Nghĩa-Q2
08-09-12, 21:26
Lần đầu tiên phát hiện loài chim biết làm toán
Không chỉ có khả năng nhớ và tìm đường tuyệt vời, bồ câu còn có thể đếm và so sánh số lượng đồ vật.
Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Đại học Otago (New Zealand) sau khi phát hiện thấy bồ câu có khả năng so sánh số lượng vật thể (tối đa từ 1-9) trong từng cặp hình ảnh và sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn.
Các nhà khoa học tiến hành lại thí nghiệm từng sử dụng để nghiên cứu loài khỉ nâu Ấn Độ năm 1998. Trước tiên, bồ câu được huấn luyện để nhận biết 35 bộ hình ảnh, mỗi bộ gồm 3 bức hình, mỗi bức hình gồm từ 1 đến 3 đồ vật với kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau, theo thứ tự tăng dần. Bồ câu sẽ được thưởng khi chúng mổ vào bức hình có chứa số lượng đồ vật theo thứ tự từ 1-3.
http://nq3.upanh.com/b4.s31.d2/538944c1e7cdc6bb0b5c32b209497998_48924103.chimboca ulamtoan1.jpg (http://www.upanh.com/chimbocaulamtoan1_upanh/v/7rsbaq9addm.htm)
Bồ câu có thể sắp xếp các bức hình theo số lượng đồ vật tăng dần.
Sau đó, các nhà khoa học nâng dần độ khó bằng cách tăng số lượng đồ vật trong mỗi bức hình. Lần này, các bức hình được phân thành cặp, mỗi bức hình có từ 1-9 đồ vật. Ở thí nghiệm thứ hai này, mức độ chênh lệch giữa số lượng đồ vật trong mỗi cặp hình ảnh càng lớn, bồ câu xác định càng chính xác.
Từ đó, các nhà khoa học kết luận bất cứ vật thể có màu sắc hay hình dạng gì, bồ câu đều có thể phân biệt số lượng đồ vật. Nếu chúng được dạy là 2 lớn hơn 1, chúng có thể nhận biết 8 lớn hơn 5.
Điều này cho thấy động vật với cấu trúc não khác với loài người vẫn có thể thực hiện được những nhiệm vụ trí tuệ phức tạp mà trước nay người ta cho rằng chỉ con người mới có thể làm được.
Theo Bee
Không chỉ có khả năng nhớ và tìm đường tuyệt vời, bồ câu còn có thể đếm và so sánh số lượng đồ vật.
Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Đại học Otago (New Zealand) sau khi phát hiện thấy bồ câu có khả năng so sánh số lượng vật thể (tối đa từ 1-9) trong từng cặp hình ảnh và sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn.
Các nhà khoa học tiến hành lại thí nghiệm từng sử dụng để nghiên cứu loài khỉ nâu Ấn Độ năm 1998. Trước tiên, bồ câu được huấn luyện để nhận biết 35 bộ hình ảnh, mỗi bộ gồm 3 bức hình, mỗi bức hình gồm từ 1 đến 3 đồ vật với kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau, theo thứ tự tăng dần. Bồ câu sẽ được thưởng khi chúng mổ vào bức hình có chứa số lượng đồ vật theo thứ tự từ 1-3.
http://nq3.upanh.com/b4.s31.d2/538944c1e7cdc6bb0b5c32b209497998_48924103.chimboca ulamtoan1.jpg (http://www.upanh.com/chimbocaulamtoan1_upanh/v/7rsbaq9addm.htm)
Bồ câu có thể sắp xếp các bức hình theo số lượng đồ vật tăng dần.
Sau đó, các nhà khoa học nâng dần độ khó bằng cách tăng số lượng đồ vật trong mỗi bức hình. Lần này, các bức hình được phân thành cặp, mỗi bức hình có từ 1-9 đồ vật. Ở thí nghiệm thứ hai này, mức độ chênh lệch giữa số lượng đồ vật trong mỗi cặp hình ảnh càng lớn, bồ câu xác định càng chính xác.
Từ đó, các nhà khoa học kết luận bất cứ vật thể có màu sắc hay hình dạng gì, bồ câu đều có thể phân biệt số lượng đồ vật. Nếu chúng được dạy là 2 lớn hơn 1, chúng có thể nhận biết 8 lớn hơn 5.
Điều này cho thấy động vật với cấu trúc não khác với loài người vẫn có thể thực hiện được những nhiệm vụ trí tuệ phức tạp mà trước nay người ta cho rằng chỉ con người mới có thể làm được.
Theo Bee