PDA

View Full Version : Các loại thuốc tiêu độc khử trùng căn cứ



Nghĩa-Q2
28-04-13, 14:27
Do tình hình dịch cúm diễn biến phức tạp, virus đang lan rộng như báo đài đưa tin thì nhu cầu xử lý tiêu độc khử trùng là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe chiến binh và quan trọng là bản thân, người thân và hàng xóm.
Theo em được biết bài viết của anh zongke tại ĐÂY (http://bocaudua.com/index.php?language=vi&nv=news&op=Tin-tuc/Tam-quan-trong-cua-viec-ve-sinh-can-cu-83) là khá chi tiết về các loại thuốc sát trùng.

Em xin bổ xung công dụng và cách sử dụng hai loại thuốc sát trùng là Thuốc HAN - IODINE và HALAMID diệt virus cúm gia cầm và mong anh em bổ xung thêm nhiều hơn nữa các loại thuốc sát trùng để có thể phòng ngừa tốt hơn.

Thuốc HAN-IODINE 10% (i-ốt hữu cơ) và HALAMID (hloraminT) có tác dụng tiêu diệt nhanh các loại virus cúm gà,Newcastle, Gumboro, dịch tả lợn, dịch tả vịt; các vi khuẩn cả gram (+) và gram (-): Staphylococus, Strreptcocus,salmonella...; các loại nha bào, bào tử nấm và khử mùi hôi thối. Thuốc thường dùng để khử trùng chuồng trại, môi trường chung quanh, sát trùng dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, tay chân, không gây độc cho người, động vật và môi trường.

Cách dùng: Một lít HAN-IODINE 10% pha với 100 - 250 lít nước sạch, phun đều trên bề mặt chuồng, dụng cụ chăn nuôi và môi trường chung quanh. Tuần phun một, hai lần, liên tục trong hai, ba tuần.

- Thuốc HALAMID còn có tác dụng khử trùng nguồn nuớc cho gia súc, gia cầm. Liều lượng: Pha với nước theo tỷ lệ 0,5 - 1%: 5 - 10gram/lít nước dùng sát trùng phòng dịch. Nếu dùng tiêu độc trong vùng dịch thì pha với nước theo tỷ lệ 1-2%: 10-20 gram/lít nước. Phun đều trên bề mặt chuồng, dụng cụ chăn nuôi và môi trường chung quanh. Dung dịch đã pha phun 400 ml/m2 sàn chuồng; 140ml/m2 tường và trần nhà. Tuần phun một, hai lần, liên tục hai,ba tuần. Nếu sát trùng nước uống: pha theo tỷ lệ 1gram/100 lít nước.

Thuốc HAN-IODINE 10% là sản phẩm do Công ty cổ phần dược và vật tư thú y (HANVET) sản xuất, thuốc HALAMID do công ty nhập khẩu và phân phối.

Cần biết thêm chi tiết, bà con liên hệ với công ty theo số điện thoại: 04.8691156, 8687591, địa chỉ: 88-Trường Chinh, Ðống Ða, Hà Nội.
Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm

Nghĩa-Q2
29-04-13, 00:21
Đại dịch cúm A H1N1 đang đe dọa tất cả mọi người. Hiện, virus cúm có thể tồn tại ngoài môi trường từ vài giờ đến vài ngày, thậm chí cả tháng (trong môi trường lạnh hoặc ẩm ướt). Như vậy, nguy cơ nhiễm bệnh vàlây bệnh là rất cao. Mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp là phải có ý thức tự bảo vệ mình và cộng đồng. Công ty Đất Việt giúp quý vị phòng trừ căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này. Phun thuốc sát trùng Cloramin B theo khuyến cáo của Tổ …

Phun thuốc phòng dịch cúm A/H1N1
Đại dịch cúm A H1N1 đang đe dọa tất cả mọi người. Hiện, virus cúm có thể tồn tại ngoài môi trường từ vài giờ đến vài ngày, thậm chí cả tháng (trong môi trường lạnh hoặc ẩm ướt). Như vậy, nguy cơ nhiễm bệnh và lây bệnh là rất cao. Mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp là phải có ý thức tự bảo vệ mình và cộng đồng. Công ty Đất Việt giúp quý vị phòng trừ căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này.

Phun thuốc phòng dịch cúm
* Phun thuốc sát trùng Cloramin B theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới và Bộ Y Tế. Địa điểm cần phun thuốc là các tòa nhà nhiều người ra vào, các trung tâm vui chơi giải trí, các công ty, cơ quan, xí nghiệp, các cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị, trường học,... Nói chung là tất cả những nơi tập trung nhiều người - nguy cơ lây bệnh cao.
* Vệ sinh các tay nắm cửa, lan can, hành lang, cửa kính, sàn nhà, phòng vệ sinh, bể bơi, tay vịn, bàn ghế,... bằng máy, công cụ và thuốc chuyên dụng.
* Khử trùng và làm vệ sinh các ao hồ, cống rãnh nước đọng, các kho, gầm cầu thang, nhà bếp, sân tập thể dục,...
* Phát quang bụi rậm kết hợp phun thuốc diệt muỗi, tiêu diệt chuột, ruồi. Những tác nhân này (bệnh sốt rét, sốt xuất huyết do muỗi, dịch hạch do chuột, tả, thương hàn, kiết lị do ruồi - gián, nếu tác động làm tổn hại cơ thể thì sẽ rất nguy hiểm trong cơn đại dịch cúm A/H1N1.
* phun thuốc khử trùng theo yêu cầu cụ thể của từng khách hàng.
Với hệ thống máy móc, công cụ vệ sinh, khử trùng chuyên dụng nhập khẩu từ Mỹ, Đức - Công ty Đất Việt bảo đảm khử trùng và làm vệ sinh phòng dịch đạt hiệu quả tối đa và an toàn cho con người cùng vật nuôi một cách tuyệt đối.

