Chấn PG
12-11-13, 11:54
Nguồn: canthostnews.vn
Chim bồ câu tìm đường về tổ như thế nào?
Chim bồ câu cũng như các loài chim khác, là những hoa tiêu phi thường, nhưng làm thế nào chúng tìm đường trở lại tổ của chúng vẫn là vấn đề tranh luận.
http://canthostnews.vn/DesktopModules/CMS/HinhDaiDien2/0/2013_11_07-21_45_36nthieu.jpg
Một bài báo cung cấp bằng chứng cho biết thông tin chim bồ câu sử dụng như một bản đồ định hướng là có sẵn trong không khí: mùi và gió cho phép chúng tìm đường về tổ. (Ảnh: John Sandoy / Fotolia)
Để định hướng, các loài chim cần một “bản đồ” (chẳng hạn như nói với chúng là nhà nằm ở phía nam) và một “la bàn” (nói cho chúng biết đâu là phía nam), với mặt trời và từ trường trái đất là hệ thống la bàn thông dụng. Bài báo mới cung cấp bằng chứng cho thấy thông tin mà chim bồ câu sử dụng như một bản đồ trong thực tế có sẵn trong không khí: mùi và gió cho phép chúng tìm đường về nhà.
Kết quả hiện tại được công bố trên Biogeosciences, một Tạp chí truy cập mở của Liên minh Khoa học Địa chất Châu Âu (EGU).
Thí nghiệm hơn 40 năm qua đã chỉ ra rằng chim bồ câu bị mất phương hướng khi khứu giác của chúng bị suy yếu hoặc khi chúng không được tiếp cận với gió tự nhiên tại khu vực tổ của chúng. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã không tin rằng mùi truyền qua gió có thể cung cấp bản đồ mà chim bồ câu cần để định hướng. Giờ đây, Hans Wallraff - Viện nghiên cứu về các loài chim Max Planck ở Seewiesen, Đức, cho thấy rằng không khí có chứa các thông tin cần thiết để giúp chim bồ câu tìm đường về tổ.
Trong nghiên cứu trước đây, Wallraff thu thập mẫu khí hơn 90 điểm trong bán kính 200 km xung quanh một gác xép chim bồ câu gần Würzburg ở miền nam nước Đức. Các mẫu cho thấy tỷ lệ giữa “các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi” nhất định (hóa chất có thể là một nguồn của mùi hương và mùi hôi) trong bầu khí quyển tăng hoặc giảm theo định hướng cụ thể. “Ví dụ, tỷ lệ phần trăm của hợp chất A trong tổng A + B hoặc A + B + C + D làm tăng độ xa của chim bồ câu di chuyển từ bắc vào nam”, Wallraff giải thích.
Những thay đổi trong tỷ lệ hợp chất này chuyển dịch thành những thay đổi trong nhận thức mùi. Nhưng chim bồ câu không bao giờ rời gác xép của nó khi không xác định được phương hướng, và những thay đổi gì sẽ xảy ra - trừ khi nó đã được tiếp xúc với gió tại nơi tổ của nó.
Tại nơi ở, một con chim được biết đến như liên kết mùi nhất định với hướng gió đặc biệt. “Nếu tỷ lệ hợp chất A tăng lên cùng với gió nam, một chú chim bồ câu sống trong một gác xép ở Würzburg biết được sự tăng tương quan giữa mùi và tốc độ gió này. Nếu thả tại một địa điểm cách khoảng 100 km về phía nam tổ của nó, con chim ngửi tỷ lệ của hợp chất A là lớn hơn mức độ trung bình tại gác xép của nó và sẽ bay về phía Bắc”, Wallraff giải thích. Sử dụng phép suy luận, một người ở Munich có thể cảm nhận một làn gió núi Alpine khi có gió thổi từ phía nam. Khi đến gần những ngọn núi, họ sẽ phát hiện ra mùi hương Alpine nồng hơn ,và hãy nhớ rằng, mùi có liên quan với gió phía nam: người đó sẽ biết rằng, họ cần phải đi về hướng Bắc để tìm nhà.
