PDA

View Full Version : Kịch bản cúm A/H7N9 lan rộng ở Việt Nam



Nghĩa-Q2
08-04-13, 22:06
Trước diễn biến phức tạp của cúm A/H7N9 tại Trung Quốc và nguy cơ cao có thể xâm nhập vào Việt Nam rồi bùng phát thành dịch lớn, Bộ Y tế Việt Nam vừa thông qua kế hoạch phòng, chống cúm A/H7N9 với 4 kịch bản.

Đây được xác định là căn cứ để các địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể tại từng địa phương và trình UBND tỉnh, thành phố đầu tư kinh phí để thực hiện.

Bộ Y tế cho biết hiện tại vi rút cúm A/H7N9 chưa ghi nhận tại nước ta.

Tuy nhiên kinh nghiệm từ phòng, chống dịch SARS, cúm A/H5N1, đại dịch cúm A/H1N1/09 thì vi rút có thể lan truyền tới nhiều quốc gia trên thế giới trong thời gian ngắn thông qua sự di chuyển của người bệnh, người mang vi rút không triệu chứng, qua vận chuyển gia cầm mang mầm bệnh, chim di cư.

http://nw7.upanh.com/b1.s35.d1/c972014bb70cab64633294b9afae1f6e_54691737.20130405 164834ganhaplau.jpg (http://upanh.com/view/?id=4rvb0l1ydfj)
Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân không dùng gia cầm không rõ nguồn gốc
Để đáp ứng hiệu quả với dịch bệnh, có 4 tình huống liên quan đến công tác giám sát và phòng, chống.

Cụ thể: Tình huống 1 là khi chưa có trường hợp bệnh trên người. Ở kịch bản này, yêu cầu giám sát trong tình huống này là phải phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm A(H7N9) đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam hoặc xuất hiện tại cộng đồng để xử lý triệt để từng trường hợp bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng.

Tình huống 2 là có các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người. Yêu cầu giám sát trong tình huống này là phát hiện sớm, không bỏ sót các trường hợp mắc mới, xử lý triệt để ổ dịch, không để lây lan trong cộng đồng.

Tình huống 3 là phát hiện có các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ. Yêu cầu giám sát trong tình huống này là phát hiện sớm và xử lý triệt để từng ổ dịch, hạn chế tối đa khả năng dịch lan rộng trong cộng đồng.

Tình huống 4 là dịch bùng phát ra cộng đồng. Yêu cầu giám sát trong tình huống này là phát hiện sớm các ổ dịch mới tại các khu vực chưa có dịch.

Theo Bộ Y tế, ở cả 4 tình huống, việc xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm thuộc hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia cần phải xét nghiệm thêm để xác định vi rút cúm A(H7N9) và phải duy trì liên tục nhằm theo dõi sự tiến triển của dịch và sự biến đổi của chủng vi rút mới này.

Ở giai đoạn đầu, Bộ Y tế yêu cầu 3 Viện: Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Pasteur Nha Trang sẵn sàng tiếp nhận mẫu để chẩn đoán xác định cúm H7N9.

Đối với người bệnh, cần phải cách ly, điều trị bệnh nhân tại cơ sở y tế theo quy định và thời gian cách ly đến khi hết hẳn các triệu chứng lâm sàng.

Đối với cán bộ y tế, người nhà người bệnh, ngoài việc trang bị thiết bị bảo vệ thì cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân và những người khác.

Hiện bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW (Hà Nội) đã xây dựng phác đồ điều trị bệnh nhân cúm A/H7N9 và ngày mai (9/4), Bộ Y tế sẽ họp hội đồng khoa học để thẩm định phác đồ này.

Hiện nay, cúm A/H7N9 đã khiến 21 người nhiễm và 6 người tử vong tại Trung Quốc. Dịch vẫn đang diễn biến phức tạp.



Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân không dùng gia cầm không rõ nguồn gốc

Các biện pháp phòng bệnh mà Bộ Y tế đưa ra gồm:

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với gia cầm. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi, không vận chuyển, chế biến, sử dụng gia cầm ốm/chết/không rõ nguồn gốc.

- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính, với gia cầm ốm/chết. Khi phải tiếp xúc, cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.

- Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học, cơ sở y tế, ... bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

- Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.

- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.

- Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính như sốt, ho, đau họng, khó thở phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn, khám và điều trị kịp thời.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y địa phương trong giám sát dịch bệnh, chia sẻ thông tin và các biện pháp phòng chống dịch bệnh lây lan từ gia cầm sang người.
nguồn: vietnamnet

zongke
09-04-13, 09:18
Tuổi Trẻ Online trích dịch tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO những thông tin về virút H7N9 như triệu chứng nhiễm bệnh, phương thức lây lan và cách phòng chống.


http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=625654
Kỹ thuật viên tại Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hợp Phì (tỉnh An Huy) phân tích một mẫu nghi ngờ nhiễm H7N9 - Ảnh: Reuters


1. Virút cúm A (H7N9) là gì?

Họ virút A H7 là nhóm virút thường chỉ lan truyền giữa các loài gia cầm. Virút H7N9 là một loại trong số này. Một số virút H7 như H7N2, H7N3 và H7N7 trong một số trường hợp lây nhiễm sang người, nhưng từ trước đến nay chưa phát hiện trường hợp nào bị nhiễm H7N9; mãi cho đến khi có tin về các bệnh nhân tại trung Quốc.