CLORAMIN B

Theo PGS.TS Lê Văn Cát, Cloramin là hợp chất hóa học hữu cơ có chứa ion Clo dương gọi là Clo hoạt động. Clo hoạt động có tác dụng khử trùng, diệt vi khuẩn trong nước, ở một nồng độ nhất định.
Theo PGS.TS Lê Văn Cát, Cloramin là hợp chất hóa học hữu cơ có chứa ion Clo dương gọi là Clo hoạt động. Clo hoạt động có tác dụng khử trùng, diệt vi khuẩn trong nước, ở một nồng độ nhất định.
Nhà khoa học lưu ý, vì chỉ Clo dương có tác dụng diệt khuẩn nên thông thường người ta quy một hợp chất có chứa Clo dùng để tiệt trùng ra lượng Clo dương hay còn gọi là Clo hoạt động. Chẳng hạn, mỗi kilôgam Cloramin B dùng để làm sạch nước hiện nay chứa 250 đến 290 gram Clo dương hay Clo hoạt động.
Có nghĩa là ion Clo âm trong muối ăn không có tác dụng diệt trùng. Nói cách khác, muối ăn không thể tiệt trùng bằng phương pháp hóa học. Nhưng thực tế, người ta thường rửa vết thương bằng muối ăn nồng độ đặc. Trong trường hợp đó, vi trùng bị chết không phải do tác dụng hóa học của ion Clo mà là do môi trường vật lý nước muối đặc khiến chúng không sống được.
Nhà khoa học, khuyến cáo phải bỏ ngay ý nghĩ dùng muối ăn để tiệt trùng nước. Đấy là chưa kể, một khi cho muối ăn vào nước cần làm sạch, nước đó không thể dùng để nấu nướng được do nó đã thành nước mặn.
Để dùng Cloramin B, mỗi người phải là một chuyên gia hóa học
Trở lại với Cloramin B, theo chủ cửa hàng hóa chất ở 18 Lê Thánh Tông, Hà Nội, Cloramin B hiện được bán với giá khoảng 65.000 đồng/kg.
Vấn đề là, ngay với cả Clo dương hay Clo hoạt động, hàm lượng Clo cho vào nước cần làm sạch phải vừa đủ mới có tác dụng diệt khuẩn. Sau khi diệt khuẩn khoảng nửa tiếng, lượng Clo dư còn lại chừng 1-2 g/m3 nước là đạt yêu cầu.
Nếu lượng Clo hoạt động ít hơn hoặc nhiều hơn giới hạn trên, Clo hoạt động hoặc sẽ không có tác dụng hoặc gây nguy hiểm với sức khỏe người dùng.
Để biết hàm lượng Clo dương dư nằm trong giới hạn cho phép, có thể dùng biện pháp đơn giản như sau:
Lấy vài hạt kali iốt (công thức hóa học là KI) bé như hạt đường kính cho vào cốc nước múc từ thùng nước sau khi được tẩy trùng nửa tiếng bằng Cloramin B. Nếu cốc nước không chuyển màu, chứng tỏ nước còn thiếu Clo hoạt động hay, cụ thể là, Cloramin B. Động tác tiếp theo đương nhiên là phải bổ sung Cloramin B vào thùng chứa nước cần làm sạch.
Còn nếu cốc nước chuyển màu vàng, coi như đã có Clo hoạt động dư. Nhưng vấn đề là dư bao nhiêu để đủ tiêu diệt vi trùng và để không dư quá nhiều nhằm tránh lãng phí và, nhất là, tránh gây nguy hại đến sức khỏe người dùng.
Để làm việc đó, nhà khoa học có hơn 30 năm kinh nghiệm trong phòng thí nghiệm chỉ dẫn, dùng hồ tinh bột, như nước cháo nấu từ gạo chẳng hạn. Nhỏ hồ tinh bột vào cốc nước màu vàng trên, nước sẽ chuyển màu xanh.
Nếu màu xanh nhạt lượng Clo dư coi như chưa đủ lớn, nước chưa được tiệt trùng. Nếu màu xanh đậm, lượng Clo dư lại quá đặc. Phải pha loãng nước vừa làm sạch bằng nước chưa làm sạch để giảm hàm lượng Clo hoạt động dư xuống ngưỡng an toàn.
Sơ sểnh là có hại cho sức khỏe
PGS.TS Lê Văn Cát, người vừa tham gia giảng dạy kỹ thuật làm sạch nước cho hơn 50 tỉnh thành từ đầu năm 2007 đến nay, nhấn mạnh hàm lượng Clo dư cao cực kỳ nguy hại đối với sức khỏe. “Dùng nước sau khi làm sạch có hàm lượng Clo dư lớn có nguy cơ mắc nhiều bệnh hiểm nghèo, nhất là ung thư” - PGS.TS Lê Văn Cát nói.
Nhưng thực tế cho thấy, vẫn theo PGS Cát, rất ít người bình thường biết cách thực hiện các thao tác nêu trên dù trong nhà họ có Cloramin B.
So với các hóa chất khử trùng thuộc nhóm Clo khác, Cloramin còn dễ gây rủi ro cao cho người dùng do chúng thuộc nhóm hữu cơ. “Ion Clo dương rất dễ phản ứng với hợp chất hữu cơ để gây ra hợp chất mới, trong đó có dioxin, có nguy cơ gây ung thư trên người” - PGS Cát cảnh báo.
Khó bảo quản và đắt
Không những độc hại, Cloramin B còn khó bảo quản hơn và, nhất là đắt hơn, so với các hợp chất Clo có tác dụng khử trùng khác. Bảo quản không tốt, hàm lượng Clo hoạt động trong Cloramin B sẽ giảm và giảm hiệu năng khử trùng.
Liên quan đến giá thành, Cloramin B thuộc nhóm đắt đỏ. Trên thị trường Việt Nam hiện có các loại hóa chất chứa Clo có tác dụng khử trùng như khí Clo (công thức hóa học là Cl2), nước Javen (dung dịch NaOCl 8 phần trăm), Canxihypocloro hay còn gọi là Clorua Vôi (Ca (OCl)2), và Cloramin.
Theo PGS.TS Lê Văn Cát, tất cả các hợp chất này khi cho vào nước đều tạo ra ion Clo dương hay còn gọi là Clo hoạt động. Một kilôgam khí Clo có thể tạo ra một kilôgam Clo hoạt động và được bán với giá 7.000 – 8.000 đồng/kg. Còn nước Javen với giá 2000 đồng/lít, mỗi lít có thể cung cấp 80 gram Clo hoạt động.
Với Clorua Vôi, một kilôgam dạng rắn, bán với giá 17.000 đồng– 18.000 đồng/kg, có thể cung cấp 650 gram Clo hoạt động.
Trong khi đó một kilôgam Cloramin cung cấp 250-290 gram Clo hoạt động. Với Cloramin B hiện giá khoảng 65.000 đồng/kg, có thể dễ dàng suy ra giá thành Cloramin B tính trên đơn vị Clo hoạt động thuộc dạng gần như đắt nhất.
Vậy nên dùng chất nào trong số các hóa chất trên để thay thế Cloramin B vừa rẻ hơn vừa an toàn và tiện vận chuyển hơn?
Vẫn theo PGS.TS Lê Văn Cát, dùng khí Clo là không được. Đơn giản vì ai cũng biết phải dùng bình áp lực, vừa nguy hiểm vừa không tiện lợi cho vùng lũ. Nước Javen rất rẻ nhưng PGS Cát khuyên cũng không nên dùng. Dung dịch này rất dễ bị pha loãng. Kể cả khi bị pha loãng, mùi của chúng vẫn hắc nên người mua rất khó phân biệt và phát hiện. “Không ít người bán hàng thiếu lương tâm sẵn sàng pha loãng nước Javen dù biết đấy là nước mang về cho dân vùng lũ” - PGS Lê Văn Cát cảnh báo từ thực tiễn đi cơ sở của ông.
PGS Cát khuyến cáo nên dùng Clorua Vôi vì nó đáp ứng tất cả các đòi hỏi như rẻ, an toàn, thuận tiện trong vận chuyển và, nhất là, không sợ bị làm giả. “Giá cao nhất trên thị trường thời kỳ có dịch cũng chỉ 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, đây lại là loại rắn, có cấu trúc và màu sắc đặc trưng. Sản phẩm rắn này, vì thế, vừa dễ vận chuyển vừa không sợ bị làm giả”, PGS Cát nói.
Đã khuyến cáo nhưng...
Nếu Clorua Vôi có nhiều ưu điểm như thế, tại sao không thay cho Cloramin B? Tại sao nhà khoa học không khuyến cáo ngành y tế?
“Tôi không biết các nhà khoa học hay đơn vị khoa học khác phản ứng thế nào nhưng tôi không biết bao nhiêu lần trình bày những lợi và hại nhỡn tiền ấy với các cơ sở y tế. Hầu như không ai nghe” - PGS.TS Lê Văn Cát nói.
Ông đề nghị Chính phủ sớm tổ chức lấy ý kiến rộng rãi giới khoa học và xem xét sớm thay thế Cloramin bằng hóa chất an toàn và rẻ hơn, xóa bỏ một nghịch lý nhỡn tiền tồn tại nhiều năm nay.
TS Nguyễn Hoài Châu, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường cũng chung quan điểm này. Theo TS Châu, bất cập khó hiểu ấy tồn tại cả trong ngành nông nghiệp. Hóa chất tiệt trùng dùng trong công tác thú y cũng chỉ là Cloramin B đắt tiền trong khi rất nhiều nước đều đưa Clorua Vôi hoặc nước Javen vừa dễ chế biến vừa rẻ tiền vào sử dụng.