Nhưng lời giải thích về việc làm thế nào chim bồ câu có thể sử dụng mùi truyền qua gió để tìm tổ của chúng chỉ là một giả thuyết: Wallraff vẫn còn cần phải chứng minh rằng không khí thực sự chứa cơ sở của hệ thống bản đồ mà chim bồ câu cần định hướng. Trên tạp chí Biogeosciences, ông đã phát triển một mô hình cho thấy chim bồ câu ảo chỉ biết về gió và mùi ở tổ, có thể tìm thấy đường trở lại tổ của nó bằng cách sử dụng dữ liệu không khí thực sự.
“Chim bồ câu ảo của tôi phục vụ như là công cụ để lựa chọn những hợp chất dễ bay hơi phân bố nhiều nơi, kết hợp với các yếu tố phụ thuộc vào hướng gió, là thích hợp nhất cho việc định hướng về tổ”, Wallraff giải thích.
Mô hình này sử dụng phương pháp lặp để mô phỏng quá trình tiến hóa của động vật bằng cách gây đột biến ngẫu nhiên chim bồ câu ảo, làm cho chúng nhạy cảm nhất với những hợp chất dễ bay hơi có hiệu quả nhất đối với việc định hướng. Bằng việc chọn các đột biến tốt nhất trong hàng ngàn thế hệ, mô hình tạo ra chim bồ câu ảo có khả năng tìm họ hàng của chúng cũng như chim bồ câu thực, điều này cho thấy rằng ngay cả loài chim thiếu kinh nghiệm cũng có thể sử dụng thông tin trong không khí để định hướng. Kết quả thể hiện một mảnh còn thiếu trong câu đố về việc định hướng của chim bồ câu, xác nhận rằng gió và mùi thực sự có thể làm việc như một hệ thống bản đồ.
“Làm việc với chim bồ câu thực là sự khởi đầu của câu chuyện. Trong nghiên cứu này, tôi muốn tìm hiểu có hay không và bằng cách nào chất hóa học trong không khí đáp ứng nhu cầu định vị của gia cầm. Cuối cùng, để xác định các hợp chất hóa học mà loài chim sử dụng thực sự cho việc tìm đường về tổ, chúng tôi sẽ cần thực hiện trên chim thật lần nữa. Nhưng điều này thì còn xa trong tương lai”.
Nguyễn Ngọc Điền
Theo http://www.sciencedaily.com
Chim bồ câu tìm đường về tổ như thế nào?
Chim bồ câu cũng như các loài chim khác, là những hoa tiêu phi thường, nhưng làm thế nào chúng tìm đường trở lại tổ của chúng vẫn là vấn đề tranh luận.
http://canthostnews.vn/DesktopModules/CMS/HinhDaiDien2/0/2013_11_07-21_45_36nthieu.jpg
Một bài báo cung cấp bằng chứng cho biết thông tin chim bồ câu sử dụng như một bản đồ định hướng là có sẵn trong không khí: mùi và gió cho phép chúng tìm đường về tổ. (Ảnh: John Sandoy / Fotolia)
Để định hướng, các loài chim cần một “bản đồ” (chẳng hạn như nói với chúng là nhà nằm ở phía nam) và một “la bàn” (nói cho chúng biết đâu là phía nam), với mặt trời và từ trường trái đất là hệ thống la bàn thông dụng. Bài báo mới cung cấp bằng chứng cho thấy thông tin mà chim bồ câu sử dụng như một bản đồ trong thực tế có sẵn trong không khí: mùi và gió cho phép chúng tìm đường về nhà.
Kết quả hiện tại được công bố trên Biogeosciences, một Tạp chí truy cập mở của Liên minh Khoa học Địa chất Châu Âu (EGU).
Thí nghiệm hơn 40 năm qua đã chỉ ra rằng chim bồ câu bị mất phương hướng khi khứu giác của chúng bị suy yếu hoặc khi chúng không được tiếp cận với gió tự nhiên tại khu vực tổ của chúng. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã không tin rằng mùi truyền qua gió có thể cung cấp bản đồ mà chim bồ câu cần để định hướng. Giờ đây, Hans Wallraff - Viện nghiên cứu về các loài chim Max Planck ở Seewiesen, Đức, cho thấy rằng không khí có chứa các thông tin cần thiết để giúp chim bồ câu tìm đường về tổ.