2. Triệu chứng chính khi bị lây nhiễm H7N9 là gì?

Đến nay, hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm H7N9 bị viêm phổi nặng. Các triệu chứng bao gồm sốt, ho và khó thở. Tuy nhiên, thông tin về các bệnh mà virút H7N9 có thể gây ra vẫn còn hạn chế.

3. Vì sao virút này lại lây nhiễm sang người?

Chúng tôi chưa thể trả lời cho câu hỏi này vì chúng tôi vẫn chưa biết chính xác nguồn tiếp xúc dẫn đến lây nhiễm. Tuy nhiên, các phân tích gen của virút cho thấy loại virút này đã tiến hòa từ những virút hoạt động trong gia cầm để thích nghi và phát triển trong các loài động vật có vú. Những thích nghi này như khả năng kết hợp với tế bào và phát triển ở thân nhiệt bình thường của động vật có vú (thường thấp hơn loài gia cầm).

4. Vì sao con người bị nhiễm H7N9?

Một số trường hợp nhiễm bệnh đã tiếp xúc với động vật hoặc môi trường sống của động vật. Virút này đã được tìm thấy trong một con chim bồ câu tại một khu chợ ở Thượng Hải. Hiện vẫn chưa rõ những cách thức lây nhiễm của virút. Khả thi nhất là từ lây lan giữa động vật sang người và phương án này đang được điều tra, cũng như phương án truyền nhiễm từ người sang người.

5. Làm sao ngăn ngừa việc bị nhiễm H7N9?

Mặc dù cả nguồn bệnh và phương thức truyền dẫn đều chưa xác định chắc chắn, nhưng nên tuân thủ những thói quen vệ sinh cơ bản để ngăn ngừa nhiễm trùng như vệ sinh tay và hệ hô hấp, thực hiện an toàn thực phẩm.

6. Việc ăn thịt như thịt gia cầm hoặc thịt động vật có an toàn?

Virút cúm không thể truyền nhiễm qua đường ăn uống thực phẩm đã nấu chín. Vì nhiệt độ cao khi nấu thức ăn khiến virút không thể hoạt động. Do vậy việc tiêu thụ những loại thịt được chế biến và nấu chín, dù là gia cầm hay động vật, là một phương thức an toàn.

Không nên ăn động vật bị bệnh hoặc chết vì mắc bệnh.

Tại vùng đang có dịch vẫn có thể ăn thịt an toàn nếu chúng được chế biến kỹ và nấu chín. Ăn thịt sống hoặc huyết chưa qua nấu chín có thể gặp nguy cơ cao.

7. Hiện đã có vắcxin cho H7N9 chưa?

Hiện tại chưa có vắcxin nào. Tuy nhiên, từ một số trường hợp ban đầu mà WHO đã phân tích được đặc điểm của chúng. Bước đầu tiên trong quá trình sản xuất vắcxin là lựa chọn virút mẫu có thể dùng làm vắcxin. WHO đang hợp tác với các đối tác để phân tích các đặc tính của H7N9 để tìm ra virút mẫu thích hợp nhất. Sau đó nếu cần thiết thì virút này sẽ được đưa vào sản xuất làm vắcxin.

8. Những cách chữa trị cho bệnh nhân nhiễm H7N9 là gì?

Các xét nghiệm tại Trung Quốc cho thấy virút cúm H7N9 rất nhạy cảm với các loại thuốc chống cúm như chất ức chế neuraminidase (oseltamivir và zanamivir). Khi bệnh nhân sử dụng những loại thuốc này vào giai đoạn đầu tiên của bệnh thì họ được ghi nhận là khả năng kháng bệnh hiệu quả chống lại những virút cúm theo mùa hay virút H5N1. Tuy nhiên vào thời điểm này thì chưa có ghi chép cụ thể về việc sử dụng loại thuốc trên cho việc chữa trị H7N9.

9. Liệu có xảy ra nguy cơ lây nhiễm H7N9 trên diện rộng?

Chúng tôi chưa thể kết luận từ những trường hợp mắc bệnh có khả năng gây ra nguy cơ nguy hiểm lây lan trong cộng đồng hay không. Đây cũng là một mục tiêu trong cuộc điều tra dịch tễ đang diễn ra.

