PDA

View Full Version : Nguy cơ bùng phát đại dịch H7N9



zongke
03-05-13, 09:46
Virus H7N9 có thể gây nên cơn đại dịch mới, các chuyên gia y tế đánh giá trong buổi họp mới đây tại Anh. Hiện chủng cúm này đã có 2 trong 5 biến đổi gene cần thiết có thể lây từ người sang người.

Giáo sư Wendy Barclay, một nhà nghiên cứu về virus cúm tại Imperial College London, Anh, cho biết: "Virus H7N9 đã tiến một bước gần hơn để có thể trở thành đại dịch so với virus H5N1 tại thời điểm này. Đây là một căn bệnh rất nghiêm trọng". Ông này nhấn mạnh 2 lần từ "rất".

Với H5N1, các nhà khoa học phát hiện ra 5 sự thay đổi về gene cần thiết để virus trở thành một mối de dọa đại dịch tiềm tàng. Các nghiên cứu từ phòng thí nghiệm cho thấy, H7N9 đã có 2 trong 5 đột biến gene này. Bản thân virus đã có một trong 5 đột biến khi lây nhiễm cho các loài chim. Sự thay đổi thứ hai là khi virus này lây bệnh cho con người.


http://l.f13.img.vnecdn.net/2013/05/03/bird-flu-this-jpg-1367539732_500x0.jpg
Virus H7N9 tiếp tục biến đổi ở mức báo động. Ảnh: Scmp.


Theo BBC, các nhà khoa học cảnh báo virus tiếp tục biến đổi ở mức báo động. Nếu virus biến đổi hoàn toàn thích nghi với con người thì nó có thể dẫn đến một đại dịch nghiêm trọng trên toàn cầu, cướp đi hàng triệu sinh mạng. Một nhà khoa họclàm việc tại Viện nghiên cứu y học quốc gia Anh cho rằng virus cúm H7N9 lây lantự do trong môi trường sống thời gian càng dài thì nguy cơ lây lan từ người sang người ngày càng cao.

Hiện virus H7N9 chưa lây truyền từ người sang người. Dù vậy, các chuyên gia bày tỏ lo ngại cả về tốc độ và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Kể từ trường hợp đầu tiên được phát hiện vào tháng 4, số mắc được ghi nhận tại Trung Quốc tương đối cao. Giáo sư John McCauley, Giám đốc Trung tâm Bệnh cúm hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới tại Anh cho biết: "Số ca mắc cúm H7N9 ghi nhận đến thời điểm này là bất thường". Thông thường trong các đợt đại dịch, người già là nhóm dễ mắc nhất. Tuy nhiên, trong dịch cúm này, độ tuổi bị bệnh phổ rộng từ 2 đến 81. Điều đó cho thấy, con người chưa hề có miễn dịch với virus cúm này.

Một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí y học Lancet cho thấy virus cúm H7N9 là một tổ hợp gene của ít nhất 4 virus có nguồn gốc từ vịt và gà. Không giống như đại dịch H5N1 trước đó, gia cầm không bị chết. Điều này gây khó khăn trong việc tìm nguồn virus. Các chuyên gia tiếp tục cảnh báo sự bùng phát dịch cúm H7N9 tại Trung Quốc là "mối đe dọa nghiêm trọng" với sức khỏe con người. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để có thể dự doán sự lây truyền của dịch bệnh.

127 trường hợp tại Trung Quốc đã được xác nhận nhiễm cúm H7N9, trong đó 27 người tử vong, rất nhiều bệnh nhân đang trong tình trạng rất nặng. Chỉ trong khoảng một tháng dịch lan ra 31 tỉnh của nước này. Trong số người bệnh chỉ có 1/5 bình phục, còn lại vẫn đang được điều trị. Bệnh có thể biến chứng sang viêm phổi nặng, thậm chí là nhiễm độc máu, suy tạng.


Phương Trang (VnExpress.net)

-----------------------------------------------------------------
Virus H7N9 biến đổi dễ gây bệnh trên người

Kết quả phân tích cho thấy virus cúm H7N9 đã tiến hóa từ virus cúm gia cầm và có dấu hiệu thích ứng nhanh với động vật có vú. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại về sự lan truyền bệnh trên người.

Hiện nay các nghiên cứu, điều tra tiếp theo đang được khẩn trương tiến hành để tìm nguồn lây nhiễm, bao gồm khả năng lầy từ động vật sang người, cũng như từ người sang người.

Thông tin được đưa ra tại buổi họp sáng nay giữa Bộ Y tế với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) về tình hình dịch cúm H7N9.


http://l.f13.img.vnecdn.net/2013/04/12/border-checks-jpg-1365758183-1365758262-1365758423_500x0.jpg
Virus cúm H7N9 tìm thấy trên gia cầm, chim bồ câu và chim cút. Ảnh: Scmp.

Hiện số ca mắc cúm H7N9 tại Trung Quốc tập trung chủ yếu tại 4 tỉnh rất gần nhau là Thượng Hải, An Huy, Giang Tô và Chiết Giang.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng bày tỏ quan ngại trước tính tương thích cao của virus H7N9 với động vật có vú. Trung Quốc không xuất hiện dịch cúm trên gia cầm nhưng xảy ra trên người, diễn biến bệnh nhanh, tỷ lệ tử vong khá cao. Hiện nay công tác giám sát dịch bệnh này đang được đặt lên hàng đầu, từ việc giám sát dịch bệnh của hành khách nhập cảnh cho tới việc giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm.

Tiến sĩ Scott Newman, Điều phối viên cao cấp của FAO cho biết, việc chưa thể khẳng định chắc chắn đường lây truyền tạo thách thức, khó khăn rất lớn trong việc nhận định tình hình dịch. Virus cúm này tìm thấy trên gia cầm, chim bồ câu, chim cút nhưng đây là lần đầu gây bệnh trên người.

"Bên cạnh đó, dù quan ngại về dịch cúm H7N9 nhưng chúng tôi cũng phải nhắc lại là không được quên cúm H5N1, đây là mối hiểm họa cần hết sức cảnh giác", tiến sĩ Scott chia sẻ.

Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Y tế cũng đã tổ chức tập huấn công tác phòng chống dịch cúm H7N9 cho lãnh đạo Sở Y tế và các bệnh viện các tỉnh thành phía Bắc. Trong tuần sau, ngành y tế sẽ tiếp tục tập huấn cho các tỉnh phía nam.

Trong khi đó, tại Trung Quốc theo tin từ AFP, Viện Hàn lâm Khoa học nước này mới đây công bố virus cúm H7N9 có thể là sự kết hợp gene giữa chim hoang dã Đông Á với gà nuôi tại khu vực đồng bằng sông Trường Giang- nơi đang bùng phát dịch cúm H7N9. Đột biến gene của virus này có thể là nguyên nhân khiến nó lây sang người và dẫn tới tỷ lệ tử vong cao.


Nam Phương (VnExpress.net)