Nghĩa-Q2
16-03-13, 11:26
Phần lớn dân số chim bồ câu trên thế giới đều có tổ tiên từ Trung Đông. Một trong những nghiên cứu về gien chuyên sâu nhất về loài chim đã trở thành phổ biến hiện nay khẳng định như vậy.
Nghiên cứu được đăng tải trong tạp chí Science, đã giải mã chuỗi gien của loài bồ câu núi (Columba livia, ở Việt Nam còn gọi là chim gầm ghì đá) – loài chim mà chúng ta quen gọi là chim bồ câu.
Michael Shapiro, phó giáo sư ngành sinh học từ trường Đại học Utah cho biết: “Các loài chim chiếm một phần lớn cuộc sống trên Trái đất, và chúng ta vô cùng kinh ngạc khi tìm hiểu về gien của chúng, đặc biệt khi so sánh với các loài động vật có vú và cá. Có hơn 10.000 loài chim, chúng ta biết rất ít về điều gì đã tạo nên sự khác biệt về gien và sự tiến hóa của chúng.”
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã trình bày con đường tìm ra nét đặc trưng cơ bản về gien – cơ chế phân tử kiểm soát đa dạng động vật ở chim bồ câu. Sử dụng phương pháp tiếp cận này, các nhà khoa học mong muốn có thể thực hiện với các đặc điểm khác của chim bồ câu, và có thể áp dụng cho các loài chim khác, cũng như các động vật khác.
Chim bồ câu là loài gia cầm lâu đời nhất trên thế giới, với một bề dày lịch sử cùng với con người từ 5.000 năm trước. Chúng ta có xu hướng liên tưởng chúng với sự phát triển đô thị, phân và những thứ chẳng mấy tốt đẹp khác, nhưng loài chim thông minh, được đánh giá cao là chim bồ câu đưa thư, và bởi vẻ đẹp của chúng.
Chim bồ câu có khoảng 350 giống, với kích thước, hình dáng, màu sắc, kiểu màu sắc, mỏ, cấu trúc xương và sự sắp xếp bộ lông ở chân và đầu khác nhau.
Chim bồ câu là một trong số ít chuỗi gien chim được giải mã tính đến thời điểm hiện nay, cùng với các loài như gà, gà tây, chim sẻ vằn và một giống vẹt đuôi dài phổ biến, điều này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn kỹ hơn về sự tiến hóa của loài chim.
Sử dụng phần mềm được phát triển bởi đồng tác giả nghiên cứu Mark Yandell, giáo sư di truyền học con người của trường Đại học Utah, các nhà khoa học tiết lộ rằng một đột biến duy nhất trong gien có tên EphB2 quyết định sự phát triển của lông đầu và cổ theo hướng đi lên thay vì đi xuống, tạo ra chòm lông mào.
Shapiro cho biết: "Gen tương tự ở người này đã được phát hiện có liên quan đến bệnh Alzheimer cũng như ung thư tuyến tiền liệt và có thể là ung thư khác".
So sánh bộ gien của chim bồ câu với gà, gà tây và chim sẻ vằn thấy rằng mặc dù qua 100 triệu năm tiến hóa, bộ gien của chúng rất giống nhau.
Nghiên cứu có thêm bằng chứng để kết luận rằng loài chim bồ câu lớn có nguồn gốc ở Trung Đông, và chim bồ câu hoang dã Bắc Mỹ là họ hàng gần của chim bồ câu đua, còn gọi là bồ câu đưa thư.
Nghiên cứu đã thu thập 1,1 tỷ cặp ADN gốc trong chuỗi gien của chim bồ câu núi, và các nhà nghiên cứu tin rằng có tổng cộng khoảng 1,3 tỷ, so với 3 tỷ USD trong chuỗi gien của con người. 17.300 gien của chim bồ câu núi so sánh với khoảng 21.000 gien ở người.
Nghiên cứu cũng phát hiện một số giống chim bồ câu có nguồn gốc ở Ấn Độ. Trong suốt giai đoạn Fertile Crescent, người dân từ các khu vực như Ấn Độ mua bán hàng hoá và cũng có thể lai giống chim bồ câu.