nguồn: dietmoikhutrung.vn

Nghĩa-Q2
29-04-13, 10:03
I- MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG:
Tiêu độc sát trùng (TĐST) là biện pháp chủ động nhằm cắt đứt yếu tố lây truyền của mầm bệnh, góp phần quan trọng đảm bảo vệ sinh thú y trong quá trình nuôi dưỡng!
Đối tượng TĐST là các căn cứ, địa điểm nộp chiến binh, phương tiện vận chuyển và các dụng cụ liên quan đến chiến binh thân yêu của chúng ta.

II- CÁC HÌNH THỨC TIÊU ĐỘC SÁT TRÙNG :
1- Tiêu độc định kỳ:
Được thực hiện theo từng thời gian nhất định nhằm ngăn ngừa dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, vấy nhiễm bẩn chiến binh bao gồm các loại tiêu độc như sau:
- Tiêu độc ban đầu: 7 ngày trước khi tuyển chiến binh vào căn cứ!
- Tiêu độc thường xuyên: định kỳ mỗi tháng 1 lần.

2- Tiêu độc sát trùng bất thường (tiêu độc khẩn cấp):
Tiến hành khi có dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra.

III – QUY TRÌNH KỸ THUẬT:
1- Nơi tổ chức giải đua:
Công tác TĐST rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh do mầm bệnh được vận chuyển từ xa đến hay từ các căn cứ lan tỏa đi. Để cắt đứt quá trình này cần chú ý:
- Ở lối đi và khoảng cách của từng dãy căn cứ: phát hoang bụi rậm, cách xa chuồng tối thiểu 1m.
- Ở các ô chuồng trống:
+ Sau mỗi đợt nuôi để trống chuồng ít nhất 2-4 tuần để làm vệ sinh TĐST căn cứ, gia cố sửa chữa chuồng, nền trước khi nuôi mới.
+ Làm sạch sàn, tường chuồng, các lối đi xung quanh, rèm che, trần và các thiết bị bên trong bằng nước sạch. Sau đó, dùng dung dịch NaOH 2 % hay nước vôi 10-20 % hoặc các loại hóa chất khác để xử lý căn cứ, lối đi, quét tường, sát trùng cống rãnh.

*Số lần tiêu độc sát trùng:
Thực hiện TĐST định kỳ mỗi tuần/ lần đối với từng khu chuồng. Ngoài ra 1 tháng/ lần thực hiện tổng vệ sinh TĐST toàn trại
Khi có dịch bệnh xảy ra phải báo ngay cho cơ quan thú y địa phương biết để có biện pháp khống chế và phải thực hiện TĐST mỗi ngày theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

*Một số thuốc sát trùng thông dụng:
- Chuồng trống, hố sát trùng đầu cổng và đầu dãy chuồng, hành lang, lối đi, hố phân, trấu có thể sử dụng một hoặc nhiều loại hóa chất sau:
+ Chloramine B 1,5 gr/ 1 lít nước.
+ Halamid (Chloramin T) 3 gr/ 1 lít nước.
+ Vôi bột.
+ Nước vôi 10 – 20 %.
+ Formol 2 – 5 %.
+ Soude 2 – 5 %.
+ TH4 0,5 – 2 %.
+ Lenka 1 -3 %.
+ BKA pha loãng 1 % (10ml/ 1 lít nước / 3-5 m2 nền chuồng).
+ Virkon S 1 %.
+Remanol Plus 1/200.
+ DSC 1 %o.
+ Pacoma 1/500 – 1/2000.
+ Bột lưu huỳnh 0,04 kg/m2.
+ Neporex 80 g/100 lít nước/80 m2
+ Lindores 15 ml /5lít nước.
+ Hantox-200 (diệt ruồi, muỗi, gián, kiến,…) 50 ml/20-40 lít nước phun đều trên bề mặt.

