PDA

View Full Version : Thông tin dịch cúm gia cầm 2014



Nghĩa-Q2
15-02-14, 11:39
Hàng loại gia cầm ở các tỉnh thành miền Trung - Tây Nguyên đột ngột chết khiến nhiều hộ nông dân bỗng chốc lâm cảnh trắng tay.


http://i1297.photobucket.com/albums/ag38/Nghia_Vo/14-2-Anh-cum-gia-cam-1436-1392390768_zps74b57b7a.jpg

Theo Cục Thú y, đến ngày 14/2, cả nước có 8 tỉnh gồm Quảng Ngãi, Nam Định, Kontum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Long An và Đăk Lăk có dịch cúm gia cầm và có thể có thêm các tỉnh thành khác ở miền Trung. Chưa đầy ba tuần, Thủ tướng Chính phủ đã hai lần ban hành công điện cho các bộ, ngành, địa phương tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng virus cúm gia cầm lây sang người.


http://i1297.photobucket.com/albums/ag38/Nghia_Vo/14-2-Anh-1-Cum-gia-cam-8157-1392370007_zps85a8a9cc.jpg

Từ sau Tết Giáp Ngọ, dịch bệnh hoành hành khiến đàn gia cầm ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên chết. Đến trưa 14/2, cơ quan chức năng ở các tỉnh này đã tiêu hủy ít nhất 30.000 con gà, vịt mắc bệnh. Trong đó, Quảng Ngãi hiện là "điểm nóng" đang bùng phát mạnh với nhiều ổ dịch cúm gia cầm H5N1 lan ra nhiều xã ở các huyện Đức Phổ và Sơn Tịnh buộc phải tiêu hủy hơn 5.000 con gia cầm.


http://i1297.photobucket.com/albums/ag38/Nghia_Vo/14-2-Anh-2-Cum-gia-cam-4174-1392370007_zpsf4895617.jpg

Đàn vịt của gia đình anh Nguyễn Hoàng Lộc ở thôn Thọ Lộc Tây, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) chết la liệt nằm ở ven sông Trà Khúc. "Bao nhiêu vốn liếng vợ chồng tôi dồn vào làm chuồng trại, mua 2.000 con vịt về nuôi. Mới tròn 1 tháng thì cả đàn lần lượt ngã ra chết. Ngành thú y tỉnh lấy mẫu đưa đi xét nghiệm, vợ chồng tôi tá hóa khi nghe thông báo kết quả đàn vịt của tôi chết do mắc bệnh cúm A/H5N1 buộc phải tiêu hủy hết", anh Lộc buồn bã nói.


http://i1297.photobucket.com/albums/ag38/Nghia_Vo/14-2-Anh-3-Cum-gia-cam-4677-1392370007_zps5004c6d9.jpg

Để ngăn chặn dịch cúm gia cầm lây lan ra diện rộng, những ngày qua ngành thú y phối hợp với ngành y tế các tỉnh miền Trung về các địa phương phun hóa chất giúp bà con nông dân tiêu độc, khử trùng. Các tỉnh cũng phân bổ hàng nghìn lít hóa chất hỗ trợ nông dân ở các vùng dịch vệ sinh chuồng trại.


http://i1297.photobucket.com/albums/ag38/Nghia_Vo/14-2-Anh-4-Cum-gia-cam-5466-1392370007_zpsa4733a31.jpg

Theo lãnh đạo Chi cục thú y Quảng Nam, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xuất hiện 7 ổ dịch, tốc độ lây lan nhanh với hàng nghìn con vịt nhiễm bệnh phải tiêu hủy. Lo nhất là thời điểm hiện nay bước vào mùa tái đàn, toàn tỉnh có 4 triệu con gia cầm vẫn chưa tiêm vắcxin phòng bệnh cúm. Nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia cầm của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất lớn.


http://i1297.photobucket.com/albums/ag38/Nghia_Vo/14-2-Anh-5-Cum-gia-cam-9698-1392370007_zpsbe776f1a.jpg

Trong khi đó ở Bình Định, ông Lê Anh Tú ở thôn Giang Bắc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước (Bình Định) và nhiều hộ khác cũng đang khốn đốn vì đàn gia cầm hàng nghìn con chết hết. Bần thần bên chuồng gà trống hoác, ông cho biết đã đầu tư 450 triệu mua 6.000 con gà giống về nuôi. "Thấy gà phát triển tốt lớn nhanh cả nhà vui lắm. Nhưng khi mỗi con nặng hơn 1 kg, gần xuất chuồng thì lăn ra chết hàng loạt trong dịp Tết vừa rồi. Lỗ tiền vốn đầu tư, tôi còn chịu lỗ thêm 400 triệu tiền cám", ông Tú nói.


http://i1297.photobucket.com/albums/ag38/Nghia_Vo/14-2-Anh-6-Cum-gia-cam-4153-1392370007_zps54703aee.jpg

Ông Trần Kỳ Quang, Phó chủ tịch UBND huyện Tuy Phước (Bình Định) cho biết, từ trước Tết Giáp Ngọ đến nay, trên toàn địa bàn huyện gia cầm chết rất nhiều. Do người dân vứt gia cầm ra môi trường nên huyện phải lập các đội đi thu gom, có ngày thu gom đến 5.000 con gà bị chết, đưa đi chôn lấp tránh gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh lây lan.

Trước tình hình dịch bệnh hoành hành trên đàn gia cầm, các tỉnh miền Trung cấp hàng triệu liều văcxin tiêm phòng cho gà, vịt tránh dịch bệnh lây lan. Ngành y tế khuyến cáo người dân sử dụng gia cầm phải xác định rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh cá nhân, bảo hộ lao động trong chăn nuôi. Đối với những người có biểu hiện mắc cúm, ở vùng lưu hành dịch, lại có tiếp xúc với gia cầm bệnh thì cán bộ y tế phải theo dõi, giám sát, lấy mẫu bệnh để xét nghiệm can thiệp điều trị kịp thời.

Ngày 14/2, Thủ tướng ban hành công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng virus cúm gia cầm lây sang người. Trong đó, Bộ Y tế phải kiểm tra giám sát việc thực hiện “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A/H7N9 tại Việt Nam” và các biện pháp phòng chống các chủng virus cúm khác. Các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với cơ quan có liên quan tập trung triển khai thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của virus A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm khác vào Việt Nam.

Trong tháng 1/2014 dịch cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm đã xuất hiện lẻ tẻ ở một số địa phương và đã có hai người tử vong do cúm A/H5N1 tại Bình Phước và Đồng Tháp.

Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO) khuyến cáo nguy cơ virus cúm A/H7N9 xâm nhiễm vào Việt Nam từ các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có liên quan tới buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc... là rất cao.

Trước tình hình dịch cúm A/H7N9 có nguy cơ lây lan vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát kiêm Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đã ban hành “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây lan sang người”; đồng thời ra lệnh cấm nhập khẩu gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 14/2.


