NT.PHONG
06-11-13, 11:48
Nghiên cứu mới đây của một khoa học Đức cho thấy loài chim bồ câu dựa vào khả năng ngửi mùi không khí để tìm đường về nơi ở của chúng.
http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/11/06/134-feralpigeons-3800-1383703059.jpg
Theo Nature World News, dựa vào những điều kiện không khí như mùi hoặc sức gió, chim bồ câu sẽ tự hình thành một bản đồ riêng trong não bộ, điều chỉnh đường bay để tìm đường về nhà.
Trong quá trình nghiên cứu, Hans Wallraff thuộc Viện nghiên cứu các loài chim Max Planck tại Seewiesen, thu thập các mẫu không khí ở gần 100 khu vực khác nhau trong vòng bán kính 200 km tính từ một chuồng bồ câu ở miền nam nước Đức.
Bằng cách phân tích các mẫu không khí, Wallraff nhận thấy các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và có mùi trong không khí có tỷ lệ nhất định. Sự thay đổi trong tỷ lệ hợp chất này sẽ dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức về mùi của chim bồ câu và là cơ sở để định hướng đường bay cụ thể.
Để kiểm chứng giả thuyết đưa ra, Wallraff tiến hành thử nghiệm với những con chim bồ câu vốn chỉ nhận thức được mùi và gió xunh quanh nơi ở. Tuy nhiên, những con chim này đều có thể tìm được đường về chỗ ở bằng cách sử dụng những thông tin liên quan đến không khí trong khi bay.
Những con chim bồ câu sử dụng các công cụ này để lựa chọn các hợp chất dễ bay hơi trong không khí có khả năng điều hướng đường bay, kết hợp với những thay đổi khác nhau khác dựa trên hướng gió để tìm đường về nhà.
Theo kết quả nghiên cứu, mùi trong không khí có vai trò quan trọng trong việc định hường đường bay của chim bồ câu, đây cũng là một trong những cách vô cùng hữu ích giúp loài chim này có thể tìm đường bay về nơi ở từ cách xa hàng dặm.
Các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng những con chim bồ câu không có khả năng nhận thức về mùi sẽ gặp khó khăn trong việc xác định hướng bay và có thể bị mất phương hướng.
Thùy Linh - Nguồn VNexpress.com
http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/11/06/134-feralpigeons-3800-1383703059.jpg
Theo Nature World News, dựa vào những điều kiện không khí như mùi hoặc sức gió, chim bồ câu sẽ tự hình thành một bản đồ riêng trong não bộ, điều chỉnh đường bay để tìm đường về nhà.
Trong quá trình nghiên cứu, Hans Wallraff thuộc Viện nghiên cứu các loài chim Max Planck tại Seewiesen, thu thập các mẫu không khí ở gần 100 khu vực khác nhau trong vòng bán kính 200 km tính từ một chuồng bồ câu ở miền nam nước Đức.
Bằng cách phân tích các mẫu không khí, Wallraff nhận thấy các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và có mùi trong không khí có tỷ lệ nhất định. Sự thay đổi trong tỷ lệ hợp chất này sẽ dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức về mùi của chim bồ câu và là cơ sở để định hướng đường bay cụ thể.
Để kiểm chứng giả thuyết đưa ra, Wallraff tiến hành thử nghiệm với những con chim bồ câu vốn chỉ nhận thức được mùi và gió xunh quanh nơi ở. Tuy nhiên, những con chim này đều có thể tìm được đường về chỗ ở bằng cách sử dụng những thông tin liên quan đến không khí trong khi bay.
Những con chim bồ câu sử dụng các công cụ này để lựa chọn các hợp chất dễ bay hơi trong không khí có khả năng điều hướng đường bay, kết hợp với những thay đổi khác nhau khác dựa trên hướng gió để tìm đường về nhà.
Theo kết quả nghiên cứu, mùi trong không khí có vai trò quan trọng trong việc định hường đường bay của chim bồ câu, đây cũng là một trong những cách vô cùng hữu ích giúp loài chim này có thể tìm đường bay về nơi ở từ cách xa hàng dặm.
Các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng những con chim bồ câu không có khả năng nhận thức về mùi sẽ gặp khó khăn trong việc xác định hướng bay và có thể bị mất phương hướng.
Thùy Linh - Nguồn VNexpress.com