Trong nghiên cứu trước đây, Wallraff thu thập mẫu khí hơn 90 điểm trong bán kính 200 km xung quanh một gác xép chim bồ câu gần Würzburg ở miền nam nước Đức. Các mẫu cho thấy tỷ lệ giữa “các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi” nhất định (hóa chất có thể là một nguồn của mùi hương và mùi hôi) trong bầu khí quyển tăng hoặc giảm theo định hướng cụ thể. “Ví dụ, tỷ lệ phần trăm của hợp chất A trong tổng A + B hoặc A + B + C + D làm tăng độ xa của chim bồ câu di chuyển từ bắc vào nam”, Wallraff giải thích.
Những thay đổi trong tỷ lệ hợp chất này chuyển dịch thành những thay đổi trong nhận thức mùi. Nhưng chim bồ câu không bao giờ rời gác xép của nó khi không xác định được phương hướng, và những thay đổi gì sẽ xảy ra - trừ khi nó đã được tiếp xúc với gió tại nơi tổ của nó.
Tại nơi ở, một con chim được biết đến như liên kết mùi nhất định với hướng gió đặc biệt. “Nếu tỷ lệ hợp chất A tăng lên cùng với gió nam, một chú chim bồ câu sống trong một gác xép ở Würzburg biết được sự tăng tương quan giữa mùi và tốc độ gió này. Nếu thả tại một địa điểm cách khoảng 100 km về phía nam tổ của nó, con chim ngửi tỷ lệ của hợp chất A là lớn hơn mức độ trung bình tại gác xép của nó và sẽ bay về phía Bắc”, Wallraff giải thích. Sử dụng phép suy luận, một người ở Munich có thể cảm nhận một làn gió núi Alpine khi có gió thổi từ phía nam. Khi đến gần những ngọn núi, họ sẽ phát hiện ra mùi hương Alpine nồng hơn ,và hãy nhớ rằng, mùi có liên quan với gió phía nam: người đó sẽ biết rằng, họ cần phải đi về hướng Bắc để tìm nhà.
Nhưng lời giải thích về việc làm thế nào chim bồ câu có thể sử dụng mùi truyền qua gió để tìm tổ của chúng chỉ là một giả thuyết: Wallraff vẫn còn cần phải chứng minh rằng không khí thực sự chứa cơ sở của hệ thống bản đồ mà chim bồ câu cần định hướng. Trên tạp chí Biogeosciences, ông đã phát triển một mô hình cho thấy chim bồ câu ảo chỉ biết về gió và mùi ở tổ, có thể tìm thấy đường trở lại tổ của nó bằng cách sử dụng dữ liệu không khí thực sự.
“Chim bồ câu ảo của tôi phục vụ như là công cụ để lựa chọn những hợp chất dễ bay hơi phân bố nhiều nơi, kết hợp với các yếu tố phụ thuộc vào hướng gió, là thích hợp nhất cho việc định hướng về tổ”, Wallraff giải thích.
Mô hình này sử dụng phương pháp lặp để mô phỏng quá trình tiến hóa của động vật bằng cách gây đột biến ngẫu nhiên chim bồ câu ảo, làm cho chúng nhạy cảm nhất với những hợp chất dễ bay hơi có hiệu quả nhất đối với việc định hướng. Bằng việc chọn các đột biến tốt nhất trong hàng ngàn thế hệ, mô hình tạo ra chim bồ câu ảo có khả năng tìm họ hàng của chúng cũng như chim bồ câu thực, điều này cho thấy rằng ngay cả loài chim thiếu kinh nghiệm cũng có thể sử dụng thông tin trong không khí để định hướng. Kết quả thể hiện một mảnh còn thiếu trong câu đố về việc định hướng của chim bồ câu, xác nhận rằng gió và mùi thực sự có thể làm việc như một hệ thống bản đồ.
“Làm việc với chim bồ câu thực là sự khởi đầu của câu chuyện. Trong nghiên cứu này, tôi muốn tìm hiểu có hay không và bằng cách nào chất hóa học trong không khí đáp ứng nhu cầu định vị của gia cầm. Cuối cùng, để xác định các hợp chất hóa học mà loài chim sử dụng thực sự cho việc tìm đường về tổ, chúng tôi sẽ cần thực hiện trên chim thật lần nữa. Nhưng điều này thì còn xa trong tương lai”.
Nguyễn Ngọc Điền
Theo http://www.sciencedaily.com