Trí Tín - Minh Thùy

Theo vnexpress.net

Chánh-BT
18-02-14, 14:38
TT - Ngày 17-2, Cục Thú y thông báo dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở 11 tỉnh với 24 ổ dịch. Đó là các tỉnh Đắk Lắk, Long An, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Nam Định, Phú Yên, Lào Cai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=690476

Tổng số gia cầm mắc bệnh là 23.819 con và tổng số gia cầm tiêu hủy là 30.777 con. So với ngày 16-2, thêm một ổ dịch xuất hiện tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Cụ thể tại hộ chăn nuôi ở tổ 11, xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc, dịch cúm làm 250 con gia cầm chết. Số gia cầm còn lại là 700 con bị tiêu hủy. Chi cục Thú y đang phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Ngoài các ổ cúm tại 11 tỉnh, một số địa phương khác có xuất hiện các điểm dịch trên đàn gia cầm dưới dạng nhỏ lẻ (một vài hộ chăn nuôi) nhưng đã được phát hiện và xử lý kịp thời, không để dịch lây lan. Cục cũng đã thành lập 15 đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương.

Chiều 17-2, ông Lê Muộn - phó giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam - cho biết đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh đang ổn định, cơ bản địa phương đang kiểm soát được dịch và không có phát sinh ổ dịch cúm gia cầm mới. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Nam đã tiêu hủy hơn 11.000 con gia cầm (chủ yếu là vịt). Ngoài ra, những đàn gia cầm không phải trong ổ dịch, khi tiến hành tiêm văcxin bao vây, khống chế khi tiêm có phản ứng với văcxin, cơ quan chức năng cũng tiến hành tiêu hủy hơn 6.600 con.

Hiện Chi cục Thú y Quảng Nam đã xuất 60.000 liều văcxin cúm gia cầm hỗ trợ các địa phương có dịch để tiêm phòng cho các đàn gia cầm. Ngoài ra, chi viện khẩn cấp cho huyện Thăng Bình và Duy Xuyên 2.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid để phục vụ công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. Chi cục Thú y tỉnh đang dự trữ 20.000 lít hóa chất Benkocid, sẵn sàng hỗ trợ các huyện, thành phố khi có yêu cầu.

Trong khi đó tại Quảng Ngãi, địa phương này đã có công văn hỏa tốc gửi các cơ quan và địa phương thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm. Theo đó trong tháng 2 hoàn thành tiêm phòng 100% văcxin cúm gia cầm đợt 1 cho đàn gia cầm của tỉnh và lập biên bản xử lý các chủ chăn nuôi không tiêm phòng.

Trước tình hình trên, hôm nay 18-2, Bộ trưởng Bộ* NN&PTNT Cao Đức Phát sẽ chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương, triển khai kế hoạch hành động phòng chống cúm gia cầm lây lan sang người. Trong đó, Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc việc đóng cửa chợ gia cầm sống tối thiểu một ngày/tháng để tiêu độc khử trùng. Các chợ gia cầm sống kèm giết mổ gia cầm phải có khu giết mổ và bán gia cầm riêng. Bên cạnh đó, VN nghiêm cấmviệc nhập lậu gia cầm, kể cả gia cầm biếu tặng giữa cư dân vùng biên giới hai nước Việt - Trung.

Theo cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế Trần Đắc Phu, VN chưa nhập khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm chính ngạch từ Trung Quốc, tất cả gia cầm nhập từ Trung Quốc về VN vừa qua đều là nhập lậu, đe dọa bùng phát dịch bệnh. Ông Phu cho biết ngày 22-2, Bộ Y tế sẽ họp trực tuyến với chủ tịch UBND các địa phương để bàn biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm lây lan sang người. Theo ông Phu, mặc dù nguy cơ dịch cúm gia cầm bùng phát trên người là rất lớn, nhưng người dân ở các vùng dịch vẫn có tâm lý chủ quan như ăn tiết canh, giết mổ gia cầm chết để sử dụng, giết mổ gia cầm không có đồ dùng phòng hộ... Kiểm tra tại các chợ vùng biên, gần nhất là ở Lạng Sơn, nơi có nguy cơ dịch cúm H7N9 xâm nhập rất cao cho thấy chợ gia cầm sống bán lẫn với chợ quần áo, vệ sinh chợ không đảm bảo và rất dễ lây dịch khi có mầm bệnh.

L.ANH - TÂY*GIANG*-V.HÙNG - LÊ TRUNG (tuoitre.vn)

Chánh-BT
25-02-14, 22:12
21 tỉnh bùng phát dịch cúm gia cầm A/H5N1
(HQ Online)- Chiều nay 25-2, tại Bộ NN&PTNT, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đã họp bàn về diễn biến và các giải pháp phòng, chống dịch.

http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20140225/fckimage/tieuhuy.jpg
Tiêu hủy gia cầm nhiễm bệnh (ảnh: PNO)

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 25-2, cả nước có 67 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 21 tỉnh. Số gia cầm mắc bệnh chết là 63.611 con và đã được các các địa phương tổ chức tiêu hủy.

Chỉ tính riêng trong tuần qua (từ ngày 18 đến 25-2), dịch cúm A/H5N1 bùng phát tại 10 tỉnh, thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bình Định, Trà Vinh và Bạc Liêu.

Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y nhận định: Các ổ dịch chủ yếu xảy ra trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình, đã được chính quyền địa phương, cơ quan thú y phát hiện, xử lý kịp thời. Nguyên nhân bùng phát dịch chủ yếu là do trong dịp tết Nguyên đán Giáp Ngọ nhu cầu vận chuyển, tiêu thụ gia cầm tăng mạnh. Ngoài ra, một số địa phương cũng không tổ chức tiêm phòng dịch đợt 2 năm 2013.

Thời gian tới, nguy cơ dịch bùng phát là rất cao nếu không kiểm soát chặt việc vận chuyển, buôn bán gia cầm cũng như không xử lý tốt các ổ dịch hiện nay tại địa phương.

Để đối phó với dịch cúm A/H5N1, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã cấp 7,2 triệu liều vắc xin RE 6 từ nguồn Quỹ vắc xin dự phòng cho các tỉnh chống dịch. Bộ NN&PTNT cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép mua 60 triệu liều vắc-xin RE 6 dự phòng cho công tác chống dịch thời gian tới.

Tại cuộc họp, bên cạnh sự bùng phát dịch cúm A/H5N1, nhiều ý kiến cũng bày tỏ lo ngại khả năng lây lan cao của chủng cúm A/H7N9. Ông Vũ Ngọc Long, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Hiện nay, dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đang diễn biến rất phức tạp, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có 365 ca mắc, 116 người chết (tỉ lệ số người chết trên tổng số người mắc cúm A/H7N9 là trên 31%). Điều này chứng tỏ độc lực của virus cúm A/H7N9 không hề giảm.

Theo Cục Y tế dự phòng, tổng số trường hợp tử vong này (116 ca) cao hơn rất nhiều so với số tử vong của WHO thống kê và thông tin trước đó (67 ca).