10. Bây giờ đến Trung Quốc có an toàn không?

Số trường hợp bị nhiễm bệnh tại Trung Quốc rất thấp. WHO không đề ra những biện pháp nào đối với du khách đến và đi từ Trung Quốc.

11. Các sản phẩm của Trung Quốc có an toàn?

Không có bằng chứng nào liên kết các trường hợp mắc bệnh hiện tại với bất kỳ sản phẩm Trung Quốc nào. WHO chống lại bất kỳ hoạt động hạn chế thương mại nào vào thời điểm này.


ĐỨC TOÀN (tuoitre.vn (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/541625/trieu-chung-lay-nhiem-h7n9-mien-nhiem-cach-nao.html))
Theo WHO

Nghĩa-Q2
10-04-13, 13:56
Bệnh nhân 4 tuổi tại Thượng Hải, trường hợp duy nhất hồi phục sức khỏe sau khi xác định bị nhiễm virus cúm H7N9 đã được điều trị bằng Tamiflu, thuốc ngăn ngừa các loại virus cúm A, truyền thông Trung Quốc loan tin.

Tờ Đông Phương Tảo Báo của Trung Quốc ngày 9/4 cho biết, bệnh nhân 4 tuổi tại Bệnh viện Nhi thuộc Đại học Phúc Đán, Thượng Hải sau 5 ngày điều trị đã không còn dấu hiệu sốt, trạng thái sức khỏe đã gần như hồi phục.

Đây là trường hợp đầu tiên được chữa khỏi trong số các bệnh nhân nhiễm virus H7N9. Các cơ quan y tế của Trung Quốc cho rằng, đây là bằng chứng cho thấy, không phải tất cả các trường hợp nhiễm bệnh đều có triệu chứng nặng thêm.


http://nw4.upanh.com/b2.s34.d3/dcdb2c36b1e3dd8c466e91580713a5ec_54730044.tamiflu. jpg (http://upanh.com/view/?id=4rv96g1qfhq)
Trường hợp duy nhất khỏi cúm H7N9 tại Trung
Quốc đã được điều trị bằng thuốc Tamiflu. (Ảnh: ABC)

Phía bệnh viện cho hay, khi bệnh nhân được đưa vào viện đã không còn sốt cao, nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức bình thường, bệnh tình tương đối nhẹ, đồng thời đã phát hiện kịp thời nên việc điều trị phát huy tác dụng.

Đại diện bệnh viện cũng cho biết, các bác sĩ tại đây đã tiến hành điều trị cho bệnh nhân trong vòng 5 ngày, mỗi ngày cho uống 2 lần Tamiflu với liều lượng là mỗi ngày 2-2,5mg/kg.

Trong 2 ngày tới bệnh nhân này sẽ được tiến hành kiểm tra lần cuối, bao gồm đường hô hấp, các chức năng gan thận,… “Nếu như các kết quả kiểm tra đảm bảo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế thì bệnh nhân có thể xuất viện”, đại diện bệnh viện cho hay.

Tuy nhiên, cho tới hiện tại, các cơ quan chức năng Trung Quốc vẫn chưa có bất cứ tuyên bố nào về việc sử dụng Tamiflu để chữa trị cúm H7N9.

Dịch bệnh mới chỉ bắt đầu
Trong khi đó, diễn biến của dịch cúm H7N9 tại Trung Quốc vẫn rất phức tạp.


http://nw5.upanh.com/b6.s35.d2/7ed3f1d9e8415eea84865014af96122f_54730075.chongh7n 9.jpg (http://upanh.com/view/?id=9rvd5g3q0rm)
Trung Quốc chỉ mới bước vào giai đoạn đầu tiên của dịch bệnh H7N9. (Ảnh: Reuters)

Cho tới thời điểm hiện tại, đã có thêm một bệnh nhân nhiễm virus cúm H7N9 đã tử vong, nâng số người tử vong do virus H7N9 lên 7 người.

Theo thông tin từ báo giới Trung Quốc, bệnh nhân là một người đàn ông sống Thượng Hải, 64 tuổi, đã nghỉ hưu. Từ ngày 1/4, bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, đau họng, chảy nước mũi.

Tới ngày 3/4, bệnh tình ngày càng ngay kịch và tới chiều ngày 7/4 thì bệnh nhân qua đời. Ngay sau đó, các cơ quan y tế Thượng Hải đã xác nhận, bệnh nhân tử vong do nhiễm virus cúm H7N9.

Theo một số chuyên gia ngành y tế Trung Quốc, dịch H7N9 ở Trung Quốc mới chỉ ở giai đoạn đầu tiên và nhiều khả năng sẽ bùng phát một đại dịch trên quy mô lớn.
Theo khoahoc.com.vn

Nghĩa-Q2
13-04-13, 10:10
Trước nguy cơ dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại, nhiều người nuôi chim, gà cảnh… đang lo lắng không biết số phận những con vật quý của họ ra sao.

