zongke
10-11-12, 11:18
Khi chim hồng tước tiên tha mồi về tổ, lũ con của chúng phải phát ra một âm thanh đặc biệt để nhận mồi từ mẹ.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/e4/7b/hong-tuoc-tien-00.jpg
Một con chim hồng tước tiên. Ảnh: lynxeds.com.
Trong thế giới động vật, tiếng kêu của mẹ là âm thanh tuyệt vời đối với những đứa con. Nhưng đối với chim hồng tước tiên (Malurus cyaneus), tiếng kêu còn đóng một vai trò quan trọng khác, Science Daily cho biết.
Nếu những con chim hồng tước tiên non muốn mẹ mớm mồi, chúng phải phát ra một “mật khẩu”. Đó là tiếng kêu đơn âm mà mẹ chúng dạy từ khi chúng còn nằm trong trứng. Lũ chim non phát ra tiếng kêu đơn âm cùng những âm thanh khác. Chim mẹ chỉ mớm mồi cho những con phát ra mật khẩu chính xác và mặc kệ những con khác.
Vậy tại sao chim hồng tước tiên phải dạy con cách phát ra mật khẩu để nhận mồi?
Cu cu, loài chim có tập tính đẻ trứng vào tổ của loài chim khác để không phải nuôi con, thường chọn tổ chim hồng tước tiên để “gửi” trứng. Sau khi chim cu cu non nở, chúng sẽ giành hết mồi của chim hồng tước tiên non vì chúng to hơn và khỏe hơn. Thậm chí chim cu cu còn tìm cách đẩy chim hồng tước tiên ra ngoài tổ để độc chiếm mồi. Để giảm thiểu nguy cơ nuôi hộ con của kẻ khác, chim hồng tước tiên trưởng thành phải nghĩ ra “mật khẩu”. Chim mái cũng dạy chim trống mật khẩu để chim trống nhận ra con của chúng khi mớm mồi.
“Chim trống và chim mái sẽ chỉ mớm mồi cho chim non nếu chúng nhận ra mật khẩu trong tiếng kêu của chim non. Trong trường hợp chim non không phát ra mật khẩu, chúng sẽ bỏ con và làm tổ mới”, Sonia Kleindorfer, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Kleindorfer và các đồng nghiệp của bà vô tình phát hiện hành vi sử dụng mật khẩu của chim hồng tước tiên khi nghiên cứu tiếng kêu cảnh báo của chim. Họ thấy những con chim hồng tước tiên mái hót bên cạnh những quả trứng chưa nở - một hiện tượng bất thường. Sau đó họ thấy những chim hồng tước tiên non phát ra tiếng kêu đơn âm giống nhau. Nhưng tiếng kêu đơn âm của chim non trong một tổ bất kỳ lại không hề giống tiếng kêu đơn âm trong những tổ khác. Điều đó cho thấy mỗi chim mẹ dạy con một mật khẩu riêng ngay từ khi trứng chưa nở.
Khi các nhà khoa học đảo trứng từ tổ này sang tổ khác, họ thấy chim non phát ra mật khẩu của mẹ mới, chứ không phải mật khẩu do mẹ đẻ của chúng dạy. Đây là bằng chứng cho thấy chim non phải học mật khẩu.
Minh Long (VnExpress)
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/e4/7b/hong-tuoc-tien-00.jpg
Một con chim hồng tước tiên. Ảnh: lynxeds.com.
Trong thế giới động vật, tiếng kêu của mẹ là âm thanh tuyệt vời đối với những đứa con. Nhưng đối với chim hồng tước tiên (Malurus cyaneus), tiếng kêu còn đóng một vai trò quan trọng khác, Science Daily cho biết.
Nếu những con chim hồng tước tiên non muốn mẹ mớm mồi, chúng phải phát ra một “mật khẩu”. Đó là tiếng kêu đơn âm mà mẹ chúng dạy từ khi chúng còn nằm trong trứng. Lũ chim non phát ra tiếng kêu đơn âm cùng những âm thanh khác. Chim mẹ chỉ mớm mồi cho những con phát ra mật khẩu chính xác và mặc kệ những con khác.
Vậy tại sao chim hồng tước tiên phải dạy con cách phát ra mật khẩu để nhận mồi?
Cu cu, loài chim có tập tính đẻ trứng vào tổ của loài chim khác để không phải nuôi con, thường chọn tổ chim hồng tước tiên để “gửi” trứng. Sau khi chim cu cu non nở, chúng sẽ giành hết mồi của chim hồng tước tiên non vì chúng to hơn và khỏe hơn. Thậm chí chim cu cu còn tìm cách đẩy chim hồng tước tiên ra ngoài tổ để độc chiếm mồi. Để giảm thiểu nguy cơ nuôi hộ con của kẻ khác, chim hồng tước tiên trưởng thành phải nghĩ ra “mật khẩu”. Chim mái cũng dạy chim trống mật khẩu để chim trống nhận ra con của chúng khi mớm mồi.
“Chim trống và chim mái sẽ chỉ mớm mồi cho chim non nếu chúng nhận ra mật khẩu trong tiếng kêu của chim non. Trong trường hợp chim non không phát ra mật khẩu, chúng sẽ bỏ con và làm tổ mới”, Sonia Kleindorfer, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Kleindorfer và các đồng nghiệp của bà vô tình phát hiện hành vi sử dụng mật khẩu của chim hồng tước tiên khi nghiên cứu tiếng kêu cảnh báo của chim. Họ thấy những con chim hồng tước tiên mái hót bên cạnh những quả trứng chưa nở - một hiện tượng bất thường. Sau đó họ thấy những chim hồng tước tiên non phát ra tiếng kêu đơn âm giống nhau. Nhưng tiếng kêu đơn âm của chim non trong một tổ bất kỳ lại không hề giống tiếng kêu đơn âm trong những tổ khác. Điều đó cho thấy mỗi chim mẹ dạy con một mật khẩu riêng ngay từ khi trứng chưa nở.
Khi các nhà khoa học đảo trứng từ tổ này sang tổ khác, họ thấy chim non phát ra mật khẩu của mẹ mới, chứ không phải mật khẩu do mẹ đẻ của chúng dạy. Đây là bằng chứng cho thấy chim non phải học mật khẩu.
Minh Long (VnExpress)