Cơ quan đầu mối IHR (điều lệ y tế quốc tế) của WHO lý giải tổng số ca tử vong mới (116 ca) được dựa trên các thông tin cập nhật từ các ca bệnh đã được báo cáo trước đó. Các ca mắc ghi nhận tại 18 tỉnh/thành phố (bao gồm các ca tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và một địa phương của Malaysia).

Tổ chức Y tế thế giới đánh giá Việt Nam, Campuchia và Lào là 3 quốc gia có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi các chủng cúm nguy hiểm xuất phát từ Trung Quốc. Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO) cũng nhận định 3 quốc gia trên có nguy cơ cao lây nhiễm cúm A/H7N9 từ Trung Quốc.

Cũng theo đại diện của WHO, nếu Việt Nam có ca mắc cúm A/H7N9 thì cũng không có gì ngạc nhiên.

Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, TP về dịch cúm gia cầm và sởi, ông Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế cho biết: Có thể sớm trong thời gian tới, Việt Nam sẽ ghi nhận trường hợp mắc cúm A/H7N9 trên người từ vùng dịch trở về hoặc ghi nhận vi rút trên các đàn gia cầm trong nước rồi lây sang người.

Thanh Nguyễn- Dương Ngân

zongke
01-03-14, 11:46
Dịch cúm gia cầm lan đến 22 tỉnh

Cả nước có 56 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 22 tỉnh, thành. Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế đều thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương.

Ngày 28/2, thêm Hải Dương, Sóc Trăng, Gia Lai báo có ổ dịch mới phát sinh. Hơn 5.000 gia cầm mắc bệnh được tiêu hủy. Trong các địa phương có ổ dịch cũ thì Nam Định, Long An đã qua 21 ngày.

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp), các ổ dịch xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại hộ gia đình, đã được xử lý kịp thời nên chưa có hiện tượng lây lan diện rộng. Trung bình mỗi tỉnh có 3 ổ dịch, riêng Khánh Hòa, Trà Vinh và Lào Cai có số lượng lớn gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/03/01/cumgiacam1-JPG-9723-1393642839.jpg
Dịch cúm gia cầm H5N1 tiếp tục lan ra nhiều tỉnh, thành. Ảnh: Nguyên Anh.

Chuyên gia nhận định trong thời gian tới nguy cơ dịch nhỏ lẻ ở các địa phương là rất cao. Thời tiết lạnh là môi trường thuận lợi để virus H5N1 tồn tại và lây lan. Cục Thú y đã thành lập 15 đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương.

Bộ Y tế cũng thành lập 5 đoàn kiểm tra liên ngành về công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người. Trong đó, hoạt động giám sát người và gia cầm qua biên giới, lấy mẫu xét nghiệm phát hiện sớm các chủng virus cúm gia cầm trên người, gia cầm được tăng cường.

Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, chủng cúm gia cầm A(H5N1) xuất hiện trên người từ năm 2003. Từ đó đến nay, dù số ca mắc và tử vong đã giảm rất nhiều nhưng Việt Nam vẫn đứng vị trí thứ 3 trong những nước có tỷ lệ mắc cúm gia cầm cao (sau Ai Cập, Indonesia).

"Mấy năm gần đây, mỗi năm cả nước ghi nhận 2-3 ca nhiễm cúm. Tuy nhiên chỉ trong 2 tháng đầu năm nay cả nước đã có 2 ca mắc, đều tử vong. Nguy cơ bùng phát dịch rất lớn vì cúm trên gia cầm chưa có xu hướng dừng lại", tiến sĩ Phu nhận định.

Theo ông Phu, ngoài chính quyền địa phương, cán bộ y tế, nông nghiệp thì trách nhiệm của người dân rất quan trọng. Một số người khi có gia cầm ốm chết vẫn vứt ra xung quanh, khiến dịch dễ lây lan. Đây là tập quán cần thay đổi.



Phương Trang (VnExpress.net)

KenPigeon
05-03-14, 08:11
CẬP NHẬT THÔNG TIN DỊCH CÚM GIA CẦM NGÀY 04/03/2014.