Một người kinh doanh cửa hàng chim cảnh tại Q.10, TP.HCM cho biết để tiêm ngừa dịch cúm gia cầm cho bầy chim, ông đã liên hệ với cơ quan thú y thì được trả lời Bộ NN-PTNT đã có lệnh cấm nuôi gia cầm trong khu dân cư nên không thực hiện tiêm ngừa cho chim cảnh. Chưa hết, nếu có đợt hoặc có lệnh thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành tịch thu chim, gà cảnh và tiêu hủy hết. Chị Nhung, một người kinh doanh chim cảnh trên đường Lê Hồng Phong, Q.10, TP.HCM tỏ ra khá lo lắng: “Chúng tôi kinh doanh chim cảnh ở đây đã mười mấy năm nay nhưng không thấy ai cấm, chỉ thỉnh thoảng cơ quan thú y đến phun thuốc khử trùng. Riêng việc tiêm ngừa cúm cho chim thì không được thực hiện. Vì thế, chúng tôi nuôi, kinh doanh chim bình thường nhưng không yên tâm”.


http://nw2.upanh.com/b3.s35.d4/0813eba44a3ce6cfc0b516985cd5460c_54799632.chimcanh 2.jpg (http://upanh.com/view/?id=1rte2g8jffn)
Tuy không cấm nhưng người nuôi chim phải kiểm soát chặt chẽ để tự bảo vệ - Ảnh: Hải Nam

Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết từ lâu Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo không chăn nuôi gia cầm trong nội thành nội thị, các chỉ thị của UBND TP.HCM cũng khẳng định việc này. Tuy nhiên, đối với chim cảnh hiện vẫn chưa cấm mà chỉ không khuyến khích nuôi tràn lan và nếu nuôi phải có sự kiểm soát chặt chẽ. “Đối với các tụ điểm sinh hoạt về chim cảnh, kể cả các cơ sở kinh doanh thì phải đăng ký với cơ quan thú y địa phương để được kiểm soát, lấy mẫu kiểm tra định kỳ và thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng nhằm đảm bảo an toàn. Việc tịch thu tiêu hủy gia cầm nuôi trong khu dân cư hiện nay chỉ tiến hành với gia cầm nuôi lấy thịt như gà, vịt, ngan…”, ông Thảo nói.

Bên cạnh đó, trong tình hình hiện nay, ông Thảo khuyến nghị tạm dừng tất cả các hoạt động, chẳng hạn như hội thi chim vì nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao khi các nguồn từ nhiều nơi đưa về. Khi chim chết bất thường, người nuôi phải gửi ngay đến cơ quan thú y để kịp thời tầm soát dịch cúm...

Nên tìm cách phòng ngừa cho chim cảnh

Theo ông Nguyễn Kim Khôi, Chánh văn phòng Hội Sinh vật cảnh TP.HCM, vừa qua cũng có nhiều hội viên nuôi chim cảnh bày tỏ sự lo lắng trước dịch cúm gia cầm. Dù cơ quan chức năng chưa có lệnh cấm nuôi chim nhưng hầu hết họ luôn trong tâm trạng bất an. “Không ít người nuôi những con chim lạ, chim quý có giá trị cao nên nhà nước phải tìm cách phòng ngừa bệnh để bảo tồn chứ không nên tiêu hủy. Hơn nữa, khác với gà vịt, chim cảnh được nuôi nhỏ lẻ và khá biệt lập, cách ly với môi trường bên ngoài nên khả năng bị lây nhiễm dịch cúm không cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn nhạy cảm như hiện nay thì người nuôi chim cũng nên cẩn trọng và có các biện pháp khử trùng để bảo vệ đàn chim cho mình”, ông Khôi nói.

Hải Nam
Nguồn: thanhnien

zongke
16-04-13, 12:30
Nguy cơ virus cúm H7N9 xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn, cộng thêm các ca tử vong vì cúm H1N1, H5N1 mới đây khiến nhiều chuyên gia lo ngại về sự lưu hành cùng lúc của nhiều chủng cúm nguy hiểm.

Gần đây số bệnh nhân tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) khám do cúm tăng khoảng 10% so với trước. Trong đó, một người tử vong vì cúm H1N1, 3 bệnh nhân khác nhiễm cúm A cũng đang nằm viện. Trong số này có hai bệnh nhân là mẹ con, người mẹ có tổn thương phổi tiên lượng không nghiêm trọng.

Ngoài ra, một bệnh nhân nữ 26 tuổi ở Hà Nội nhập viện hôm 13/4 trong tình trạng khá nặng, X-quang phổi trắng xóa và có biến chứng viêm cơ tim. Sau 2 ngày điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân đã tiến triển tốt hơn nhưng vẫn phải thở oxy. Trường hợp này đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm H1N1.


http://l.f13.img.vnecdn.net/2013/04/15/cumA-jpg-1366022377-1366022493_500x0.jpg
Virus cúm H1N1 hiện lưu hành như một chủng cúm mùa thông thường,
các ca bệnh thường nhẹ, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhất định biến chứng viêm phổi. Ảnh: N.P.