- Chuồng có gia súc:
+ Pacoma 1/700 – 1 %o.
+ Chloramine B 2 %o, 1 %.
+ TH4 1/200, 1/400.
+Virkon S 1/200.
+ Hantox-200 (diệt KST ngoài da như ghẻ heo…) 50 ml/10-15 lít nước.
+ Butox (phun diệt ve trên bò) 10 ml/ 5 lít nước.

- Xông kho thức ăn hay máy ấp trứng:
15g KMnO4 + 30ml Formol/ m3.

• Ghi chú:
* Các loại hóa chất trên nên sử dụng riêng lẻ, không pha trộn với nhau. Bình quân 3-6 tháng/lần luân phiên thay đổi hóa chất sử dụng để tránh hiện tượng kháng thuốc.
* Có 02 cách tiêu độc sát trùng: phun và xông.
- Phun: hóa chất pha trong nước nóng 50 – 60 oC có tác dụng diệt khuẩn tốt nhất
+ Đối với mặt bằng lát xi măng, lát gạch, gỗ, tường, phun liều 200 ml dung dịch/ m2
+ Đối với mặt đất chuồng trại cống rãnh phun liều 400 ml dung dịch/ m2
- Xông: thường dùng TĐST máy ấp trứng, kho thức ăn, kho chứa sản phẩm, dụng cụ dễ ăn mòn…

2 – Giỏ đựng chiến binh :
- Giỏ đựng chiến binh khi tham gia đua là phương tiện gián tiếp lây truyền mầm bệnh do vậy cũng cần phải TĐST trước và sau khi nhận chiến binh, thả chiến binh
-Dùng nước ấm 40 0C pha thêm 1 % Na2CO3 hay NaHCO3, rửa lại bằng nước sạch, sau đó có thể dùng một trong các chất sau để tiêu độc:
- Dung dịch Chloramine B với 2-5 % Chlor hoạt tính.
- Dung dịch Lindores có chứa 2.78 % iod hoạt chất, pha tỷ lệ 1/500.
Chất sát trùng có hiệu lực sau 2 – 3 giờ.
Trước khi sử dụng trở lại, những nơi được phun xịt phải được rửa bằng nước sạch.
TĐST định kỳ 1- 2 lần/tháng tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn.

V – KHUYẾN CÁO KHI TIÊU ĐỘC SÁT TRÙNG:
1 – Trước khi tiêu độc sát trùng :
- Các đối tượng TĐST phải dọn sạch chất hữu cơ, chất bẩn, phân … bằng cách cọ rửa và làm sạch với nước sạch từ vòi cao áp, tốt nhất là dùng nước ấm 40oC pha thêm chất tẩy rửa như Na2CO3 hay NaHCO3 ( khoảng 1% ); nếu không thuốc sẽ bị các chất này làm mất hoạt tính.
- Các đồ vật, dụng cụ trong phạm vi TĐST phải được sắp xếp gọn gàng.
- Tuyệt đối không có các sản phẩm động vật như: thịt, cá … trong lúc TĐST

2 – Sau khi tiêu độc sát trùng :
Sau khi TĐST với thời gian tiếp xúc thích hợp (khoảng 2 – 3 giờ ) nên rửa lại các đối tượng được TĐST bằng nước sạch và cơ sở có thể hoạt động trở lại bình thường.

3. Khuyến cáo chung:
3.1. Số lần TĐST tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn, nên định kỳ 5-7 ngày/ l lần TĐST toàn bộ căn cứ và cơ sở.
3.2. Pha loãng thuốc đúng nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không nên pha thuốc đậm đặc hơn khuyến cáo.
3.3. Khi thực hiện công tác TĐST, nhân viên phải mặc quần áo BHLĐ, có găng tay, ủng, khẩu trang che mặt và kính bảo hộ, đi ngược chiều gió.

4. Tránh để thuốc tiếp xúc với da và mắt, không được uống, để xa trẻ con; trường hợp lỡ tiếp xúc phải rửa ngay với nhiều nước sạch.

5. Hạn chế sử dụng Formaldehyde và Glutaraldehyde có thể gây tử vong nếu nuốt, hít phải hay hấp thu qua da, cả hai loại đều có khả năng gây ung thư.

6. Khi xảy ra ngộ độc thuốc TĐST: Đưa người bị ngộ độc hoặc nghi ngờ bị ngộ độc đến ngay cơ quan Y tế để được cứu chữa kịp thời.

Sưu tầm internet

NguyenBang
29-04-13, 22:19
- Mình thì không rành về lý thuyết Tiêu Độc Sát Trùng (TĐSt) cho lắm nhưng cách sử dụng thì mình xin góp 1 chút ý kiến nhanh gọn lẹ cho anh em dể sử dụng. Về thuốc thì anh em nên dùng các loại thuốc như sau: Loại tốt là Virkon's, loại rẽ hơn thì Navetkon-S, loại rẽ hơn nữa thì có Cloramin B và BKA các loại thuốc này thì anh em ra Mạc Đỉnh Chi mua là có. Còn cách sử dụng thì anh em làm vệ sinh chuồng sạch sẽ 1 tuần 2 lần và phun thuốc TĐST ít nhất là 1 hoặc 2 lần trong thời điềm này. Khi phun thuốc thì anh em có thể phun trực tiếp lên người chim luôn nha nhưng tránh phun vào mắt chim thôi là được. Mong tất cả các căn cứ đều an toàn vượt qua đợt dịch cúm này nha.

