PDA

View Full Version : H7N9 Có thể lây giữa người trong gia đình



HONGVNPTQ6
19-04-13, 19:34
H7N9 có thể lây giữa người trong gia đình
Thứ Sáu, 19/04/2013, 09:30 AM (GMT+7)
Sự kiện: Dịch cúm gia cầm H7N9
Hiện tại, Trung Quốc đã phát hiện 2 trường hợp những người trong một gia đình cùng nhiễm virus H7N9 tại Thượng Hải. Do vậy, không loại trừ khả năng virus H7N9 có thể lây từ người sang người trong “phạm vi hẹp”, Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc khẳng định hôm nay, 18/4.
Khả năng lây qua người trong gia đình

Theo báo cáo của ủy ban này, cho tới hiện tại, Thượng Hải đã phát hiện 2 trường hợp những người trong một gia đình cùng nhiễm virus H7N9, Tân Hoa Xã đưa tin.

Trường hợp thứ nhất là 3 cha con một người đàn ông họ Lý, sống tại Thượng Hải, là một trong 3 người đầu tiên bị phát hiện nhiễm virus H7N9. Ông Lý đã tử vong vào ngày 31/3 do viêm phổi nặng.



Người dân Trung Quốc đang hết sức lo lắng về nguy cơ lân lan từ người sang người sang người của virus H7N9.

Trước khi ông Lý phát bệnh, hai người con trai của ông cũng nhập viện với những triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, người con cả đã được trị khỏi và xuất viện còn người con trai thứ cũng tử vong vì viêm phổi nặng giống như cha mình.

Theo Tân Hoa Xã, từ cuối tháng 3, các mẫu xét nghiệm của cả 3 cha con ông Lý đã được gửi Phòng xét nghiệm cúm quốc gia Trung Quốc để tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên, người ta chỉ phát hiện thấy virus H7N9 mới trong mẫu xét nghiệm của ông Lý. Vì vậy, vào ngày 31/3, chỉ mình ông Lý được xác định là nhiễm virus H7N9.

Sau này, các chuyên gia của Trung Quốc đã xác định, người con cả đã từng nhiễm virus H7N9 và được chữa khỏi. Trong khi người con thứ thì không thể xác định được do đã chết.

Trước đó, cũng tại Thượng Hải đã xuất hiện trường hợp cả 2 vợ chồng cùng bị nhiễm virus H7N9.

Trước những trường hợp nói trên, Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình ngày hôm qua đã khẳng định, không loại trừ khả năng virus H7N9 có thể lây lan từ người sang người trong “phạm vi hẹp”. Tuy nhiên, ủy ban này cũng nhấn mạnh, cũng có thể do họ cùng xuất hiện tại những môi trường có virus H7N9 hoặc tiếp xúc với các loại gia cầm mang H7N9.

Đại diện của Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình cũng khẳng định, việc một số các ca bệnh gia đình xuất hiện không đồng nghĩa với việc virus đang biến đổi. H7N9 vẫn là một virus cúm gia cầm và con đường lây lan chủ yếu vẫn là từ gia cầm sang người. Do vậy, cho tới hiện tại vẫn chưa thể khẳng định, H7N9 có thể lây lan từ người sang người ở “phạm vi rộng”.

Lây lan trong “phạm vi hẹp” được Trung tâm Phòng chống dịch bệnh, thuộc Bộ Y tế Trung Quốc giải thích là, việc lây lan từ người sang người rất ngẫu nhiên và thường xảy ra giữa những người có quan hệ gia đình hoặc huyết thống gần gũi. Tuy nhiên, việc lây lan này thường không xuất hiện qua nhiều đời mà nhiều nhất chỉ 2 đời. Cũng không xuất hiện trường hợp, một người nhiễm có thể lây lan cho nhiều người.

Trong khi đó, lây lan người sang người ở phạm vi rộng (còn gọi là lây lan hữu hiệu hay lây lan duy trì) được định nghĩa là sự lây lan diễn ra trong một cộng đồng nhất định như trường học, khu dân cư, một người có thể lây nhiễm cho nhiều người và việc lây lan sẽ được duy trì từ người này qua người khác ở một khoảng cách xa. Nếu điều tra, sẽ thấy có những bệnh nhân cả 3 đời nhiễm bệnh.

Tamiflu chi có tác dụng nếu phát hiện sớm

Ngày hôm nay, 18/4, truyền thông Trung Quốc đã cố gắng để giúp người dân phân biệt rõ hai “khái niệm” nói trên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hết sức lo lắng về khả năng lây lan từ người sang người của virus H7N9.

Cho đến chiều ngày 17/4, số bệnh nhân nhiễm virus H7N9 đã tăng lên 82 người, trong đó có 17 người tử vong. Tuy nhiên, 5 trong số 82 trường hợp nhiễm bệnh đã được chữa khỏi và xuất viện.



Trường hợp đầu tiên nhiễm H7N9 tại Bắc Kinh đã khỏi bệnh.

Hầu hết các trường hợp khỏi bệnh đều là những trường hợp được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Lý Hưng Vượng, Giám đốc Trung tâm điều trị các bệnh lây nhiễm thuộc Bệnh viện Địa Đàn Bắc Kinh cho biết: “Hiện tại, một số nghiên cứu cũng như thực tiễn lâm sàng đã chứng minh, Tamiflu có tác dụng trong việc điều trị cho những người nhiễm H7N9. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tốt nhất là trong vòng 36h và không quá 48h kể từ khi phát bệnh thì mới có hiệu quả. Nếu quá thời gian này thì hiệu quả chẳng còn lại bao nhiêu”.

