PDA

View Full Version : Bồ câu lạy phật



Nghĩa-Q2
08-09-12, 16:04
Hình ảnh chim bồ câu lạy Phật
http://nq1.upanh.com/b3.s32.d2/33fbf3a60c303b8941b5ba0c6eb036cb_48914211.bocau1.j pg (http://www.upanh.com/bocau1_upanh/v/7rs52r4y7rx.htm)
Chú chim bồ câu này có thể trong kiếp trước đã từng tin Phật. Nên kiếp này tuy đã đầu thai làm chim bồ câu nhưng nó vẫn nhớ cách cầu nguyện và sám hối trước hình tượng Phật.

Chúng ta phải trân quý kiếp người của ta trong cuộc đời này.

Hãy chú tâm đến từng hành động, lời nói và suy nghĩ của mình.

Hãy tinh cần trì giới để ta không phải ân hận hối tiếc gì khi thân mạng này mất đi.



Chuyện luân hồi ở Việt Nam:

Cách đây mấy mươi năm, ở Thủ Ðức có một nữ Phật tử tu tại gia. Vì vợ chồng cô là tín đồ thuần thành, trọng Phật kính Tăng, nên các sư thường đến ghé thăm, có khi được mời nghỉ đêm tại nhà.

Thời đó, ảnh hưởng chánh pháp chưa được lan rộng, tuy cô đã thọ quy giới nhưng chưa hiểu rõ về đạo, nên trong nhà cũng có nuôi heo để thêm rộng rãi cho cuộc sống.

Một hôm, có một vị Hòa thượng đến nghỉ đêm tại nhà cô, nửa đêm chợt thức giấc nghe tiếng động dưới bộ ván mình nằm, và có giọng nói nho nhỏ rằng: “Tụi bây không biết, chớ tao tên là Nguyễn Thị Hòa (vì liên hệ gia đình xin giấu tên) bởi có thiếu bà chủ nhà này một số tiền, nên phải đầu thai ra thân xúc vật để trả nợ”. Hòa thượng nghe xong lấy làm lạ, sẽ lén nhẹ nhàng cúi xuống rình xem, thì thấy một heo nái nói chuyện với mười hai heo con đang bú.

Sáng ra, Hòa thượng hỏi người tín nữ:

- Lúc trước có cô Nguyễn Thị Hòa thiếu cô một số tiền như thế, có phải không?

- Dạ thưa đúng như vậy. Nhưng cô ấy nghèo và bây giờ đã qua đời, nên con kể như bỏ luôn. Ủa! Mà chuyện này chỉ riêng mình con với cô ấy biết, ở nhà con cũng không hay, tại sao thầy lại hiểu rõ ràng như vậy?

Hòa thượng đem chuyện đêm hôm thuật lại. Cô chủ nhà cả kinh, vội đem bán heo mẹ lẫn mười hai heo con, thì thêm một việc lạ, số tiền thu được đúng với tiền cô Nguyễn Thị Hòa đã thiếu mình khi trước.

Trải qua sự này, cô tín nữ càng tin việc luân hồi nhân quả hiển nhiên là có thật. Từ đó cô tu hành thêm tinh tấn và cải gia vi tự, thành ra ngôi chùa Phước Trường hiện giờ. Tại chùa này, hiện nay linh vị thờ cô vẫn còn.

Tiên đức đã bảo: “Súc sanh bản thị nhơn lai tố. Nhơn súc luân hồi cổ đáo kim!” (Súc sanh kia trước là người. Xưa nay người, súc luân hồi đổi thay!).

Việc trên đây là một chứng minh cho lời này vậy.

(Thuật theo lời Thượng tọa Thanh Từ, khi Thượng tọa đến diễn giảng và thăm chùa Phước Trường ở Thủ Ðức).

Chùa Phúc Lâm online

NguyenBang
08-09-12, 18:45
http://nq3.upanh.com/b6.s32.d2/bf1d695f81a5c39b476c932b8574581e_48919053.7rs52r4y 7rx.jpg[/url]

Theo mình nghĩ thì chú chim cu này bị chết với tư thế như vậy trùng hợp ngay chỗ hình tượng phật. Hoặc là ai đó cố tình làm như vậy để có tin Hot thôi bạn à.

tuấnq8
12-09-12, 16:28
giống cu hơn là bồ câu

Nghĩa-Q2
13-09-12, 00:08
Chim cu gáy thuộc họ bồ câu. Ở việt nam thì mình quen gọi là chim cu gáy nhưng ở nước ngoài có chi người ta gọi là chim bồ câu đó bạn. Nếu bạn muốn biết rõ hơn thì bạn tham khảo các chi của họ bồ câu nhé http://lananhbirds.com/diendan/showthread.php?p=1178.