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang lưu hành đồng thời các chủng cúm B và cúm A - trong đó phổ biến là cúm H1N1 (gây đại dịch năm 2009), H3N2, H2N2... Ngoài ra, virus cúm gia cầm H5N1 thỉnh thoảng có một ca.

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), về mặt lâm sàng, tất cả các loại cúm đều giống nhau, chỉ có thể phân biệt dựa vào xét nghiệm. Tuy nhiên, có thể dựa vào yếu tố dịch tễ để có những gợi ý. Chẳng hạn, những trường hợp ho, sốt, khó thở, có tổn thương phổi, cộng thêm việc tiếp xúc với gia cầm, gia cầm nuôi trong nhà bị chết hàng loạt... thì có thể nghĩ đến cúm H5N1. Còn nếu người bệnh từ Trung Quốc đến, có tiếp xúc bệnh nhân H7N9 thì cần đặt vấn đề nghi vấn, để khẳng định chính xác thì phải dựa vào xét nghiệm.

Nhìn chung, biến chứng tổn thương phổi của các chủng cúm đều rất nhanh chứ không riêng gì loại có độc lực mạnh hay yếu, kể cả cúm H1N1, cúm mùa, hay H5N1... "Chúng ta từng chứng kiến diễn biến tổn thương phổi của cúm H5N1 trong vòng vài ba ngày đến một tuần. Những trường hợp nhiễm virus H7N9 ở Trung Quốc thì quá trình này chỉ kéo dài trong một vài ngày và tử vong luôn", tiến sĩ Kính nói.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng cho biết, với cúm mùa thông thường (gồm cả cúm H1N1), đa phần bệnh cảnh nhẹ, tự khỏi sau 5-7 ngày, một số ít có diễn tiến nặng hơn. Tuy nhiên, cúm H5N1 hay H7N9 sẽ gây tình trạng viêm đường hô hấp dưới và gây suy đa phủ tạng, do đó thường diễn biến nhanh và rất nặng.

"Điểm khác biệt của cúm H5N1 với cúm thường là sốt cao, người bệnh thấy khó thở, đau tức ngực. Với những biểu hiện này người dân cần đến ngay các cơ sở y tế để có cách xử trí phù hợp", bác sĩ Hà cho biết thêm.

Cũng theo bác sĩ, người dân không nên chủ quan với cúm H1N1 nhưng cũng không cần quá lo lắng vì nó hiện lưu hành như một virus cúm mùa. Việc có bệnh nhân mắc là điều đương nhiên. Virus cúm này bùng phát vào năm 2009, khi đó Việt Nam xét nghiệm được khoảng 100.000 trường hợp, thế nhưng số ca thực tế có thể gấp 10 lần con số này. Như vậy, vẫn còn khoảng 80 triệu người Việt chưa có miễn dịch và đều có khả năng mắc bệnh. Tỷ lệ nặng lên của bệnh không quá nhiều, tỷ lệ biến chứng viêm phổi chỉ là vài phần nghìn, tỷ lệ tử vong lúc đầu cũng chỉ là 1 trên 1.000.

Để chủ động phòng bệnh, người có biểu hiện cúm như: ho, hắt hơi, sổ mũi nên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi và đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị. Bên cạnh đó, người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, súc miệng hàng ngày bằng nước sát khuẩn, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm. Phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính, người già, trẻ em khi có biểu hiện nghi ngờ cúm cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời, hạn chế tử vong.


Nam Phương (VnExpress.net)

-----------------------------------------------------------------------------------
Ngày 15/4, Thủ tưởng tiếp tục có công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống dịch cúm gia cầm H7N9 và H5N1. Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chịu trách nhiệm về việc thực hiện “Đề án phòng ngừa việc vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép”. Nơi nào không thực hiện nhiệm vụ sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, phải bị thay thế khi không hoàn thành nhiệm vụ một thời gian dài và đã được nhắc nhở mà không khắc phục.

Trong khi đó Trung Quốc đã ghi nhận thêm 12 trường hợp nhiễm cúm H7N9 mới và 2 ca tử vong tại Thượng Hải. Như vậy, tổng số ca mắc chủng cúm này tại đây đã lên 61, 13 ca tử vong. Bắc Kinh đã ghi nhận ca mắc mới nữa là một bé trai 4 tuổi. Một người hàng xóm của cậu bé đã mua gà từ gia đình của bé gái 7 tuổi bị nhiễm virus trước đó.

zongke
18-04-13, 10:56
Ngoài ca nhiễm cúm A/H1N1 đã tử vong hồi đầu tháng 4, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư đang điều trị cho bốn ca nhiễm cúm A/H1N1 nặng, đã có biến chứng.


http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=627916
Anh Hồ Xuân K. bị nhiễm cúm A/H1N1 đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: QUỲNH LIÊN

Thống kê tại phòng khám bệnh viện này cho thấy tỉ lệ người đến khám do bệnh cúm tăng lên 10% so với ngày thường. Trong khi đó, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm cúm A/H1N1. Riêng khoa hồi sức tích cực của bệnh viện này đang điều trị hai trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 rất nặng và một trường hợp viêm phổi nặng có nghi ngờ nhiễm virút cúm A/H1N1.