Ông Lý cho biết, trường hợp cô bé 7 tuổi phát hiện nhiễm virus H7N9 đã được xuất viện hôm qua, 17/4 cũng là do phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng Tamiflu.

zongke
23-04-13, 22:13
Các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung Quốc ngày 22-4 đã công bố kết quả đánh giá về virút cúm gia cầm H7N9. Theo đó cho biết đến thời điểm này chưa có bằng chứng cho thấy virút này lây từ người sang người.


http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=629006
Hiện đã có 105 người ở Trung Quốc nhiễm H7N9 - Ảnh: news.cn

Tuy nhiên, họ cũng nói cần phải tiến hành thêm nhiều cuộc kiểm tra nữa bởi “hiểu biết của chúng ta về H7N9 đến thời điểm này vẫn rất hạn chế”.

“Cần phải giám sát chặt chẽ hơn và thận trọng hơn để xác định nguồn gốc và các biến thể của virút này” - Yang Weizhong, phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Trung Quốc, nói. Yang cũng là một trong hai người đứng đầu ủy ban đánh giá virút cúm gia cầm H7N9 bao gồm các chuyên gia WHO và Trung Quốc.

Theo ủy ban này, hiện chưa phải thời điểm để sản xuất vắcxin ngừa H7N9 - virút đã giết chết 21 người ở Trung Quốc.

Ủy ban này cũng nhận định Thượng Hải - nơi phát hiện các ca nhiễm H7N9 đầu tiên, đã công khai minh bạch trong việc công bố thông tin diễn biến cúm H7N9, và phản ứng của chính quyền thành phố này đối với dịch cúm là kịp thời, hiệu quả.

Theo Tân Hoa xã ngày 23-4, đến nay Trung Quốc đã phát hiện 105 ca nhiễm cúm H7N9, gồm hai ca mới được phát hiện ngày 22-4 ở tỉnh Chiết Giang và một ca ở tỉnh Sơn Đông - tỉnh trước đây chưa từng có người nhiễm H7N9.


TƯỜNG VY (Tuoitre.vn)

Namtran
26-04-13, 22:12
Đừng cực đoan khi phòng dịch bệnh gia cầm !

Anh Võ Đình Công (21/61/7 Nguyễn Thiện Thuật, P.3, Q.3, TP.HCM) nuôi chim cảnh từ mấy năm qua. Ngày 9.4 vừa qua, khi anh đang treo 3 lồng chim trước nhà thì lực lượng của phường 3 (Q.3) gồm công an, cán bộ phường tự ý gỡ lồng chim của anh xuống, tịch thu 2 con chim vành khuyên, 1 chim cú. Sau một hồi giằng co, anh Công yêu cầu thả 2 con chim vành khuyên khỏi lồng và xin giữ lại chim cú để từ từ tiêu hủy.

Trước sự việc này, anh Công hết sức hoang mang không biết việc nuôi chim cảnh của anh có vi phạm gì mà chính quyền tịch thu, tiêu hủy? Liệu anh có được tiếp tục nuôi chim nữa hay không? Tại sao trên địa bàn thành phố nơi thì được nuôi chim, nơi không cho, việc mua bán chim vẫn diễn ra bình thường...?

Anh Võ Đình Công không khỏi thắc mắc về việc bị tịch thu chim cảnh - Ảnh: Thanh Đông

Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Phó chủ tịch UBND P.3, Q.3, giải thích: Việc làm này nhằm thực hiện Văn bản chỉ đạo số 262 ngày 1.3.2013 của UBND quận 3. Văn bản này có đoạn: “Kiên quyết xử phạt, tịch thu, tiêu hủy gia cầm sống đang được nuôi, bày bán, vận chuyển trái phép trên địa bàn, nhất là gà đá, chim và chim phóng sinh”. Căn cứ vào đó, đoàn kiểm tra của phường đã tổ chức đợt ra quân vào ngày 9.4, tịch thu tiêu hủy 5 gà đá, 3 con chim. Sắp tới, phường sẽ tiếp tục vận động các hộ còn nuôi chim cảnh không nuôi nữa, nếu còn sẽ tịch thu, tiêu hủy”.

Được biết, Công văn 262 ngày 1.3.2013 của UBND quận 3 nhằm thực hiện Công văn 192 ngày 15.1.2013 của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Công văn số 732 ngày 8.2.2013 của UBND TP.HCM trong việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, trong các văn bản này, tuyệt nhiên không có một dòng nào hay nội dung nào yêu cầu kiên quyết tịch thu, tiêu hủy chim, chim phóng sinh.

Trao đổi về vấn đề chăn nuôi gia cầm trong nội thành, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM Phạm Xuân Thảo, cho biết: Với thành phố, để triển khai vấn đề này cũng như trong các chỉ thị đều nhấn mạnh sẽ xử lý triệt để đối với việc nuôi gà đá. Riêng với chim cảnh, không quá cực đoan xử lý hết toàn bộ. Tuy nhiên cũng không khuyến khích gây nuôi một cách tràn lan. Một khi đã nuôi phải có trách nhiệm bảo vệ chim đối với dịch bệnh cũng là bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Phải đăng ký với cơ quan thú y điểm nuôi, sinh hoạt. Kiểm tra mẫu 6 tháng 1 lần...”.

Chủ trương, chỉ đạo ở trên là vậy, chẳng hiểu UBND quận 3 căn cứ vào đâu lại ban hành văn bản, chỉ đạo cấp dưới “diệt” tất tần tật, gây bức xúc, hoang mang cho người dân?