Shapiro lưu ý Charles Darwin đã rất chú ý đến chim bồ câu: "Bây giờ chúng ta có thể tìm được những thay đổi về ADN chịu trách nhiệm cho một kiểu đa dạng động vật đã hấp dẫn Darwin từ 150 năm trước."
nguồn: http://www.agroviet.gov.vn
Nghiên cứu được đăng tải trong tạp chí Science, đã giải mã chuỗi gien của loài bồ câu núi (Columba livia, ở Việt Nam còn gọi là chim gầm ghì đá) – loài chim mà chúng ta quen gọi là chim bồ câu.
Michael Shapiro, phó giáo sư ngành sinh học từ trường Đại học Utah cho biết: “Các loài chim chiếm một phần lớn cuộc sống trên Trái đất, và chúng ta vô cùng kinh ngạc khi tìm hiểu về gien của chúng, đặc biệt khi so sánh với các loài động vật có vú và cá. Có hơn 10.000 loài chim, chúng ta biết rất ít về điều gì đã tạo nên sự khác biệt về gien và sự tiến hóa của chúng.”
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã trình bày con đường tìm ra nét đặc trưng cơ bản về gien – cơ chế phân tử kiểm soát đa dạng động vật ở chim bồ câu. Sử dụng phương pháp tiếp cận này, các nhà khoa học mong muốn có thể thực hiện với các đặc điểm khác của chim bồ câu, và có thể áp dụng cho các loài chim khác, cũng như các động vật khác.
Chim bồ câu là loài gia cầm lâu đời nhất trên thế giới, với một bề dày lịch sử cùng với con người từ 5.000 năm trước. Chúng ta có xu hướng liên tưởng chúng với sự phát triển đô thị, phân và những thứ chẳng mấy tốt đẹp khác, nhưng loài chim thông minh, được đánh giá cao là chim bồ câu đưa thư, và bởi vẻ đẹp của chúng.
Chim bồ câu có khoảng 350 giống, với kích thước, hình dáng, màu sắc, kiểu màu sắc, mỏ, cấu trúc xương và sự sắp xếp bộ lông ở chân và đầu khác nhau.
Chim bồ câu là một trong số ít chuỗi gien chim được giải mã tính đến thời điểm hiện nay, cùng với các loài như gà, gà tây, chim sẻ vằn và một giống vẹt đuôi dài phổ biến, điều này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn kỹ hơn về sự tiến hóa của loài chim.
Sử dụng phần mềm được phát triển bởi đồng tác giả nghiên cứu Mark Yandell, giáo sư di truyền học con người của trường Đại học Utah, các nhà khoa học tiết lộ rằng một đột biến duy nhất trong gien có tên EphB2 quyết định sự phát triển của lông đầu và cổ theo hướng đi lên thay vì đi xuống, tạo ra chòm lông mào.
Shapiro cho biết: "Gen tương tự ở người này đã được phát hiện có liên quan đến bệnh Alzheimer cũng như ung thư tuyến tiền liệt và có thể là ung thư khác".
So sánh bộ gien của chim bồ câu với gà, gà tây và chim sẻ vằn thấy rằng mặc dù qua 100 triệu năm tiến hóa, bộ gien của chúng rất giống nhau.
Nghiên cứu có thêm bằng chứng để kết luận rằng loài chim bồ câu lớn có nguồn gốc ở Trung Đông, và chim bồ câu hoang dã Bắc Mỹ là họ hàng gần của chim bồ câu đua, còn gọi là bồ câu đưa thư.
Nghiên cứu đã thu thập 1,1 tỷ cặp ADN gốc trong chuỗi gien của chim bồ câu núi, và các nhà nghiên cứu tin rằng có tổng cộng khoảng 1,3 tỷ, so với 3 tỷ USD trong chuỗi gien của con người. 17.300 gien của chim bồ câu núi so sánh với khoảng 21.000 gien ở người.
Nghiên cứu cũng phát hiện một số giống chim bồ câu có nguồn gốc ở Ấn Độ. Trong suốt giai đoạn Fertile Crescent, người dân từ các khu vực như Ấn Độ mua bán hàng hoá và cũng có thể lai giống chim bồ câu.
Shapiro lưu ý Charles Darwin đã rất chú ý đến chim bồ câu: "Bây giờ chúng ta có thể tìm được những thay đổi về ADN chịu trách nhiệm cho một kiểu đa dạng động vật đã hấp dẫn Darwin từ 150 năm trước."
nguồn: http://www.agroviet.gov.vn