Nghĩa-Q2
03-05-13, 16:11
Nghiên cứu dưới đây của các nhà khoa học I-ta-li-ta đưa ra kết quả thử nghiệm về sức đề kháng của virus và phương pháp tiêu độc khử trùng nhằm khống chế dịch cúm gia cầm. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Virus cúm gia cầm đề cập trong bài viết này là những virus thực địa được phân lập từ các quốc gia có dịch. Các chủng virus cúm có chung các đặc tính sinh vật học của virus cúm A, mang RNA , gồm 1 trong các kháng nguyên đông vón hồng cầu ( từ H1 – H16) và một trong chín kháng nguyên ( từ N1 – N9). Trong bài này, tác giả đã đưa ra kết quả thử nghiệm về sức đề kháng của virus và phương pháp tiêu độc khử trùng nhằm khống chế dịch cúm gia cầm.
1. Sức đề kháng của virus cúm gia cầm
Virus cúm gia cầm vẫn có thể tồn tại trong nước cất hơn 100 ngày ở 28độ C và 200 ngày ở 17độ C và thời gian tồn tại của virus ở 4độ C được ước lượng là hơn 1300 ngày (Stallknecht, 1990a). Dữ liệu khác đã chứng minh rằng type phụ của virus cúm gia cầm H7N3 trong nước peptone (pH 7.0) vẫn giữ được khả năng lây nhiễm của nó khi ủ ở 4, 30 và 37độ C trong 35 ngày (Muhammad,2001).Khả năng lây nhiễm của virus vẫn tồn tại sau khi chịu tác động của nhiệt độ 56độ C trong 30 phút nhưng sẽ mất khả năng này sau khi chịu tác động ở 56độ C trong vòng 60 phút (Muhammad,2001).
Nghiên cứu của Castro,1998; Lu,2003 trên virus cúm với nồng độ từ 104 đến 105 ELD50/ml cho thấy viruc không mất đi khả năng lây nhiễm sau khi ủ 30 phút ở 56 độ C trong nước nhưng hoàn toàn ngừng hoạt động sau 60 phút ở cùng nhiệt độ hoặc sau 10 phút ở 60 độ C. Virus không còn khả năng lây nhiễm khi được giữ ở -80 độ C trong 8 tháng, ở -20 độ C trong 3 tháng, ở 4độ C trong 4 tháng và ở nhiệt độ phòng (18độ C ) trong 4 tuần (Castro,1998; Lu, 2003).
Cũng cần lưu ý rằng, tác động của nhiệt độ đối với sự tồn tại của virus cúm gia cầm có thể bị ảnh hưởng bởi những điều kiện môi trường khác như sự xuất hiện của hợp chất hữu cơ, độ pH hoặc độ mặn của môi trường (Lu, 2003;Swayne và Halvorson, 2003). Những cuộc thí nghiệm đã chứng minh rằng có một sự tương tác mạnh với nhau giữa nhiệt độ, độ pH và độ mặn của nước .
Thí nghiệm của Lu(2003) được thực hiện để xác định thời gian tồn tại của virus trong hợp chất hữu cơ và phân: với 5ml dung dịch có độ chuẩn virus cúm 107 và 108 ELD50/ml trộn vào 25 gam phân hữu cơ và phơi ở 56độ C trong 15 đến 30 phút, và ở 37độ C trong 24 giờ và 16 ngày. Virus vẫn có khả năng lây nhiễm sau khi ủ 20 ngày ở 4độ C đối trong phân hữu cơ.
Trong những cuộc nghiên cứu của Beard (1984) sự lưu cữu mầm bệnh trong phân tươi từ những con gà mái mắc bệnh tự nhiên, virus có đặc tính xâm nhiễm cao ở khoảng nhiệt độ 4 và 25độ C . Ở 4độ C khả năng lây nhiễm có thể phát hiện sau 35 ngày nhưng ủ ở 25độ C chỉ còn sau 2 ngày (Beard,1984). Sự tồn tại của virus cúm gia cầm trong phân bị tác động bởi : loại virus, loại phân , loại đất chôn phân, xác gia cầm và nhiệt độ ở nơi mà chúng tồn tại. Tại Thái-lan, Songserm (2006), đã nghiên cứu virus H5N1 để xác định sự tồn tại và khả năng lây nhiễm của chúng kết quả cho thấy: với lượng virus đầu tiên 106.3 ELD50/ml được kết hợp với phân gà dưới những điều kiện môi trường khác nhau, virus hoàn toàn không hoạt động trong vòng 30 phút sau khi chịu tác động trực tiếp của ánh sáng mắt trời ở nhiệt độ môi trường là 32-35độ C nhưng khả năng lây nhiễm vẫn không mất đi sau 4 ngày trong bóng râm ở 25-32độ C.
Sức đề kháng của virus với nhiệt
Nghiên cứu của King,1991: Virus không bị mất hoàn toàn khả năng lây nhiễm với các phương thức xử lý bằng nhiệt ở 55độ C. Sway, 2006 nghiên cứu virus cúm gia cầm trên thịt đùi và lườn gà, từ những con vật mang bệnh, với độ chuẩn ban đầu virus trên thịt đùi và thịt lườn bị nhiễm bệnh với H5N1 là 106.8 và 105.6 ELD50/g, sau đó ủ ở 30 độ C,40 độ C, 50 độ C, 60 độ C và 70 độ C trong thời gian 1,5,10,30 và 60 giây.
Kết quả cho thấy: virus bị mất khả năng lây nhiễm sau khi đã ủ ở 70độ C (1 giây) với thịt lườn và ở 70độ C trong 5 giây với thịt đùi. Những kết quả tương tự như vậy được quan sát bởi Songserm (2006) với loại virus phân lập từ Thái-lan có đặc tính xâm nhiễm cao H5N1 ở độ chuẩn 106.3 ELD50/ml, virus bị ngừng hoạt động sau khi phơi ở 70độ C trong ba phút.
Thử nghiệm bởi Senne (1994) về khả năng tồn tại của virus trong các đống chôn xác gia cầm bị bệnh: các bộ phận của gia cầm bị nhiễm bệnh với 107 ELD50 của virus H5N2 (A/gà/Pennsylvania/1370/83). Mẫu thử được để trong những bao thẩm tách và được đặt ở giữa xác động vật ở cả lớp trên và lớp dưới, dọc theo mặt ngoài của thùng và gần với tâm thùng. Nhiệt độ trung bình trong suốt quá trình là 57.3 độ C trong 4 ngày và 58,3 độ C trong 13 ngày cho những con gà ở lớp trên trong giai đoạn thứ nhất và thứ hai, lần lượt, và 41,5 độ C trong 6 ngày và 42,8 độ C trong 17 ngày cho lớp dưới của xác động vật. Không phát hiện thấy virus từ những túi đựng các bộ phận bị nhiễm bệnh với virus cho thấy rằng việc kìm hãm hoạt động của virus đã được thực hiện. Tuy nhiên, không có kết luận nào được đưa ra trong phạm vi của việc giảm tác động của virus, như không xác định được sự tập trung của virus trong các mô(Senne, 1994)

Nguồn: http://tusach.thuvienkhoahoc.com/, Sức đề kháng của virus cúm gia cầm với các tác nhân lý, hoá học, thuốc sát trùng (P.De Benedictis 1, M.S. Beato1, và I.Capua 11, OIE, FAO và Nation Reference Laboratory bệnh cúm gia cầm và dịch bệnh ở Newcastle, Istituto Zooprofilattico Sperimentable delle Venezie, Viale dell’Università10,35020 Legnaro,Padova,Italy).

