Gia Hưng (HCMC)
21-08-13, 06:32
Sau khi tham khảo bài so sánh 2 kết quả của một cuộc đua, nhiều anh em đã liên lạc để tìm hiểu thêm cách thức tính toán như thế nào để có kết quả theo như bảng kết quả xếp hạng đã thông báo. Xin gởi đến các anh em bài viết mô tả sau để mọi người cùng tham khảo và đóng góp ý kiến.
1. QUAN SÁT HÌNH SỐ 1:
http://i6.upanh.com/2013/0820/18//57236280.bangketqua1.jpg (http://upanh.com/view/?id=0va4cl5mbxg)
- Toàn bộ dữ liệu của hình số 1 chủ yếu mô tả địa điểm và thời gian của "chiến binh" cất cánh.
- Thời điểm mặt trời mọc và thời điểm mặt trời lặn: sẽ thay đổi tùy theo mùa, mùa hè khác, mùa đông sẽ khác và luôn xuất hiện ở các website dự báo thời tiết.
- Chạng vạng: đây là danh từ chúng ta hay dùng khi muốn nói trời chưa tối hay sáng thật sự. Ví dụ: mặt trời mọc lúc 5g30' nhưng thật ra lúc đó trời chưa thật sự sáng hẳn, còn mờ mờ... mặt trời lăn lúc 6g30', nhưng trước khi tối hẳn thì sẽ trãi qua một khoảng thời gian dần dần tối... dân gian chúng ta hay quen gọi là chạng vạng...
- Thời gian đêm hay thời gian chim nghỉ, không bay: đây là khoảng thời gian được tính = khoảng thời gian của một ngày trừ đi khoảng thời gian từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Theo dữ liệu của hình 1 thì ta có thời gian từ 5g30' AM đến 6g30' PM = 13 giờ. Như vậy, thời gian đêm = 24giờ - 13 giờ = 11 giờ. Dữ liệu này áp dụng cho trường hợp không tính thời gian chạng vạng nên ta thấy ở dòng chạng vạng thể hiện con số 0.
- Nếu áp dụng thời gian chạng vạng = 1 giờ (dòng chạng vạng = 1), ta có kết quả thời gian đêm như sau: 24 giờ - 13 giờ - 1 giờ = 10 giờ (xem hình 1b)
http://i7.upanh.com/2013/0820/18//57236281.bangketqua1b.jpg (http://upanh.com/view/?id=5va65l0m0xy)
2. QUAN SÁT HÌNH 2:
http://i8.upanh.com/2013/0820/18//57236282.bangketqua2.jpg (http://upanh.com/view/?id=6vaa6l3mfxl)
- Cột (1), (2) và (3): nhập tên và tọa độ của các căn cứ.
- Cột (4): sẽ tự động xuất hiện khoảng cách từ điểm "chiến binh" cất cánh đến điểm "chiến binh" hạ cánh qua hệ thống công thức được thiết lập sẵn.
- Cột (5): nhập ngày "chiến binh" hạ cánh.
- Cột (6): nhập thời điểm "chiến binh" hạ cánh.
- Cột (7): thể hiện "chiến binh" về trong ngày hay qua ngày hôm sau... Nếu xuất hiện số 0: "chiến binh" về trong ngày, số 1: về qua ngày hôm sau (qua 1 đêm), số 2: qua 2 đêm... Kết quả của cột này cũng được lập trình để công thức tính toán.
- Cột (8): thời gian đêm: sẽ tự động xuất hiện giá trị khi nhập vào ngày và giờ "chiến binh" hạ cánh. Phần tính toán kết quả của cột này cũng do công thức của hệ thống làm việc.
3. QUAN SÁT HÌNH SỐ 3:
http://i0.upanh.com/2013/0820/18//57236283.bangketqua3.jpg (http://upanh.com/view/?id=7va81l9m2xm)
- Cột (9): thời gian bay của "chiến binh" được tính từ thời điểm cất cánh đến thời điểm hạ cánh khi nhắn tin.