I. TÌNH HÌNH DỊCH tính đến ngày 04/03/2014.


1. Dịch Cúm gia cầm
1.1. Tình hình dịch Cúm gia cầm H5N1
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước còn 63 ổ dịch Cúm gia cầm H5N1 tại 22 tỉnh. Toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu huỷ;
Các địa phương có ổ dịch cũ đã qua 21 ngày gồm có: Tỉnh Nam Định, Long An, Kon Tum và Đăk Lăk; các tỉnh, thành phố còn lại còn một số ổ dịch, cụ thể như sau:
1.1.1. Tây Ninh: ổ dịch cúm gia cầm ở 3 hộ chăn nuôi tại 3 xã của huyện Châu Thành.
1.1.2. Cà Mau: ổ dịch cúm gia cầm ở 1 hộ chăn nuôi tại 1 xã của huyện U Minh.
1.1.3. Khánh Hoà:ổ dịch cúm gia cầm ở 10 hộ chăn nuôi tại 9 xã của 3 huyện Cam Lâm, Diên Khánh và TX Ninh Hoà.
1.1.4. Quảng Ngãi: ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 2 xã của huyện Đức Phổ và Nghĩa Hành.
1.1.5. Phú Yên: ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 1 xã của huyện Đông Hoà.
1.1.6. Lào Cai: ổ dịch cúm gia cầm ở 22 hộ chăn nuôi tại 4 xã của huyện Bảo Thắng.
1.1.7. Bà Rịa-Vũng Tàu: ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 2 xã của 2 huyện Xuyên Mộc và Tân Thành.
1.1.8. Nghệ An: ổ dịch cúm gia cầm ở 8 hộ chăn nuôi tại 5 xã của 4 huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, Nghĩa Đàn và Đô Lương.
1.1.9. Hà Tĩnh: ổ dịch cúm gia cầm ở 11 hộ chăn nuôi tại 4 xã của 3 huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc và Thạch Hà.
1.1.10. Quảng Bình: ổ dịch cúm gia cầm ở 1 hộ chăn nuôi của 1 xã thuộc huyện Bố Trạch.
1.1.11. Cần Thơ: ổ dịch cúm gia cầm ở 4 hộ chăn nuôi tại 3 xã của 3 huyện Bình Thuỷ, Phong Điền và quận Ô Môn.
1.1.12. Vĩnh Long: ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 2 xã của 2 huyện Trà Ôn và Vũng Liêm.
1.1.13. Thanh Hoá:ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 1 xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia.
1.1.14. Phú Thọ:ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 2 xã của 2 huyện Thanh Ba và Tam Nông.
1.1.15. Bình Định: ổ dịch cúm gia cầm ở 1 hộ chăn nuôi tại 1 xã của huyện Tây Sơn.
1.1.16. Trà Vinh: ổ dịch cúm gia cầm ở 39 hộ chăn nuôi tại 14 xã của 4 huyện Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long và TP Trà Vinh.
1.1.17. Bạc Liêu: ổ dịch cúm gia cầm ở 1 hộ chăn nuôi tại 1 xã của huyện Giá Rai.
1.1.18. Hải Dương: ổ dịch cúm gia cầm ở 1 hộ chăn nuôi tại 1 xã của huyện Thanh Hà.
1.1.19. Sóc Trăng: ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 2 xã của 2 huyện Ngã Năm và Cù Lao Dung.
1.1.20. Gia Lai: ổ dịch cúm gia cầm ở 1 hộ chăn nuôi tại 1 xã của huyện Đăk Pơ.
1.1.21. Hưng Yên: ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 1 xã của huyện Văn Lâm.
1.1.22. Bình Dương: ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 2 xã của huyện Tân Uyên và thị xã Thuận An.
1.2. Qua phân tích dịch tễ đợt dịch này cho thấy:
Trong năm 2014, vi rút cúm H5N1 nhánh 1.1 đã được phát hiện tại ổ dịch trên gà tại Long An, Kiên Giang, và Cà Mau; Hầu hết các ổ dịch trên gia cầm (gà, vịt, ngan) tại các tỉnh có dịch do vi rút H5N1 nhánh 2.3.2.1C. Việc cập nhật thông tin lưu hành vi rút Cúm gia cầm đã được Cục Thú y gửi các địa phương thường xuyên, cụ thể tại văn bản số 31/TY-DT ngày 06/01/2014, văn bản số 168/TY-DT ngày 10/02/2014 của Cục Thú y, văn bản số 268/TY-DT ngày 27/2/2014.
1.3.Nguyên nhân xảy ra dịch:
- Thời tiết trong tháng 1-2/2014 lạnh cả 3 miền Bắc, Trung, Nam là môi trường thuận lợi để vi rút H5N1 tồn tại và lây lan.
- Trong dịp Tết nguyên đán, gia tăng việc đi lại, mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm của người dân dẫn đến vi rút có điều kiện phát tán.
- Nhiều địa phương không triển khai công tác tiêm phòng định kỳ đợt 2 năm 2013 và chưa tổ chức tiêm phòng đợt 1/2014 cho nên các đàn gia cầm không có miễn dịch bảo hộ vi rút Cúm H5N1.
- Công tác thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên môi trường chăn nuôi không được thực hiện trong thời gian qua tại nhiều địa phương.
- Qua công tác giám sát thường xuyên của Cục Thú y cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút H5N1 trên đàn thuỷ cầm tại các chợ buôn bán gia cầm trong năm 2013 gần 6%.
- Cuối năm 2013 và đầu năm 2014, nhánh vi rút 2.3.2.1C đã xâm nhập vào các tỉnh phía Nam và gây bệnh thay cho nhánh 1.1 lưu hành phổ biến tại các tỉnh phía Nam trong những năm trước đây. Nguyên nhân có thể do quá trình vận chuyển gia cầm từ phía Bắc vào Nam, sau đó lây lan qua các đàn vịt chạy đồng trong vùng dẫn đến việc nhánh 2.3.2.1C xuất hiện và lưu hành rộng rãi tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1.4.Nhận định tình hình:
- Các ổ dịch vừa qua xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình và đã được chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thú y phát hiện và xử lý kịp thời. Riêng các tỉnh Khánh Hòa và Trà Vinh có số lượng lớn gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy.
- Thời gian tới: Với những nguyên nhân như trên, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao nếu các địa phương không thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.
2. Dịch Lở mồm long móng gia súc
Hiện nay, cả nước có tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn có ổ dịch LMLM.
3. Dịch Tai xanh trên lợn
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có tỉnh nào công bố ổ dịch Tai xanh trên lợn.


II. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH


Triển khai tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch Cúm gia cầm trong toàn quốc thực hiện theo Công văn số 519/BNN-TY ngày 18/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Ngày 4/3/2014, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Cúm gia cầm họp phiên thường kỳ.
Các đoàn công tác của Cục Thú y tiếp tục đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Cúm gia cầm tại các địa phương./.

Nguồn ( CỤC THÚ Y VIỆT NAM - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ).

KenPigeon
06-03-14, 05:58
Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm tính đến ngày 05/03/2014.
Đã xuất hiện dịch cúm gia cầm tại Ninh Thuận nâng tổng số tỉnh có ổ dịch là 23, xem thông tin chi tiết tại:
http://www.cucthuy.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=357

KenPigeon
07-03-14, 14:24
Thông tin dích cúm tính đến ngày 06/03/2014.
Các địa phương có ổ dịch cũ đã qua 21 ngày gồm có: Tỉnh Nam Định, Long An, Kon Tum và Đăk Lăk, Phú Thọ, Phú Yên, Bình Định, Quảng Bình, Thanh Hoá.

Nguồn ( CỤC THÚ Y VIỆT NAM - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ).

KenPigeon
09-03-14, 19:18
Thông tin dích cúm tính đến ngày 09/03/2014.
Đã có thêm các địa phương có ổ dịch cũ đã qua 21 ngày gồm có: Quảng Ngãi, Lào Cai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu và Bình Dương. Hiện còn 13 tỉnh thành còn ổ dịch cúm.
Nguồn ( CỤC THÚ Y VIỆT NAM - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ).

KenPigeon
10-03-14, 19:37
Thông tin dích cúm tính đến ngày 10/03/2014.
Đã có thêm báo cáo xuất hiện ổ dịch tại tỉnh Đồng Nai. Dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 05 hộ ở thị trấn Vĩnh An và xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu làm 19.200 con gia cầm, bao gồm 6.500 con gà và 12.700 con vịt mắc bệnh.
Các địa phương có ổ dịch cũ đã qua 21 ngày có thêm: Hà Tĩnh. Hiện vẫn còn 13 tỉnh thành còn ổ dịch cúm.
Nguồn ( CỤC THÚ Y VIỆT NAM - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ).

http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201403/se-cong-bo-dich-cum-gia-cam-tai-huyen-vinh-cuu-2298202/

administrator
11-03-14, 08:51
BQT diễn đàn bocauvietnam.com thông báo:

- Tình hình dịch cúm H5N1 vẫn đang bùng phát khắp nơi và càng ngày càng gần Saigon, xung quanh các tỉnh tập huấn: Đồng Nai (10/03), Bà Rịa Vũng Tàu (16/02), Long An (14/02), Phan Rang (05/03)...

- Diễn đàn sẽ không tổ chức các cuộc đua cũng như tập huấn liên quan đến khi hết dịch.

- Đề nghị anh em không nên tập huấn nhất là ngay khu vực có dịch, không được chủ quan xem thường.

- Hạn chế thả lan, vệ sinh phòng dịch chuồng trại.

Đừng vì Vui chơi cá nhân mà quên đi sinh mạng cộng đồng, gia đình. Đừng để khi xãy ra chuyện lớn rồi lúc đó hối tiếc thì đã muộn màng.