Tài liệu từ Cục Thú y

còn tiếp do dài quá không đăng trong cùng một chủ đề

Nghĩa-Q2
03-05-13, 16:14
2. Các phương pháp khử trùng tiêu độc cúm gia cầm
2.1. Phương pháp vật lý
pH: Othomyxoviridae được xem là rất dễ bị ảnh hưởng bởi độ pH trong acid. Độ pH thấp tạo ra sự thích nghi và sự thay đổi kháng nguyên trong protein HA, cho phép liên kết với màng của các tế bào ký sinh (Stato et al.,1983). Muhammad et al.(2001) đã chỉ ra rằng bốn đơn vị HA của type phụ H7N3 virus cúm gia cầm (loại virus không được báo cáo) không thể giữ lại khả năng lây nhiễm của chúng sau 48 giờ ở acid có độ pH 1 và 3 và cả ở ba zơ có độ pH 10 và 14. Dưới một môi trường mặn, hai hiện tượng đã quan sát được là khả năng lây nhiễm xuất hiện có quan hệ ngược lại với lượng muối có trong môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi độ pH nhằm tăng sức chịu đựng acid
Ánh sáng tia cực tím và bức xạ ion hóa
Bức xạ ion hóa, notron và đặc biệt là photon gamma thâm nhập và xuyên qua đa số nguyên liệu sinh học và nguyên liệu không phải sinh học nhiều hơn là ánh sáng tia cực tím hoặc các tác nhân hóa học (Lowy et al.,2001). Bức xạ photon gamma là có hiệu quả nhất trong việc hạn chế hoạt động của virus cúm gia cầm. Bức xạ ion hóa được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp cho việc tiệt trùng phòng thí nghiệm và dụng cụ thí nghiệm, cho những loại thuốc thử sinh học và hơn nữa là cho sự chuẩn bị của các kháng nguyên không lây nhiễm(Lowy et al.,2001).
Tuy nhiên ánh sáng của bức xạ tia cực tím không thể hạn chế hoạt động của virus cúm gia cầm một cách kịp thời, như dữ liệu đã cho thấy rằng 45 phút tác động của tia cực tím không đủ để hoàn tòan hạn chế hoạt động của nhóm virus cúm có đặc tính xâm nhiễm cao A/gà/Pakistan/94(H7N3) (Muhammad et al.,2001) vì vậy việc tẩy uế nhà cửa, tác động của bức xạ tia cực tím không thể được xem là một phương pháp thích hợp vì nó chỉ có hiệu quả khi bề mặt đã được làm sạch kỹ và nguồn sáng được đặt ở vị trí rất gần với bề mặt được tẩy uế (Samberg và Meroz,1995)

Nguồn: http://tusach.thuvienkhoahoc.com/, Sức đề kháng của virus cúm gia cầm với các tác nhân lý, hoá học, thuốc sát trùng (P.De Benedictis 1, M.S. Beato1, và I.Capua 11, OIE, FAO và Nation Reference Laboratory bệnh cúm gia cầm và dịch bệnh ở Newcastle, Istituto Zooprofilattico Sperimentable delle Venezie, Viale dell’Università10,35020 Legnaro,Padova,Italy).