- Cột (10): thời gian bay thực tế của "chiến binh" - đây là khoảng thời gian sẽ được tính như sau: thời gian của 1 ngày trừ đi khoảng thời gian từ mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc, tiếp tục trừ đi thời gian chạng vạng. Phần này có kết quả cũng do hệ thống công thức được thiết lập tính toán.
- Cột (11): thể hiện tốc độ m/p.
- Cột (12): thể hiện tốc độ km/h.
- Cột (13): cột xếp hạng sẽ tự động sắp xếp vị trí theo giá trị lớn nhất của vận tốc. Hạng 1 sẽ luôn luôn ở vị trí có giá trị vận tốc cao nhất, kế tiếp là hạng 2 và hạng 3... Kết quả sắp hạng do hệ thống xác lập...
- Cột (14): thể hiện thời gian cần phải nhanh hơn nếu muốn dành giải quán quân. Ở vị trí hạng 1 luôn thể hiện dãy số 0:00:00. Ví dụ: nhìn vào kết quả thời gian của cột này, ta sẽ xác định được "chiến binh" có vị trí số 2 cần phải bay nhanh hơn hay rút ngắn thời gian khoảng 0:13:46,482 nữa thì sẽ dành được vị trí số 1. Phần này cũng được lập trình sẵn trong hệ thống.
- Cột (15) và (16): các thông số nhận dạng của "chiến binh".
Như vậy, chúng ta thấy, trong bảng tính kết quả sắp hạng này có 16 cột thông tin dữ liệu. Nhưng chúng ta chỉ cần thao tác nhập liệu cho 7 cột, còn 9 cột kết quả đều do hệ thống công thức được lập trình sẵn làm việc...
Với những diễn giải thô sơ, không được trau chuốt khi diễn tả từ ngữ nhưng ước mong anh em sẽ hiểu được cách vận hành của bảng tính... Cũng luôn mong muốn nhận được phản hồi từ các anh em để rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện để cho kết quả được chính xác và thật sự công bằng.
http://i2.upanh.com/2013/0822/03//57247697.btkqdc300001.jpg (http://upanh.com/view/?id=2vaeayfafaj)
1. QUAN SÁT HÌNH SỐ 1:
http://i6.upanh.com/2013/0820/18//57236280.bangketqua1.jpg (http://upanh.com/view/?id=0va4cl5mbxg)
- Toàn bộ dữ liệu của hình số 1 chủ yếu mô tả địa điểm và thời gian của "chiến binh" cất cánh.
- Thời điểm mặt trời mọc và thời điểm mặt trời lặn: sẽ thay đổi tùy theo mùa, mùa hè khác, mùa đông sẽ khác và luôn xuất hiện ở các website dự báo thời tiết.
- Chạng vạng: đây là danh từ chúng ta hay dùng khi muốn nói trời chưa tối hay sáng thật sự. Ví dụ: mặt trời mọc lúc 5g30' nhưng thật ra lúc đó trời chưa thật sự sáng hẳn, còn mờ mờ... mặt trời lăn lúc 6g30', nhưng trước khi tối hẳn thì sẽ trãi qua một khoảng thời gian dần dần tối... dân gian chúng ta hay quen gọi là chạng vạng...
- Thời gian đêm hay thời gian chim nghỉ, không bay: đây là khoảng thời gian được tính = khoảng thời gian của một ngày trừ đi khoảng thời gian từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Theo dữ liệu của hình 1 thì ta có thời gian từ 5g30' AM đến 6g30' PM = 13 giờ. Như vậy, thời gian đêm = 24giờ - 13 giờ = 11 giờ. Dữ liệu này áp dụng cho trường hợp không tính thời gian chạng vạng nên ta thấy ở dòng chạng vạng thể hiện con số 0.