Phát hiện muộn

Bệnh nhân nặng nhất đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai là anh Hồ Xuân K., 23 tuổi, ở huyện Yên Bình, Yên Bái. Theo hồ sơ bệnh án, anh K. có dấu hiệu khởi bệnh từ hôm 3-4 với các triệu chứng: đau đầu, sốt, nhức mỏi cơ...

Giống nhiều lần bị cúm thông thường, anh K. có sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc cảm cúm nhưng những triệu chứng trên không cải thiện mà diễn biến xấu thêm. Đến ngày 7-4, anh K. có các dấu hiệu như sốt cao, ly bì, khó thở nên được đưa đến Bệnh viện Phú Thọ, tỉnh Yên Bái để điều trị.

Tại đây, các bác sĩ xác định anh K. bị viêm phổi nặng, suy hô hấp và cho điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm nhưng không có kết quả. Nghi ngờ anh K. có dấu hiệu nhiễm cúm, bệnh viện chuyển mẫu bệnh phẩm xuống xét nghiệm tại Viện Dịch tễ T.Ư. Ngay sau khi có kết quả mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H1N1, Bệnh viện Phú Thọ chuyển bệnh nhân K. xuống điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 10-4.

Theo bác sĩ Phạm Thế Thạch, khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, sau một tuần điều trị rất tích cực tình trạng của anh K. vẫn rất xấu. Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy nhiều người nhà của anh K. trước đó đã có biểu hiện mắc cúm, trong đó có bốn người được xác định nhiễm cúm A/H1N1 và được điều trị tại khoa lây Bệnh viện Bạch Mai. Một số bệnh nhân khác tại Bệnh viện Bạch Mai cũng được xác định nhiễm cúm A/H1N1 do lây nhiễm từ bệnh nhân này.

Bác sĩ Thạch cũng thông tin một bệnh nhân được xác định nhiễm cúm A/H1N1 nặng khác là chị Lê Thị Ánh T., 29 tuổi, ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Chị T. nhập viện trong tình trạng sốt cao, khó thở, kết quả chụp phim cho thấy phổi bị tổn thương rất nặng.

Chị T. được chuyển từ Bệnh viện Thanh Hóa lên Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 10-4. Sau một tuần điều trị tích cực, chị T. đang có dấu hiệu khả quan. Riêng chị Nguyễn Thị H., 20 tuổi, ở Bắc Kạn, cũng bị viêm phổi nặng (hai bên phổi hiện nay trắng xóa), nghi ngờ nhiễm cúm A/H1N1 nhưng để có kết luận phải chờ kết quả xét nghiệm chính thức.

Bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 đang được điều trị tích cực, thở máy, lọc máu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư là ông N. 52 tuổi, ở Phú Thọ, nhập viện ngày 13-4 và đang ở ngày mắc bệnh thứ 11. Trước khi mắc bệnh, bệnh nhân này có sức khỏe tốt, không có bệnh nền.

Trước khi nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, bệnh nhân này được một bệnh viện ở Phú Thọ làm xét nghiệm nhưng không tìm ra chủng virút cúm, chỉ đến khi gửi mẫu bệnh phẩm xuống Viện Dịch tễ T.Ư mới cho thấy bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1 và âm tính với cúm A/H7N9.

Khó xác định chủng virút

Tất cả bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 này đều được phát hiện ở giai đoạn muộn, đã có những biến chứng nặng như viêm hô hấp, viêm phổi cấp, viêm cơ tim... và ít có khả năng đáp ứng với thuốc đặc trị.

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, thời điểm vàng để thuốc đặc trị có hiệu lực đối với virút cúm là trong vòng ba ngày kể từ khi phơi nhiễm với virút, tuy nhiên rất khó khăn để phát hiện virút cúm vào giai đoạn ủ bệnh (diễn biến từ 5 -7 ngày sau khi người bệnh phơi nhiễm với virút).

Nguyên nhân do người bệnh chưa có biểu hiện đã nhiễm cúm như: ho, sốt, mệt mỏi, đau đầu... Cũng theo ông Hà, hiện việc xác định chính xác chủng virút cúm khá phức tạp phải thông qua kỹ thuật cao, tốn kém trong khi phương pháp test nhanh thông thường lại không chính xác.

Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà cho biết không chỉ có chủng virút cúm A/H1N1 mà ngay cả với những chủng virút cúm cũ như: B, H2N2, H3N2... cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sau khi bùng phát thành đại dịch vào năm 2009, cúm

A/H1N1 vẫn phát tác trong cộng đồng. Số người lành mang virút này trong cộng đồng chiếm tỉ lệ khá lớn, rải rác hằng năm vẫn có những bệnh nhân tử vong do cúm A/H1N1 nhưng không được phát hiện. Như những loại virút cúm thông thường khác, virút cúm

A/H1N1 có độc lực không cao, phần lớn các ca nhiễm cúm thông thường đều tự khỏi. Tuy nhiên vẫn có tỉ lệ nhất định những người nhiễm những virút cúm này có diễn biến nặng lên trở thành viêm phổi, suy hô hấp nặng dẫn đến tử vong.


QUỲNH LIÊN (tuoitre.vn)

Nghĩa-Q2
29-04-13, 11:10
Những ngày gần đây, với việc chủng cúm H7N9 lần đầu tiên xuất hiện trên người tại Trung Quốc đã làm cho số người bị nhiễm và tỷ lệ tử vong đang gia tăng.
Điều này khiến cho cộng đồng quốc tế cũng như người dân Việt Nam lo ngại. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): chúng ta cần có hiểu biết chính xác về H7N9, nâng cao cảnh giác, thực hiện đúng các khuyến cáo của cơ quan y tế, nhưng cũng không hoang mang.

H7N9 ở đâu ra, có gì đặc biệt

Cúm A có kháng nguyên bề mặt Hemagglutinin (ký hiệu H) và enzym đặc hiệu Neuraminidase (ký hiệu N), có tới 16 H (từ 1 16) và 9 N (từ 1 - 9). Khi chỉ một chủng cúm A cụ thể thường cho con số vào sau chữ N, H.

H7N9 là loại virut có bộ gen pha tạp giữa H7N3 trên vịt, H9N2 trên chim sẻ và H7N9 trên chim hoang dã, bởi vậy trong tương lai do sự pha tạp này mà không loại trừ khả năng sẽ xuất hiên thêm các chủng cúm mang các số hiệu H và N khác nữa. Hiện nay, H7N9 gây bệnh cho người là chuyện hoàn toàn mới nhưng thực ra chủng H7N9 đã được các nhà khoa học biết trước đó vì nó đã từng tìm thấy ở chim.

Chim và người khác biệt về loài nên H7N9 khó xâm nhập vào tế bào người. Tuy nhiên, ở các tế bào đường hô hấp trên của người lại có các thụ thể giống với thụ thể loài chim, nên qua tiếp xúc, H7N9 có thể xâm nhập đường hô hấp gây bệnh cúm cho người.

Theo WHO, trước đây đã từng xuất hiện chủng H7N7 biến thể lây từ người sang người ở Hà Lan nhưng với chủng H7N9 thì chưa phát hiện đường lây từ người sang người. Tuy nhiên, TS Keiji Fukuda, trợ lý Giám đốc WHO vẫn đưa ra cảnh báo: “Hiện chưa thấy H7N9 lây từ người sang người song biến thể của nó thì cũng có thể có đường lây này”. Bởi vậy, chúng ta cần theo dõi đường lây một cách chặt chẽ, cảnh giác với khả năng xấu nhất có thể xảy ra là H7N9 lây từ người sang người.

Trước đây có trường hợp nhiễm virut cúm A mang kháng nguyên H7 ở người, gây triệu chứng giống cúm nhẹ hay viêm kết mạc nhưng chưa bao giờ thấy nhiễm H7N9 trên người. Các trường hợp nhiễm H7N9 trên người ở Trung Quốc hiện nay là phát hiện lần đầu tiên. Vì mới xuất hiện lần đầu nên con người chưa sẵn có kháng thể hình thành tự nhiên, nên nhiễm H7N9 dễ chuyển sang nặng với tỷ lệ tử vong cao. Tính đến ngày 19/4, tổng số người mắc (có xác nhận tìm thấy H7N9) là 82, trong đó có 17 tử vong chiếm 20,70%; từng thời kỳ tỷ lệ bị bệnh nặng là 50 - 58%, nhẹ chỉ chiếm 1,2 - 23,7%.

H7N9 thích ứng nhanh với loài có vú như người, do đó có thể giải thích được vì sao H7N9 có khả năng lây từ chim sang người. Từ đó, việc tìm và diệt chim mang H7N9 là tối cần trong công tác chống dịch.