KenPigeon
12-03-14, 13:29
Thông tin dích cúm tính đến ngày 11/03/2014.
Đã có thêm báo cáo xuất hiện ổ dịch tại tỉnh Hà Giang và Quảng Nam, cụ thể:
Hà Giang: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 2 hộ tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tổng số gia cầm mắc bệnh là 114 con (89 con gà và 25 con chim bồ câu). Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 114 con.
Quảng Nam: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra tai 4 hộ của 3 xã thuộc 2 huyện Điện Bàn và Duy Xuyên làm 2.970 con gia cầm mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 4.056 con.
Các địa phương có ổ dịch cũ đã qua 21 ngày gồm có: Quảng Ngãi, Lào Cai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bình Dương và Hà Tĩnh.
Địa phương có báo cáo cập nhật tình hình dịch:
Vĩnh Long: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại xã Bình Phước, huyện Mang Thít làm 345 con vịt mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 345 con.

Nguồn ( CỤC THÚ Y VIỆT NAM - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ).

Xem thêm tại:

http://www.cucthuy.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=364

concago
12-03-14, 15:11
Thông tin mới nhất về dịch cúm gia cầm
12.03.2014 | 08:13 AM
ĐỜI SỐNGSỨC KHỎE

Tuy dịch cúm gia cầm H5N1 trên địa bàn cả nước có dấu hiệu giảm trong vài ngày gần đây nhưng nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao nếu các địa phương phải nghiêm túc thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.

Thêm 5 tỉnh khống chế được dịch cúm gia cầm H5N1
Theo ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Việt Nam là đầu mối giao lưu của khách du lịch trong nước cũng như quốc tế, hàng ngày có 7000-8000 lượt khách quốc tế nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, số hành khách đến từ vùng có dịch cúm A/H7N9 (Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông) khoảng 1500 người. Mặt khác, tình hình thẩm lậu gia cầm từ Trung Quốc vào Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp nên nguy cơ dịch cúm A/H7N9, A/H10N8 xâm nhập vào Hà Nội và không loại trừ khả năng vi rút biến chủng lây từ người sang người bùng phát.
Thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho hay, về dịch cúm gia cầm H5N, hiện đã có thêm 5 địa phương có ổ dịch cũ đã qua 21 ngày gồm: Quảng Ngãi, Lào Cai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu và Bình Dương.
Trong 2 ngày 08 và 09/3, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ địa phương.
Hiện nay, cả nước còn 39 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 13 tỉnh, thành phố, giảm so với con số 61 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 18 tỉnh, thành phố hôm 07/3.Hai tỉnh tiếp giám với TPHCM là Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạm thời khống chế được dịch cúm gia cầm A/H5N1.
Các địa phương còn ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 chưa qua 21 ngày gồm: Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hải Dương, Sóc Trăng, Gia Lai, Hưng Yên và Ninh Thuận.
Cục Thú y nhận định các ổ dịch vừa qua xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình và đã được chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thú y phát hiện và xử lý kịp thời. Riêng các tỉnh Khánh Hòa và Trà Vinh có số lượng lớn gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy.
Tuy dịch có dấu hiệu giảm trong vài ngày gần đây nhưng nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao nếu các địa phương phải nghiêm túc thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.
,……..
Ngọc Phạm

Và thêm Tỉnh Long An cũng vừa công bố hết dịch.

concago
12-03-14, 15:21
Thông tin mới về dịch cúm:
anh em có thể tham khảo đầy đủ trên báo Người đưa tin

http://www.nguoiduatin.vn/thong-tin-moi-nhat-ve-dich-cum-gia-cam-a126646.html

concago
13-03-14, 18:48
Cơ bản kiểm soát được dịch cúm gia cầm
11/03/2014, 22:23 [GMT+7]
Trong tuần qua, toàn quốc giảm 33 ổ dịch cúm gia cầm H5N1, số ổ dịch phát sinh mới cũng giảm, nhiều địa phương đã kiểm soát tương đối tốt các ổ dịch cúm gia cầm. Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống cúm gia cầm diễn ra chiều 11-3 tại Hà Nội.

Đến nay, cả nước còn 39 ổ dịch cúm gia cầm tại 13 tỉnh, thành phố là: Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tây Ninh, Ninh Thuận, Đồng Nai, Khánh Hòa, Gia Lai, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên. Các ổ dịch xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình. Một nửa các ổ dịch phát sinh ở khu vực phía Nam. Nguyên nhân là ở phía Nam cùng xuất hiện các nhánh 1.1 và 2.3.2.1 của virus H5N1gây khó khăn trong phòng, chống dịch, đòi hỏi sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh khác nhau trong khi đó tập quán nuôi vịt chạy đồng làm cho các nhánh virus cúm gia cầm phát tán nhanh và trên diện rộng....

Cục Thú y đang đề xuất nhập thêm 30 triệu liều vắc xin dự phòng, chống cúm gia cầm. Tuy nhiên, qua kiểm tra tại một số địa phương, việc chống dịch vẫn bị buông lỏng, nguy cơ dịch cúm gia cầm tiếp tục phát sinh và lây lan nếu các địa phương không thực hiện tốt việc phòng chống dịch.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 2 và những ngày đầu tháng 3, Việt Nam chưa ghi nhận thêm trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 trên người. Viện Thú y đang triển khai giám sát sự lưu hành của virus trên đàn gia cầm và môi trường.
K.T
Trích từ nguồn:http://www.baokhanhhoa.com.vn/xa-hoi/201403/co-ban-kiem-soat-duoc-dich-cum-gia-cam-2299225/

Chánh-BT
13-03-14, 22:25
Sau vài ngày dịch cúm gia cầm A/H5N1 có chiều hướng lắng xuống thì mới đây dịch lại phát sinh thêm ở hai tỉnh là Hà Giang và Quang Nam, làm 3.084 con gia cầm mắc bệnh và số gia cầm phải tiêu hủy là 4.170 con.

Theo thông tin mới nhất của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 11/3 dịch cúm gia cầm A/H5N1 mới phát sinh ở 2 tỉnh là Hà Giang và Quảng Nam.

Ở Hà Giang, ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 2 hộ tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên với tổng số gia cầm mắc bệnh là 114 con (89 con gà và 25 con chim bồ câu). Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 114 con.

http://dantri4.vcmedia.vn/fHyjZiIccccccccccccj/Image/2014/03/cumgiacam2-eb5f6.jpg

Trong khi đó, tỉnh Quảng Nam ghi nhận ổ dịch cúm gia cầm tại 4 hộ của 3 xã thuộc 2 huyện Điện Bàn và Duy Xuyên làm 2.970 con gia cầm mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 4.056 con.

Trong cùng ngày, tỉnh Vĩnh Long cũng ghi nhận thêm ổ dịch cúm gia cầm tại xã Bình Phước, huyện Mang Thít làm 345 con vịt mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 345 con.