- Nếu áp dụng thời gian chạng vạng = 1 giờ (dòng chạng vạng = 1), ta có kết quả thời gian đêm như sau: 24 giờ - 13 giờ - 1 giờ = 10 giờ (xem hình 1b)
http://i7.upanh.com/2013/0820/18//57236281.bangketqua1b.jpg (http://upanh.com/view/?id=5va65l0m0xy)
2. QUAN SÁT HÌNH 2:
http://i8.upanh.com/2013/0820/18//57236282.bangketqua2.jpg (http://upanh.com/view/?id=6vaa6l3mfxl)
- Cột (1), (2) và (3): nhập tên và tọa độ của các căn cứ.
- Cột (4): sẽ tự động xuất hiện khoảng cách từ điểm "chiến binh" cất cánh đến điểm "chiến binh" hạ cánh qua hệ thống công thức được thiết lập sẵn.
- Cột (5): nhập ngày "chiến binh" hạ cánh.
- Cột (6): nhập thời điểm "chiến binh" hạ cánh.
- Cột (7): thể hiện "chiến binh" về trong ngày hay qua ngày hôm sau... Nếu xuất hiện số 0: "chiến binh" về trong ngày, số 1: về qua ngày hôm sau (qua 1 đêm), số 2: qua 2 đêm... Kết quả của cột này cũng được lập trình để công thức tính toán.
- Cột (8): thời gian đêm: sẽ tự động xuất hiện giá trị khi nhập vào ngày và giờ "chiến binh" hạ cánh. Phần tính toán kết quả của cột này cũng do công thức của hệ thống làm việc.
3. QUAN SÁT HÌNH SỐ 3:
http://i0.upanh.com/2013/0820/18//57236283.bangketqua3.jpg (http://upanh.com/view/?id=7va81l9m2xm)
- Cột (9): thời gian bay của "chiến binh" được tính từ thời điểm cất cánh đến thời điểm hạ cánh khi nhắn tin.
- Cột (10): thời gian bay thực tế của "chiến binh" - đây là khoảng thời gian sẽ được tính như sau: thời gian của 1 ngày trừ đi khoảng thời gian từ mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc, tiếp tục trừ đi thời gian chạng vạng. Phần này có kết quả cũng do hệ thống công thức được thiết lập tính toán.
- Cột (11): thể hiện tốc độ m/p.
- Cột (12): thể hiện tốc độ km/h.
- Cột (13): cột xếp hạng sẽ tự động sắp xếp vị trí theo giá trị lớn nhất của vận tốc. Hạng 1 sẽ luôn luôn ở vị trí có giá trị vận tốc cao nhất, kế tiếp là hạng 2 và hạng 3... Kết quả sắp hạng do hệ thống xác lập...
- Cột (14): thể hiện thời gian cần phải nhanh hơn nếu muốn dành giải quán quân. Ở vị trí hạng 1 luôn thể hiện dãy số 0:00:00. Ví dụ: nhìn vào kết quả thời gian của cột này, ta sẽ xác định được "chiến binh" có vị trí số 2 cần phải bay nhanh hơn hay rút ngắn thời gian khoảng 0:13:46,482 nữa thì sẽ dành được vị trí số 1. Phần này cũng được lập trình sẵn trong hệ thống.
- Cột (15) và (16): các thông số nhận dạng của "chiến binh".
Như vậy, chúng ta thấy, trong bảng tính kết quả sắp hạng này có 16 cột thông tin dữ liệu. Nhưng chúng ta chỉ cần thao tác nhập liệu cho 7 cột, còn 9 cột kết quả đều do hệ thống công thức được lập trình sẵn làm việc...
Với những diễn giải thô sơ, không được trau chuốt khi diễn tả từ ngữ nhưng ước mong anh em sẽ hiểu được cách vận hành của bảng tính... Cũng luôn mong muốn nhận được phản hồi từ các anh em để rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện để cho kết quả được chính xác và thật sự công bằng.
http://i2.upanh.com/2013/0822/03//57247697.btkqdc300001.jpg (http://upanh.com/view/?id=2vaeayfafaj)