Chấn PG
22-01-14, 18:44
Nguồn: vnexpress.net
Từ 19/1 đến nay đã có 41 học sinh trường THPT Trí Đức (Hà Nội) nhập viện với các biểu hiện của bệnh cúm: sốt cao, ho, viêm đường hô hấp… Kết quả xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính với cúm H1N1 - chủng gây đại dịch năm 2009.
Số học sinh này được nhà trường chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội). Sau khi theo dõi 1,2 ngày hầu hết các em đều đã được xuất viện. Một số trường hợp vẫn sốt được chuyển đến khoa Nhi điều trị.
Bệnh viện đã báo cáo lên Bộ Y tế, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội để tiến hành xử lý ổ dịch. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/01/22/cum12-2661-1390360682.jpg
Hầu hết trẻ sau 1-2 ngày theo dõi đều đã được xuất viện. Ảnh: Nam Phương.
Có nguồn gốc từ lợn, cúm H1N1 bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, tốc độ lây lan cao. Tại Việt Nam, hàng nghìn người đã nhiễm virus cúm và hơn 50 người tử vong. Sau giai đoạn bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, cúm H1N1 hiện lưu hành như một chủng cúm mùa thông thường.
Kết quả xét nghiệm tại các điểm giám sát cúm trọng điểm quốc gia gần đây cho thấy, chủng virus cúm lưu hành trên người thời gian qua chủ yếu là H3N2, H1N1 địa dịch và cúm B.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, hiện các tỉnh phía Bắc đang bước vào mùa cúm vì thế dù là người dân cũng cần cảnh giác. Không chỉ cúm A(H5N1), A(H7N9) mới nguy hiểm mà cúm mùa thông thường cũng có thể gây bội nhiễm viêm phổi, khó thở, thậm chí gây tử vong do suy hô hấp, suy đa tạng.
"Đặc biệt cúm về mùa đông thường diễn biến nặng hơn. Nguy cơ tử vong cao hơn ở người già, trẻ em, thai phụ hoặc người mắc bệnh mãn tính. Trên thế giới mỗi năm ghi nhận 250-500.000 ca tử vong vì cúm", bác sĩ Hà nói.
Mới đây, Bệnh viện cũng tiếp nhận một ca cúm mùa H3N2 cũng rất nặng phải thở máy. Bệnh nhân 52 tuổi, có tiền sử nghiện rượu nhiều năm, gia đình nghèo nên xin về không điều trị.
Ngoài ra, hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đang điều trị một ca viêm phổi nặng nghi ngờ cúm. Đây là bệnh nhân nữ, 40 tuổi, ở Thanh Oai, Hà Nội nhập viện vào ngày thứ 4 của bệnh trong tình trạng nặng, suy hô hấp, tổn thương phổi, phải thở máy. Khai thác tiền sử thì gia đình có gà chết. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân đã được lấy xét nghiệm để xác định chủng gây bệnh.
Để phòng bệnh, người dân cần chú ý rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; đảm bảo nơi ở, nơi làm việc thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng, khí trời; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm. Khi bị cúm thì nên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi. Bên cạnh đó, người dân có thể đi tiêm vắcxin để phòng bệnh. Những trường hợp sốt cao, khó thở cần đến cơ sở y tế ngay, không được chủ quan để ở nhà.
Nam Phương
Từ 19/1 đến nay đã có 41 học sinh trường THPT Trí Đức (Hà Nội) nhập viện với các biểu hiện của bệnh cúm: sốt cao, ho, viêm đường hô hấp… Kết quả xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính với cúm H1N1 - chủng gây đại dịch năm 2009.
Số học sinh này được nhà trường chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội). Sau khi theo dõi 1,2 ngày hầu hết các em đều đã được xuất viện. Một số trường hợp vẫn sốt được chuyển đến khoa Nhi điều trị.
Bệnh viện đã báo cáo lên Bộ Y tế, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội để tiến hành xử lý ổ dịch. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/01/22/cum12-2661-1390360682.jpg
Hầu hết trẻ sau 1-2 ngày theo dõi đều đã được xuất viện. Ảnh: Nam Phương.
Có nguồn gốc từ lợn, cúm H1N1 bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, tốc độ lây lan cao. Tại Việt Nam, hàng nghìn người đã nhiễm virus cúm và hơn 50 người tử vong. Sau giai đoạn bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, cúm H1N1 hiện lưu hành như một chủng cúm mùa thông thường.
Kết quả xét nghiệm tại các điểm giám sát cúm trọng điểm quốc gia gần đây cho thấy, chủng virus cúm lưu hành trên người thời gian qua chủ yếu là H3N2, H1N1 địa dịch và cúm B.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, hiện các tỉnh phía Bắc đang bước vào mùa cúm vì thế dù là người dân cũng cần cảnh giác. Không chỉ cúm A(H5N1), A(H7N9) mới nguy hiểm mà cúm mùa thông thường cũng có thể gây bội nhiễm viêm phổi, khó thở, thậm chí gây tử vong do suy hô hấp, suy đa tạng.
"Đặc biệt cúm về mùa đông thường diễn biến nặng hơn. Nguy cơ tử vong cao hơn ở người già, trẻ em, thai phụ hoặc người mắc bệnh mãn tính. Trên thế giới mỗi năm ghi nhận 250-500.000 ca tử vong vì cúm", bác sĩ Hà nói.
Mới đây, Bệnh viện cũng tiếp nhận một ca cúm mùa H3N2 cũng rất nặng phải thở máy. Bệnh nhân 52 tuổi, có tiền sử nghiện rượu nhiều năm, gia đình nghèo nên xin về không điều trị.
Ngoài ra, hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đang điều trị một ca viêm phổi nặng nghi ngờ cúm. Đây là bệnh nhân nữ, 40 tuổi, ở Thanh Oai, Hà Nội nhập viện vào ngày thứ 4 của bệnh trong tình trạng nặng, suy hô hấp, tổn thương phổi, phải thở máy. Khai thác tiền sử thì gia đình có gà chết. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân đã được lấy xét nghiệm để xác định chủng gây bệnh.
Để phòng bệnh, người dân cần chú ý rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; đảm bảo nơi ở, nơi làm việc thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng, khí trời; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm. Khi bị cúm thì nên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi. Bên cạnh đó, người dân có thể đi tiêm vắcxin để phòng bệnh. Những trường hợp sốt cao, khó thở cần đến cơ sở y tế ngay, không được chủ quan để ở nhà.
Nam Phương