô muốn được nghe chính những bạn trẻ Mỹ hát bài Trống cơm. Hỏi sao biết, Vy cười bảo lần trước cũng ban nhạc này chơi ở đây và đã hát say mê điệu Trống cơm, nhưng cô không đến dự được. Lần này thì Vy quyết không để vuột mất cơ hội thưởng thức. Và đúng như Vy nói, chỉ sau một bài rock đúng “chất” Mỹ, ban nhạc đã chuyển sang chơi nhạc Việt với điệu Trống cơm lơ lớ tiếng Việt khiến nhiều bạn trẻ VN có mặt liên tục chuyển từ trạng thái “bất ngờ” đến “ngất ngây”... Thậm chí nhiều bạn trẻ Việt nhiệt tình quá mức còn lên sân khấu nhảy cùng ca sĩ Robert Collier vốn là một nhạc công của ban nhạc.
Không phân biệt màu da, quốc tịch, giọng nói, âm nhạc đã mang những con người của hai chủng tộc đến gần nhau. Những chàng lính trong sắc phục chỉnh tề sẵn sàng khiêu vũ với tất cả mọi người có mặt trong sự hồ hởi và sẻ chia. Với nhiều người, nhất là giới trẻ, việc nhảy ở công viên này vốn là chuyện không mới. Thế nhưng việc được nhảy cùng các anh lính trẻ người Mỹ đã khiến nhiều bạn gái thích thú.
Công viên Hòa Bình và người lính Mỹ gốc Việt
Trong hàng loạt bộ áo quần hải quân màu trắng dập dìu theo tiếng nhạc, có một thủy thủ nhỏ nhắn, da vàng ngăm đen, nói tiếng Quảng Nam không lẫn vào đâu được. Sự xuất hiện của chàng thủy thủ này khiến rất nhiều người tò mò, gần gũi.
Anh là Mai Rocky, 21 tuổi, một trong hai người gốc Việt đang là sĩ quan trên tàu USS John S. McCain. Rocky cho biết anh qua Mỹ năm 1996 khi đang là một học sinh lớp 8 ở huyện Thăng Bình (Quảng Nam). Khi chiến hạm này đến Đà Nẵng, toàn bộ bạn bè, cô chú, anh chị và cả thầy cô cũ của Rocky đều được anh mời từ Thăng Bình ra Đà Nẵng để lên chiến hạm tham quan. Rocky bảo anh hát không hay nhưng anh cũng đến với đêm nhạc từ rất sớm mong được gặp thêm những người thân nói giọng xứ sở mình. “Tôi rất tự hào mình là người VN trên chiến hạm này. Ở trên con tàu này có thủy thủ ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng chúng tôi đoàn kết và chính điều đó tạo thêm sức mạnh cho con tàu” - Mai Rocky nói.
Ngồi ở ghế đá bên sân khấu, ông Nguyễn Văn Tân, một cựu chiến binh quận Sơn Trà, nói cho Rocky nghe về công viên Biển Đông cũng như ước muốn hòa bình của người dân thành phố biển xinh đẹp này.
Ông Tân nói với Rocky rằng không biết vô tình hay cố ý của chính quyền thành phố Đà Nẵng mà những đoàn tàu hải quân từ các nước đến đây luôn diễn ở công viên đầy chim bồ câu. Ông Tân còn kể với Rocky rằng nhiều năm nay, không riêng gì tàu hải quân của Mỹ, tàu của Anh, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore... đến thăm Đà Nẵng, nếu diễn nhạc, họ đều ca hát ở đây, ngay công viên này.
TẤN VŨ - ĐĂNG NAM
Lính hải quân Mỹ giao lưu với người dân Đà Nẵng trong lúc biểu diễn - Ảnh: Đăng Nam
Tâm sự người lính Mỹ
Đôi mắt xanh lơ, tóc vàng hoe và sở hữu một thân hình vạm vỡ, Danny McGowan là nhạc trưởng của ban nhạc hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ. Tiếp chúng tôi phía sau sân khấu, Danny McGowan khoe rằng anh vừa ăn hai tô phở một lúc khi đi dạo ở Đà Nẵng. “Cách đây ba năm tôi có đến đây cùng tàu USS John S. McCain để biểu diễn. Tôi rất tự hào được hát cho người dân Đà Nẵng nghe” - Danny McGowan nói và bảo chúng tôi rằng anh rất hạnh phúc khi đang ở đây, một thành phố xinh đẹp và vui vẻ.
Lại một lần nữa ca ngợi những chú chim bồ câu tượng trưng cho Hòa bình, sự Đoàn kết và Lòng nhân ái.
Nguồn:http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/603336/cong-vien-chim-bo-cau.html