Tài liệu từ Cục Thú y

còn tiếp do dài quá không đăng trong cùng một chủ đề

Nghĩa-Q2
03-05-13, 16:15
2.2. Các tác nhân hóa học
Những chất tẩy uế có hoạt động chống lại virus cúm gia cầm có thể được phân phối theo nhóm sà phòng và chất tẩy, nhóm chất kiềm, nhóm acid, nhóm clo và hợp chất clo, nhóm chất ô xi hóa, nhóm andehyt, nhóm hợp chất phenol, hợp chất amoni bậc bốn (QACs) và cồn (Maris, 1995; Ausvetplan,2005).
Đa số những chất tẩy uế có hiệu quả tốt nhất ở nhiệt độ hơn 20 độ C (Meroz và Samberg, 1995), cho biết rằng nhiệt độ môi trường là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động tới hiệu quả của quá trình tẩy uế.
Các chất tẩy rửa và xà phòng
Các loại xà phòng và chất tẩy hầu hết được sử dụng cho quá trình làm sạch. Loại nhân tố hóa học này được dùng cho việc loại bỏ những nguyên liệu hữu cơ và những chất bẩn từ bên ngoài tới việc làm sạch . Ngoài ra, chúng còn tác dụng vào thành phần lipit của virus thông qua hoạt tính bề mặt của chúng. Đặc điểm này khiến cho các chất tẩy uế có hiệu quả chống lại tất cả các loại virus (Ausvetplan,2005).
Thông thường chất tẩy uế được sử dụng trong những khu vực chế biến bơ sữa và thức ăn đòi hỏi sự kết hợp của xà phòng và phenol hoặc QACs. Xà phòng là những chất tẩy rửa tổng hợp ở dạng anion không chứa những ion tự do bị đóng cục khi được kết hợp với can xi và magie trong nước cứng. Những chất tẩy có những ion tự do cái mà loại bỏ một lớp mạng trên bề mặt. Chất tẩy rửa được coi là có hiệu quả chống lại virus cúm gia cầm.
Chất kiềm
Trong một nhóm của chất hóa học, natri hydroxyt và natri carbonat được sử dụng rộng rãi như những thuốc tẩy uế trong ngành công nghiệp thực phẩm. Chất kiềm đại diện cho những tác nhân có hiệu quả với việc làm sạch nơi ở của động vật và nhà kho, ống dẫn nước và những nơi thu gom chất thải, những hầm mỏ bỏ hoang(Ausvetplan,2005).Tuy nhiên, hoạt động tẩy uế của chất kiềm bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các chất hữu cơ (Russel và Hugo, 1987). Sự có mặt của ion hydroxyt (OH-) trong những hợp chất này mang tính bazo làm biến chất ở protein. Hiệu quả của chúng liên quan tới nhiệt độ môi trường và độ đậm đặc của dung dịch (Jeffrey,1995). Chất kiềm hầu hết được sử dụng trong việc làm sạch bởi vì chúng có hoạt động hóa xà phòng trên lipit và chất hữu cơ (Ausvetplan,2005).Tuy nhiên, chúng có khả năng ăn mòn cao, đặc biệt là natri và kali hydroxyt
Acid
Có hai loại acid có thể được sử dụng trong quá trình tẩy uế : acid hữu cơ (acid focmic, acid citric, acid lactic, acid mallic, acid glutaric và acid propionic ) và acid vô cơ (acid nitric, acid clohyđric, acid sunphuric, acid photphoric, acid sunpharic ). Chúng đều có hiệu quả đặc biệt chống lại virus nhưng bị ảnh hưởng mạnh bởi độ pH (Jeffrey, 1995).
Axit vô cơ chỉ có thể hạn chế hoạt động của virus nhờ việc giảm độ pH, acid hữu cơ hạn chế hoạt động của virus bằng sự tương quan giữa các cấu trúc của chất mỡ với màng bọc của virus (Haas và những người khác, 1995). Trong việc làm sạch, chỉ có hai hợp chất được sử dụng thông thường là acid clohyđric là một acid mạnh và acid citric là một acid yếu nhưng an toàn cho người sử dụng và khử độc quần áo (Ausvetplan, 2005). Hiệu quả diệt khuẩn của acid hữu cơ được tăng cường bởi những anion hoặc hợp chất sunfonat (Jeffrey,1995).
Tuy nhiên các acid này có hiệu quả rất thấp khi khử trùng các đối tượng có hàm lượng bùn và protein cao (Haas và cộng sự, 1995). Axit focmic (55% w/w ) và acid glyoxylic (7% w/w ) (Venno Vet 1 supper ® ) diệt được virus cúm gia cầm ở 20độ C, nồng độ 1% (v/v) và trong thời gian tiếp xúc là 30 phút. Ở 4độ C nó cần thiết kéo dài thời gian tiếp xúc lên 120 phút (độ đậm đặc 1%). Trong trường hợp dung dịch có độ đậm đặc 2%(v/v ), thời gian tiếp xúc có thể được giảm xuống 15 phút.
Clo và những điều chế
Clo có điện tích âm và vì vậy liên kết các chuỗi oxy hóa, làm biến chất protein (Maris, 1995).Tính tẩy uế của nhóm này do acid clohydric đã tạo ra độ pH của acid. Clo tạo ra acid clohydric (Cl2* + H2O = HOCl +H+ + Cl - ) trong nước. Phản ứng xảy ra ở độ pH thấp, do đó ở độ pH cao, nhóm chất tẩy uế này kém hiệu quả. Những hợp chất có nguồn gốc từ Clo được sử dụng rộng rãi và ở dạng lỏng ( natri hypoclorit ) và ở dạng rắn (canxi hypoclorit). Chúng rẻ và có hiệu quả nhanh chóng nhưng là chất ăn mòn và bị ức chế bởi chất hữu cơ, và độ ổn định của chúng phụ thuộc vào độ pH. Pha loãng natri hypoclorit với etylen glycol và metyla glycol (tỉ lệ 50% :50% v/v) làm giảm tác dụng tẩy uế của nó, khi pha loãng với metyla glycol (tỉ lệ 30%:70% v/v)không ảnh hưởng đến hoạt động tẩy uế của natri hypoclorit chống lại virus cúm gia cầm (Davison, 1999).
Gần đây, loại sản phẩm povidone-iodine đã được sử dụng để diệt virus có đặc tính xâm nhiễm cao và ba loại virus có đặc tính xâm nhiễm thấp. Chất tẩy uế được tiếp xúc với virus trên ở tỷ lệ 1:2 trong 10 giây ở nhiệt độ 25độ C, kết quả đã cho thấy thuốc sát trùng diệt được tất cả các virus cúm gia cầm (Ito và cộng sự, 2006)
Các tác nhân oxy hóa
Tác dụng tẩy uế của các tác nhân oxy hóa là do sự phát triển của gốc hydroxyl tự do làm oxy hóa lipit và acid nucleic. Đại diện nhóm này là Virkon-S. Hiệu quả của các tác nhân oxy hóa giảm khi có mặt chất hữu cơ. Bởi vậy, bề mặt phải được ưu tiên làm sạch. Muhammad và cộng sự, 2001 đã thí nghiệm: virus được đặt trong dung dịch Virkon-S trong nước pepton ở độ pH 7.0, độ pha loãng cuối cùng 0.5% (w/v),1% và 2% và trong thời gian ủ là 30, 60, 90 và 120 phút. Tất cả độ đậm đặc đều có thể kìm hãm hoạt động của virus cúm gia cầm. Trong một thời gian ngắn, độ đậm đặc 0.5 % của dung dịch Virkon-S hoàn toàn có thể kìm hãm hoạt động của virus cúm gia cầm sau 90 phút, khi độ đậm đặc ở 1% và 2% làm ngừng hoạt động chỉ sau 30 phút (Muhammad và những người khác, 2001). Cần lưu ý, khả năng tiệt khuẩn của hoá chất này thay đổi sau thời gia pha loãng. Một dung dịch Virkon-S mới và một dung dịch Virkon-S cũ sau 10 ngày cùng được pha loãng (1% w/v) được thử nghiệm để nghiên cứu khả năng kìm hãm hoạt động của hai virus:H5N9 (A/gà tây/Wisconsin/68) và H7N3 (A/ gà tây /Oregon/71). Mỗi hỗn hợp (chất tẩy uế cùng virus ) được tiến hành thử nghiệm ở nhiệt độ phòng sau thời kỳ ủ trong 10 phút và 1 giờ. Hiệu quả kìm hãm vì rút cúm gia cầm của Virkon-S được xác định bằng phương pháp RT-PCR.
Kết quả của cuộc nghiên cứu này đã cho thấy rằng dung dịch Virkon-S mới pha loãng, có thể phá vỡ bộ gen của virus nhưng dung dịch sau 10 ngày không có khả năng phá vỡ hoàn toàn acid nucleic. Ở sự pha loãng không tương đồng (1:256 và 1:1000), và sau 10 ngày từ lúc chuẩn bị, Virkon-S không thể kìm hãm hoạt động của virus cúm gia cầm (Suarez và những người khác, 2003). Những dữ liệu này chỉ ra rằng hoạt động tẩy uế của Virkon-S bị phụ thuộc vào tính chất mới của dung dịch do đó cần đặc biệt lưu ý.
Andehyt
Tác dụng tẩy uế của glutaradehyde đã đạt được ở tỷ lệ pha loãng từ 1% đến 2%, sau khi bị tác động trong thời gian từ 10-30 phút. Nó là một chất hóa học ổn định và là chất ăn mòn kim loại kém. Trong thời gian gần đây, nó được sử dụng rộng rãi cho chất khử trùng trong ngành y. Formal dehyde có thể được sử dụng ở dạng lỏng và dạng khí. Fomalin là 40% dung dịch của khí fomanđêhyt. Fomalin được pha loãng trong nước ở độ đậm đặc 8% là một chất tẩy uế có hoạt động chống lại nhiều loại virus thuộc những họ khác nhau. Tuy nhiên, fomalin là chất độc đối với con người và là một hợp chất kém bền hơn glutaralđêhyt. Formal dehyde có thể được kết hợp với các tác nhân khác, đặc biệt với QACs (Jeffrey, 1995) nhưng không metyla (dung dịch làm sạch kính xe hơi ) hoặc với etylen glycol (Davison và những người khác, 1999)
Khí formal dehyde được dùng để làm sạch không khí và dụng cụ nhưng sử dụng cẩn thận bởi nó là chất độc với con người và môi trường.
Phenol và hợp chất phenol
Cơ chế hoạt động của phenol rất đặc biệt vì nó gây nên sự biến chất và kết tủa protein của mẩm bệnh ở độ đậm đặc cao. Chúng an toàn cho người sử dụng, mặc dù trong vài trường hợp sự kích ứng da có thể xuất hiện dưới sự tác dộng bởi những sản phẩm có chứ crezola. O- phenyl phenol là chất độc yếu và độ ăn mòn thấp hơn những phenol tổng hợp khác và nó thường được sử dụng trong sự kết hợp với phenol halogen hóa để nâng cao tác dụng của chúng. Halogenated phenol được sử dụng cho những mục đích thú y như phun sương mù hoặc được hợp nhất trong ‘phenol dễ hòa tan ‘ nhưng không dễ sử dụng bởi vì sự năng mùi của chúng (Jeffrey,1995). Phenol dễ hòa tan là một dung dịch của phenol tổng hợp trong xà phòng nước, hợp chất này kỵ với acid hoặc chất kiềm. Chúng đều là chất độc và nặng mùi (Jeffrey,1995)
Amoni bậc 4
Chất tẩy amoni là hợp chất cationic chứa đựng –NH4+. Chúng có tác dụng chống lại tất cả màng bao của virus. Hợp chất amoni làm ngừng vật chất hữu cơ và xà phòng,vùng tẩy nhiễm phải được làm sạch và tẩy bẩn trước khi sử dụng QACs. Chúng tác dụng ngăn chặn hữu dụng cho con người và không đắt. 4 hợp chất amoni tác dụng là suy giãm độ cứng của nước ( nước có nhiều chất vô cơ ) và vì lý do này chúng được sử dụng cho kết hợp với những chất kiềm, như là EDTA (Jeffrey,1995). Chúng không mất tác dụng khi pha lẫn với dung dịch lạnh (Etylen glycol hay propylen glycol) hay với dung dịch dễ cháy (cồn metyla) (Davison et al., 1999).
Cồn
Cồn có tác dụng chống lại AIVs và màng bao của các loại virus khác. Tác dụng của chúng là ngăn chặn sự cô đặc xuống dưới 50% (v/v). Cồn là chất dễ cháy và gây hư hại tới chất dẻo và vì vậy chúng không được áp dụng cho khử trùng trên diện rộng cho gia cẩm nuôi trong chuồng nhưng chỉ sử dụng đối với nhân viên và khử khuẩn phòng thí nghiệm (Ausvetplan, 2005).Trên thực tế, cồn được tận dụng giống như 1 chất dung môi để pha loãng chất khử trùng khác.
Những điều cần chú ý khi tiêu độc khử trùng
- Bảo hộ cho người trực tiếp làm việc tiêu độc khử trùng
- Xác định rõ đối tượng cần tiêu độc sát trùng để lựa chọn phương pháp và hoá chất sát trùng thích hợp
- Phải thu gom chất thải, phân rác trước khi sát trùng
- Làm sạch bề mặt các đối tượng cần tiêu độc khử trùng bằng nước và chất tẩy rửa
- Phun thuốc sát trùng đúng liều lượng ( khối lượng thuốc / đơn vị được sát trùng), nồng độ thuốc và thời gian tiếp xúc.