Đến nay, đã có thêm một số địa phương có ổ dịch cũ đã qua 21 ngày gồm có: Quảng Ngãi, Lào Cai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bình Dương và Hà Tĩnh.

Hiện nay, cả nước còn 45 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 15 tỉnh gồm: Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Nghệ An, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hải Dương, Sóc Trăng, Gia Lai, Hưng Yên, Ninh Thuận, Đồng Nai, Hà Giang, và Quảng Nam.

Theo nhận định, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan dịch trong thời gian tới là rất cao nếu các địa phương không thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.

Thảo Nguyên

concago
14-03-14, 11:50
Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, 13/03/2014

I. TÌNH HÌNH DỊCH

1. Dịch Cúm gia cầm
1.1. Tình hình dịch Cúm gia cầm H5N1
Trong ngày, không có báo cáo dịch từ địa phương.
Hiện nay, cả nước còn 46 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 16 tỉnh, thành phố, cụ thể như sau:
1. Tây Ninh: ổ dịch cúm gia cầm ở 06 hộ chăn nuôi tại 06 xã của huyện Châu Thành và thành phố Tây Ninh.
2. Cà Mau: ổ dịch cúm gia cầm ở 01 hộ chăn nuôi tại 01 xã của huyện U Minh.
3. Khánh Hoà: ổ dịch cúm gia cầm ở 04 hộ chăn nuôi tại 04 xã của 03 huyện Cam Lâm, Diên Khánh và TX Ninh Hoà.
4. Nghệ An: ổ dịch cúm gia cầm ở 01 hộ chăn nuôi tại 01 xã của huyện Quỳnh Lưu.
5. Cần Thơ: ổ dịch cúm gia cầm ở 03 hộ chăn nuôi tại 02 xã của 02 huyện Cờ Đỏ, Bình Thuỷ.
6. Vĩnh Long: ổ dịch cúm gia cầm ở 02 hộ chăn nuôi tại 02 xã của 2vhuyện Vũng Liêm và Mang Thít.
7. Trà Vinh: ổ dịch cúm gia cầm ở 34 hộ chăn nuôi tại 14 xã của 04 huyện Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long và TP Trà Vinh.
8. Hải Dương: ổ dịch cúm gia cầm ở 03 hộ chăn nuôi tại 02 xã của 02 huyện Thanh Hà và Gia Lộc.
9. Sóc Trăng: ổ dịch cúm gia cầm ở 02 hộ chăn nuôi tại 02 xã của 02 huyện Ngã Năm và Cù Lao Dung.
10. Gia Lai: ổ dịch cúm gia cầm ở 03 hộ chăn nuôi tại 02 xã của 02 huyện Đăk Pơ và TP Pleiku.
11. Hưng Yên: ổ dịch cúm gia cầm ở 02 hộ chăn nuôi tại 01 xã của huyện Văn Lâm.
12. Ninh Thuận: ổ dịch cúm gia cầm ở 01 hộ tại 01 xã của 01 huyện Ninh Phước.
13. Đồng Nai: ổ dịch cúm gia cầm ở 05 hộ tại 02 xã của huyện Vĩnh Cửu.
14. Hà Giang: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 5 hộ tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên
15. Quảng Nam: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 4 hộ của 3 xã thuộc 2 huyện Điện Bàn và Duy Xuyên.
16. Bến Tre: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 1 hộ của 1 xã thuộc huyện Mỏ Cày Nam.
1.2. Qua phân tích dịch tễ đợt dịch này cho thấy:
Trong năm 2014, vi rút cúm H5N1 nhánh 1.1 đã được phát hiện tại ổ dịch trên gà tại Long An, Kiên Giang, và Cà Mau; Hầu hết các ổ dịch trên gia cầm (gà, vịt, ngan) tại các tỉnh có dịch do vi rút H5N1 nhánh 2.3.2.1C. Việc cập nhật thông tin lưu hành vi rút Cúm gia cầm đã được Cục Thú y gửi các địa phương thường xuyên, cụ thể tại văn bản số 31/TY-DT ngày 06/01/2014, văn bản số 168/TY-DT ngày 10/02/2014 của Cục Thú y, văn bản số 268/TY-DT ngày 27/2/2014.
1.3. Nguyên nhân xảy ra dịch:
- Thời tiết trong tháng 1-2/2014 lạnh cả 3 miền Bắc, Trung, Nam là môi trường thuận lợi để vi rút H5N1 tồn tại và lây lan.
- Trong dịp Tết nguyên đán, gia tăng việc đi lại, mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm của người dân dẫn đến vi rút có điều kiện phát tán.
- Nhiều địa phương không triển khai công tác tiêm phòng định kỳ đợt 2 năm 2013 và chưa tổ chức tiêm phòng đợt 1/2014 cho nên các đàn gia cầm không có miễn dịch bảo hộ vi rút Cúm H5N1.
- Công tác thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên môi trường chăn nuôi không được thực hiện trong thời gian qua tại nhiều địa phương.
- Qua công tác giám sát thường xuyên của Cục Thú y cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút H5N1 trên đàn thuỷ cầm tại các chợ buôn bán gia cầm trong năm 2013 gần 6%.
- Cuối năm 2013 và đầu năm 2014, nhánh vi rút 2.3.2.1C đã xâm nhập vào các tỉnh phía Nam và gây bệnh thay cho nhánh 1.1 lưu hành phổ biến tại các tỉnh phía Nam trong những năm trước đây. Nguyên nhân có thể do quá trình vận chuyển gia cầm từ phía Bắc vào Nam, sau đó lây lan qua các đàn vịt chạy đồng trong vùng dẫn đến việc nhánh 2.3.2.1C xuất hiện và lưu hành rộng rãi tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1.4. Nhận định tình hình:
- Các ổ dịch vừa qua xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình và đã được chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thú y phát hiện và xử lý kịp thời. Riêng các tỉnh Khánh Hòa và Trà Vinh có số lượng lớn gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy.
- Thời gian tới: Với những nguyên nhân như trên, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao nếu các địa phương không thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.
2. Dịch Lở mồm long móng gia súc
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước có tỉnh Quảng Trị và Cao Bằng có ổ dịch LMLM.
3. Dịch Tai xanh trên lợn.
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có tỉnh nào công bố ổ dịch Tai xanh trên lợn.

II. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH

- Các địa phương đang tích cực triển khai tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch Cúm gia cầm trong toàn quốc theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 519/BNN-TY ngày 18/02/2014.
- Ngày 11/3/2014, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Cúm gia cầm họp phiên thường kỳ.
Các đoàn công tác của Cục Thú y tiếp tục đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Cúm gia cầm tại các địa phương./

Tham khảo:http://www.cucthuy.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=366

concago
16-03-14, 09:47
Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm,... ngày 15/03/2014

I. TÌNH HÌNH DỊCH

1. Dịch Cúm gia cầm
1.1. Tình hình dịch Cúm gia cầm H5N1
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ địa phương.
Các địa phương có ổ dịch cũ đã qua 21 ngày gồm có: Quảng Ngãi, Lào Cai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bình Dương, Ninh Thuận, Hà Tĩnh và Nghệ An.
Địa phương có báo cáo cập nhật tình hình dịch:
Quảng Nam: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 01 hộ chăn nuôi tại xã Điện An, huyện Điện Bàn làm 98 con gà mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 203 con.
Vĩnh Long: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 01 hộ chăn nuôi tại xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân làm 250 con vịt mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu hủy là 1.230 con.
Hiện nay, cả nước còn 34 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 14 tỉnh, thành phố, cụ thể như sau:
1. Tây Ninh: ổ dịch cúm gia cầm ở 03 hộ chăn nuôi tại 03 xã của huyện Châu Thành.
2. Cà Mau: ổ dịch cúm gia cầm ở 01 hộ chăn nuôi tại 01 xã của huyện U Minh.
3. Khánh Hoà: ổ dịch cúm gia cầm ở 02 hộ chăn nuôi tại 02 xã của thị xã Ninh Hoà.
4. Cần Thơ: ổ dịch cúm gia cầm ở 03 hộ chăn nuôi tại 02 xã của 02 huyện Cờ Đỏ, Bình Thuỷ.
5. Vĩnh Long: ổ dịch cúm gia cầm ở 03 hộ chăn nuôi tại 03 xã của 02 huyện Mang Thít và Bình Tân.
6. Trà Vinh: ổ dịch cúm gia cầm ở 23 hộ chăn nuôi tại 10 xã của 03 huyện Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long.
7. Hải Dương: ổ dịch cúm gia cầm ở 03 hộ chăn nuôi tại 02 xã của 02 huyện Thanh Hà và Gia Lộc.
8. Sóc Trăng: ổ dịch cúm gia cầm ở 01 hộ chăn nuôi tại 01 xã của 01 huyện Cù Lao Dung.
9. Gia Lai: ổ dịch cúm gia cầm ở 01 hộ chăn nuôi tại 01 xã của huyện Đăk Pơ.
10. Hưng Yên: ổ dịch cúm gia cầm ở 02 hộ chăn nuôi tại 01 xã của huyện Văn Lâm.
11. Đồng Nai: ổ dịch cúm gia cầm ở 05 hộ tại 02 xã của huyện Vĩnh Cửu.
12. Hà Giang: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 5 hộ tại 01 xã của huyện Vị Xuyên
13. Quảng Nam: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 5 hộ tại 03 xã của 2 huyện Điện Bàn và Duy Xuyên.
14. Bến Tre: ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 2 hộ của 2 xã thuộc huyện Mỏ Cày Nam. Ngày 14/3/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 451/QĐ-UBND về việc công bố dịch cúm gia cầm trên địa bàn xã An Thới của huyện Mỏ Cày Nam.
1.2. Qua phân tích dịch tễ đợt dịch này cho thấy:
Trong năm 2014, vi rút cúm H5N1 nhánh 1.1 đã được phát hiện tại ổ dịch trên gà tại Long An, Kiên Giang, và Cà Mau; Hầu hết các ổ dịch trên gia cầm (gà, vịt, ngan) tại các tỉnh có dịch do vi rút H5N1 nhánh 2.3.2.1C. Việc cập nhật thông tin lưu hành vi rút Cúm gia cầm đã được Cục Thú y gửi các địa phương thường xuyên, cụ thể tại văn bản số 31/TY-DT ngày 06/01/2014, văn bản số 168/TY-DT ngày 10/02/2014 của Cục Thú y, văn bản số 268/TY-DT ngày 27/2/2014.
1.3. Nguyên nhân xảy ra dịch:
- Thời tiết trong tháng 1-2/2014 lạnh cả 3 miền Bắc, Trung, Nam là môi trường thuận lợi để vi rút H5N1 tồn tại và lây lan.
- Trong dịp Tết nguyên đán, gia tăng việc đi lại, mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm của người dân dẫn đến vi rút có điều kiện phát tán.
- Nhiều địa phương không triển khai công tác tiêm phòng định kỳ đợt 2 năm 2013 và chưa tổ chức tiêm phòng đợt 1/2014 cho nên các đàn gia cầm không có miễn dịch bảo hộ vi rút Cúm H5N1.
- Công tác thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên môi trường chăn nuôi không được thực hiện trong thời gian qua tại nhiều địa phương.
- Qua công tác giám sát thường xuyên của Cục Thú y cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút H5N1 trên đàn thuỷ cầm tại các chợ buôn bán gia cầm trong năm 2013 gần 6%.
- Cuối năm 2013 và đầu năm 2014, nhánh vi rút 2.3.2.1C đã xâm nhập vào các tỉnh phía Nam và gây bệnh thay cho nhánh 1.1 lưu hành phổ biến tại các tỉnh phía Nam trong những năm trước đây. Nguyên nhân có thể do quá trình vận chuyển gia cầm từ phía Bắc vào Nam, sau đó lây lan qua các đàn vịt chạy đồng trong vùng dẫn đến việc nhánh 2.3.2.1C xuất hiện và lưu hành rộng rãi tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

1.4. Nhận định tình hình:
- Các ổ dịch vừa qua xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình và đã được chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thú y phát hiện và xử lý kịp thời. Riêng các tỉnh Khánh Hòa và Trà Vinh có số lượng lớn gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy.
- Thời gian tới: Với những nguyên nhân như trên, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao nếu các địa phương không thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.

Tham khảo thêm: http://www.cucthuy.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=368

Chống cúm gia cầm giai đoạn 2014 - 2018: Ngân sách cần chi 715 tỷ đồng
16/03/2014, 08:07:11
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định phê duyệt kế hoạch quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018.
.
Mục tiêu đặt ra là từng bước kiểm soát, khống chế không để dịch lây lan trên diện rộng, chủ động xây dựng vùng an toàn dịch cúm gia cầm, tạo nền tảng để chuyển sang giai đoạn thanh toán cúm gia cầm độc lực cao tại Việt Nam từ sau năm 2018.

Theo kế hoạch, phấn đấu tập trung khống chế làm giảm số lượng ổ dịch ở vùng nguy cơ cao (đang trong giai đoạn khống chế), đến năm 2015 có 60% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chuyển sang vùng nguy cơ thấp, năm 2018 cả nước có 80% số tỉnh, thành chuyển sang vùng nguy cơ thấp. Các tỉnh vùng Đông Nam Bộ sẽ sạch bệnh cúm gia cầm vào năm 2018.