Điểm đột biến trên gen mã hóa H là làm tăng khả năng kết hợp của H7N9 với các thụ thể trên người giống loài chim là nằm ở các tế bào đường hô hấp trên (mũi, họng). H7N9 từ chim có thể phát tán vào không gian rồi thâm nhập vào đường hô hấp trên ở người, gây bệnh. Đây có thể là lý do làm cho việc xác đinh vật chủ gây nhiễm H7N9 ở Trung Quốc rất khó khăn, vì có hơn 40% người bệnh là không tiếp xúc với chim. Quan trọng hơn, đây là yếu tố làm cho H7N9 có thể chuyển thành đại dịch. Loại chim di trú có thể gây ra đại dịch kiểu này. Điều đáng mừng là vừa qua, Trung Quốc và WHO đã kiểm tra và có kết luận là chưa thấy loài chim di trú nhiễm H7N9.

Thuốc có ý nghĩa như thế nào với H7N9?

Các thuốc kháng cúm có cơ chế ức chế enzym đặc hiệu N như oseltamivir (bd: tamiflu) và zanamivir (bd: relenza) hiện có sẵn, Bộ Y tế cũng có nguồn dự trữ tamiflu dồi dào. Bộ gen H7N9 có khả năng cảm thụ với các thuốc này nên có thể dùng chúng điều trị cho người nhiễm H7N9. Trung Quốc đã dùng các thuốc này có hiệu quả. Như vậy không lo không có thuốc hay thiếu thuốc điều trị H7N9.

Theo kinh nghiệm dùng với cúm H1N1, H5N1 trước đây thì thuốc chỉ có hiệu lực khi dùng sớm trong vòng 48 giờ kể từ khi bị sốt cao (bệnh sẽ bị đẩy lùi sớm, không có cơ hội chuyển sang biến chứng). Thuốc không có tác dụng với cúm biến chứng, bởi vậy nếu dùng muộn khi cúm đã chuyển qua biến chứng là không có hiệu quả. Hiển nhiên khi dùng điều trị H7N9 ta áp dụng kinh nghiệm này nhưng điều đáng lo là nhiễm H7N9 có khi không có triệu chứng rõ ràng.

Do vậy, người tiếp xúc với chim và gia cầm, người đã đến vùng bị cúm H7N9 trở về mà bị sốt cao, người bị cúm mà thấy có các biểu hiện bất thường như sốt cao, tức ngực, khó thở (cúm mùa thông thường chỉ sốt nhẹ, không có các biêu hiện này), thì cần đến ngay các khoa lây của bệnh viện tỉnh để được chẩn đoán, cho dùng thuốc nếu cần, hơn nữa ở đó có trang thiết bị (như máy thở) sẽ cấp cứu tốt hơn khi có biến chứng nặng.

Trong đại dịch cúm trước đây, biến chứng trên nhóm người mang thai cao hơn nhóm người không mang thai, tỷ lệ tử vong ở nhóm người mang thai vẫn cao hơn tỷ lệ tử vong ở các nhóm khác. Trên cúm H5N1 cũng có số liệu tương tự. Theo nghiên cứu của Nhật Bản cũng như nghiên cứu hậu mãi của hãng sản xuất, thì tamiflu không gây sẩy thai hay dị tật thai cao hơn mức bình thường trong dân số. Như vậy, tamiflu có thể sử dụng cho người mang thai. Cần manh dạn dùng cho người mang thai sớm.

Tamiflu được tìm ra từ năm 2000, nhằm chữa cúm H1N1. Nay có cúm H5N1, H7N9 thì đem dùng chứ chúng không phải là thuốc đặc hiệu cho H5N1, H7N9. Cơ chế kháng virut là ức chế enzym N. Muốn kháng virut, tamiflu phải làm thay đổi cấu trúc để thành cơ chất “giả dạng” giống với cơ chất tự nhiên N. Cúm đột biến H1N1 ngăn chặn sự thay đổi cấu trúc này nên kháng lại thuốc. Bởi vậy, nếu dùng thuốc bừa bãi thì cũng sẽ xuất hiện chủng H7N9 kháng thuốc. Để tránh sự kháng thuốc, tuyệt đối không tự ý dùng tamiflu cho cúm thông thường mà chỉ dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Cũng không được tự ý uống tamiflu dự phòng khi chưa có cúm. Thực chất việc uống taniflu dự phòng là để cơ thể có sẵn thuốc kháng H7N9 nên chỉ dùng hạn chế cho người trước lúc đi vào vùng dịch làm nhiệm vụ.

H7N9 là chủng cúm nguy hiểm bởi có thể gây nên biến chứng nặng tử vong cao song cũng khó có thể chuyển thành đại địch vì cho đến nay vẫn chưa tìm thấy việc lây từ người sang người và sự có mặt của chúng trong loài chim di trú. WHO khẩn trương hợp tác với Trung Quốc để tìm ra nguyên nhân, giải pháp phòng chống song WHO cũng đưa ra lời khuyên trong mỗi cộng đồng là “đừng hoảng sợ”.

Theo DS. Bùi Văn Uy (Sức khỏe & Đời sống)