Nghĩa-Q2
05-05-13, 23:15
1. Giới thiệu:
Clo (CL) là một trong những halogen được sử dụng rộng rãi để khử trùng do có hoạt tính diệt trùng cao nhờ phản ứng ôxy hoá khử. Khi hoà tan trong nước, các hoá chất này sẽ giải phóng ra một lượng clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng. Các hoá chất có chứa clo thường sử dụng bao gồm:
+ Cloramin B hàm lượng 25- 30% clo hoạt tính
+ Cloramin T
+ Canxi hypocloride ( Clorua vôi ).
+ Bột Natri dichloroisocianurate
+ Nước Javen ( Natri hypocloride hoặc Kali hypocloride).
2. Sử dụng các hoá chất chứa clo trong công tác phòng chống dịch:
- Trong công tác phòng chống dịch, các dung dịch pha từ các hoá chất chứa clo với nồng độ 0,5% và 1,25% clo hoạt tính thường được sử dụng tuỳ theo mục đích và cách thức của việc khử trùng. Việc tính nồng độ dung dịch phải dựa vào clo hoạt tính.
- Vì các hoá chất khác nhau có hàm lượng clo hoạt tính khác nhau, cho nên phải tính toán đủ khối lượng hoá chất cần thiết để đạt được dung dịch có nồng độ clo hoạt tính muốn sử dụng.
- Lượng hoá chất chứa clo cần để pha số lít dung dịch với nồng độ clo hoạt tính theo yêu cầu được tính theo công thức sau:

Lượng hoá chất (gam)= (Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha % x số lít x 1000) / Hàm lượng clo hoạt tính của hoá chất sử dụng %

* Hàm lượng clo hoạt tính của hoá chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
Ví dụ: Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột cloramin B 25% clo hoạt tính, cần:
(0,5 x 10/70 ) x 1.000 = 72 gam
Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột natri dichloroisocianurate 60% clo hoạt tính, cần:
(0,5 x 10/60 ) x 1.000 = 84 gam

Bảng 1: Lượng hoá chất chứa clo để pha 10 lít dung dịch với các nồng độ clo hoạt tính thường sử dụng trong công tác phòng chống dịch


http://nw8.upanh.com/b1.s36.d1/2d827809a36fa57a6f815e1eeacd6f10_55366518.untitled .bmp (http://upanh.com/view/?id=1rieesbu7oz)

Cách pha: Hoà tan hoàn toàn lượng hoá chất cần thiết cho vừa đủ 10 lít nước sạch.
Các dung dịch khử trùng có clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, clo nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch khử trùng chứa clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.

Nguồn: viện pastuer-tphcm