Về kinh phí thực hiện, ngân sách trung ương trong 5 năm là 132.804 triệu đồng, trong đó sẽ chi cho 220 triệu liều vacine dự phòng chống dịch… Ngân sách địa phương là 583.023,3 triệu đồng, trong đó kinh phí chi cho tiêm phòng ước tính 260.498 triệu đồng, kinh phí hỗ trợ chủ chăn nuôi có gia cầm tiêu hủy là 39.975 triệu đồng…

Thanh Xuân
http://vtvcantho.vn/CVTV/Detail/52631?id_menu=67&act=News_Detail&contr=Content#


=> Qua thông tin trên cho thấy tình hình cúm gia cầm có khuynh hướng giảm và theo thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kế hoạch chi ngân sách 715 tỉ trong phòng chống cúm gia cầm thì: "Theo kế hoạch, phấn đấu tập trung khống chế làm giảm số lượng ổ dịch ở vùng nguy cơ cao (đang trong giai đoạn khống chế), đến năm 2015 có 60% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chuyển sang vùng nguy cơ thấp, năm 2018 cả nước có 80% số tỉnh, thành chuyển sang vùng nguy cơ thấp. Các tỉnh vùng Đông Nam Bộ sẽ sạch bệnh cúm gia cầm vào năm 2018. " đó là một thông tin vui cho a/e nuôi bồ câu đua nói riêng và cho các hộ chăn nuôi gia cầm cả nước nói chung.

zongke
23-03-14, 21:17
Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày 23/03/2014

I. TÌNH HÌNH DỊCH

1. Dịch Cúm gia cầm
1.1. Tình hình dịch Cúm gia cầm H5N1
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ địa phương.
Tỉnh Trà Vinh, Tây Ninh đã qua 21 ngày không phát sinh gia cầm mới mắc bệnh. Hiện nay, cả nước còn 24 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 13 tỉnh, thành phố, cụ thể như sau:

Địa phương có báo cáo cập nhật tình hình dịch:

1. Cà Mau: ổ dịch Cúm gia cầm ở 01 hộ chăn nuôi tại 01 xã của huyện U Minh.
2. Khánh Hoà: ổ dịch Cúm gia cầm ở 02 hộ chăn nuôi tại 02 xã của thị xã Ninh Hoà.
3. TP. Cần Thơ: ổ dịch Cúm gia cầm ở 03 hộ chăn nuôi tại 02 xã của 02 huyện Cờ Đỏ và Bình Thuỷ.
4. Vĩnh Long: ổ dịch Cúm gia cầm ở 03 hộ chăn nuôi tại 03 xã của 02 huyện Mang Thít và Bình Tân.
5. Hải Dương: ổ dịch Cúm gia cầm ở 02 hộ chăn nuôi tại 01 xã của huyện Gia Lộc.
6. Sóc Trăng: ổ dịch Cúm gia cầm ở 01 hộ chăn nuôi tại 01 xã của 01 huyện Cù Lao Dung.
7. Gia Lai: ổ dịch Cúm gia cầm ở 01 hộ chăn nuôi tại 01 xã của huyện Đăk Pơ.
8. Hưng Yên: ổ dịch Cúm gia cầm ở 02 hộ chăn nuôi tại 01 xã của huyện Văn Lâm.
9. Đồng Nai: ổ dịch Cúm gia cầm ở 05 hộ tại 02 xã của huyện Vĩnh Cửu.
10. Hà Giang: ổ dịch Cúm gia cầm đã xảy ra ở 21 hộ tại 03 xã của huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang
11. Quảng Nam: ổ dịch Cúm gia cầm đã xảy ra ở 05 hộ tại 03 xã của 02 huyện Điện Bàn và Duy Xuyên.
12. Bến Tre: ổ dịch Cúm gia cầm đã xảy ra ở 03 hộ của 03 xã thuộc huyện Mỏ Cày Nam.
13. Bình Thuận: ổ dịch Cúm gia cầm đã xảy ra ở 02 hộ của 01 xã thuộc huyện Đức Linh.

1.2. Qua phân tích dịch tễ đợt dịch này cho thấy:
Trong năm 2014, vi rút cúm H5N1 nhánh 1.1 đã được phát hiện tại ổ dịch trên gà tại Long An, Kiên Giang, và Cà Mau; Hầu hết các ổ dịch trên gia cầm (gà, vịt, ngan) tại các tỉnh có dịch do vi rút H5N1 nhánh 2.3.2.1C. Việc cập nhật thông tin lưu hành vi rút Cúm gia cầm đã được Cục Thú y gửi các địa phương thường xuyên, cụ thể tại văn bản số 31/TY-DT ngày 06/01/2014, văn bản số 168/TY-DT ngày 10/02/2014 của Cục Thú y, văn bản số 268/TY-DT ngày 27/02/2014.

1.3. Nguyên nhân xảy ra dịch:
- Thời tiết trong tháng 1-3/2014 lạnh cả 3 miền Bắc, Trung, Nam là môi trường thuận lợi để vi rút H5N1 tồn tại và lây lan.
- Trong dịp Tết nguyên đán, gia tăng việc đi lại, mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm của người dân dẫn đến vi rút có điều kiện phát tán.
- Nhiều địa phương không triển khai công tác tiêm phòng định kỳ đợt 2 năm 2013 và chưa tổ chức tiêm phòng đợt 1/2014 cho nên các đàn gia cầm không có miễn dịch bảo hộ vi rút cúm H5N1.
- Công tác thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên môi trường chăn nuôi không được thực hiện trong thời gian qua tại nhiều địa phương.
- Qua công tác giám sát thường xuyên của Cục Thú y cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút H5N1 trên đàn thuỷ cầm tại các chợ buôn bán gia cầm trong năm 2013 gần 6%.
- Cuối năm 2013 và đầu năm 2014, nhánh vi rút 2.3.2.1C đã xâm nhập vào các tỉnh phía Nam và gây bệnh thay cho nhánh 1.1 lưu hành phổ biến tại các tỉnh phía Nam trong những năm trước đây. Nguyên nhân có thể do quá trình vận chuyển gia cầm từ phía Bắc vào Nam, sau đó lây lan qua các đàn vịt chạy đồng trong vùng dẫn đến việc nhánh 2.3.2.1C xuất hiện và lưu hành rộng rãi tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

1.4. Nhận định tình hình:
- Các ổ dịch vừa qua xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình và đã được chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thú y phát hiện và xử lý kịp thời. Riêng các tỉnh Khánh Hòa, Đồng Nai có số lượng lớn gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy.
- Thời gian tới: Với những nguyên nhân như trên, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao nếu các địa phương không thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.

2. Dịch Lở mồm long móng gia súc
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương. Ổ dịch cũ LMLM tại tỉnh Cao Bằng đã qua 21 ngày.
Hiện nay, cả nước có tỉnh Quảng Trị và Sơn La có ổ dịch LMLM.

3. Dịch Tai xanh trên lợn.
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh lợn.

II. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH
- Các địa phương đang tích cực triển khai tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch Cúm gia cầm trong toàn quốc theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 519/BNN-TY ngày 18/02/2014.
- Ngày 18/3/2014, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Cúm gia cầm đã họp phiên thường kỳ.
Các đoàn công tác của Cục Thú y tiếp tục đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Cúm gia cầm tại các địa phương./.

Nguồn tin: Cục Thú Y (http://www.cucthuy.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=376)