PDA

View Full Version : Chữa trị các bệnh thường gặp ở bồ câu.



Chấn PG
04-09-12, 23:21
Vào những lúc thời tiết thay đổi hay vào mùa dịch. Các loại bệnh thường xuyên hoành hành và hủy diệt những chú chim câu thân yêu của chúng ta. Cuộc chơi của chúng ta sẽ phải dừng lại nếu những chú chim câu đó có biểu hiện không tốt về sức khỏe. Do đó, nhiều anh em đổ xô đi mua nhiều loại thuốc để cố gắng chữa trị cho những chiến binh đang trên đường chinh chiến của mình nhưng vẫn không hết hẳn, có người dùng loại đắt tiền chữa trị vẫn không hết nhưng ngược lại nhiều anh em xài thuốc rẻ tiền thì lại hết. Vì vậy, theo yêu cầu của nhiều anh em cũng như đây là thú vui chung của tất cả chúng ta nên cần chung tay, đóng góp ý kiến cũng như nêu ra cách chữa trị cho những chiến binh đó để tiếp tục sự nghiệp chinh phục các cự ly và cũng để chúng ta cùng tranh tài, thử sức các chiến binh với nhau. Qua nhiều khảo sát, có sáu loại bệnh mà các chiến binh thường gặp là:

- Nổi trái (đậu, ké).

- Khò khè, thở dốc (Hô hấp - Phổi).

- Đau mắt, sưng mắt.

- Cảm, sổ mũi.

- Tiêu chảy.

- Trướng diều.

Hy vọng qua những bài viết dưới đây của các anh em sẽ đưa ra những liều thuốc hay mau hết bệnh để cùng nhau chung sức xây dựng phong trào yêu thích chim câu của tất cả chúng ta ngày một phát triển.

Nghĩa-Q2
04-09-12, 23:28
Chim em gặp phải bệnh khò khè, thở dốc uống kháng sinh doxycyclin như bác sĩ CUONGNHO tư vấn thì đã qua cơn nguy kịch.

PhuongHP
05-09-12, 20:52
Ở ngoài Bắc{Hải Phòng}chim bồ câu rất hay bị NỔI TRÁI-KHÒ KHÈ,THỞ DỐC-HẮT HƠI,SỔ MŨI.Cá nhân mình chủ yếu mình dùng LINCOMYCIN500mg.Đều trị được cả tất cả các bệnh trên em nào bệnh nặng lắm thì điều trị đến ngày thứ 3 là khỏi hẳn thường thì chỉ 1 ngày là đã thấy chim đỡ hẳn nhưng mình lên dùng lại cả ngày thứ 2 nữa cho nó chắc, kèm theo chúng ta dùng thêm thuốc B1,C.

thanhcong
06-09-12, 21:06
Có chút kinh nghiệm nhỏ đóng góp ý kiến với diễn đàn. Nếu đúng xin anh , em một tràng pháo tay nhé.

BỆNH

- ĐẬU NỔI TRÁI ----(thuốc điều trị)---STADEXMIN hoặc LINCOMYCIN .Nhưng chủ yếu phòng bệnh tốt hơn,căn cứ cho chiến binh phải thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, không bị muỗi đốt hoặc ngừa chủng đậu.

- Đường HÔ HẤP----(TĐT)----LINCOMYCIN hoặc TETA.

- ĐAU MẮT----(TĐT)---- thuốc nhỏ DEXACOL hoặc BIO-GENTADROP, thuốc bôi TERRAMYCIN.

- TIÊU CHẢY----(TĐT)----Men tiêu hóa

- TRƯỚNG DIỀU----(TĐT)----THERAPRIM hoặc TRICHOPLUS và Men tiêu hóa.

CUONG NHO
06-09-12, 22:22
Chào các bạn, mình cũng có 1 cách trị bệnh trái: chủ yếu là dùng muối, trước tiên lấy ít muối và tro trộn đều nhau và pha bằng nước nóng, pha đặc nhé sau đó dùng bàn chải đáng răng chà vào chổ nổi trái và uống thêm 250g ampiciline nữa là xong, làm 2 đến 3 lần là ok.

NhocSport
08-09-12, 18:36
sẵn đây xin các anh em chỉ giúp. Bên em có 1 con nó đi phân xanh mà phân thì lại dính lông ở hậu môn. Em đã cho uống men tiêu hóa với thuốc tiêu chảy smecta mấy bữa liền nhưng vẫn không khỏi. Có anh em nào biết cách trị xin chỉ dùm. Thanks

PhuongHP
08-09-12, 21:35
sẵn đây xin các anh em chỉ giúp. Bên em có 1 con nó đi phân xanh mà phân thì lại dính lông ở hậu môn. Em đã cho uống men tiêu hóa với thuốc tiêu chảy smecta mấy bữa liền nhưng vẫn không khỏi. Có anh em nào biết cách trị xin chỉ dùm. Thanks

Bạn thử làm theo cách của mình xem em nó có khỏi không nhé.Trước tiên bạn rốt riêng em đó ra và chỉ cho ăn thóc{lúa} thôi,cho uống BECBERIN ngày 4 viên chia làm 2 lần và nước uống của em nó ta cho thêm 1 ít lá chè tầu khô hoặc lá non của cây ổi vào.Chúc bạn thành công.
BECBERIN là dạng viên nén(thuốc nam) tầm 5.000vnđ/lọ

NhocSport
08-09-12, 22:59
cám ơn bạn phuongHP.mình sẽ thử cách của bạn coi xem sao.có gì mình sẽ báo sau nhé.thanks

phuoclapsmart
25-11-12, 08:19
bồ câu nhà em đột nhiên dạo này ăn ít & ốm, cầm chim lên kiểm tra thì em thấy chim không có nổi trái hay khò khè, phân chim đi thì ít không bị tiêu chảy gì hết. chim thì lúc đứng ủ rủ, lúc thì cũng hoạt bát, sờ vào bầu diều thì không thấy có thức ăn ở trong đó. các anh có thể giúp đỡ hướng dẫn em cách chữa trị cho chim với, chứ để em nó ngày càng ốm thì em nó suy mất. cảm ơn các anh !!!!

bocaudaran
25-11-12, 13:44
Có chút kinh nghiệm nhỏ đóng góp ý kiến với diễn đàn. Nếu đúng xin anh , em một tràng pháo tay nhé.

BỆNH

- ĐẬU NỔI TRÁI ----(thuốc điều trị)---STADEXMIN hoặc LINCOMYCIN .Nhưng chủ yếu phòng bệnh tốt hơn,căn cứ cho chiến binh phải thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, không bị muỗi đốt hoặc ngừa chủng đậu.

- Đường HÔ HẤP----(TĐT)----LINCOMYCIN hoặc TETA.

- ĐAU MẮT----(TĐT)---- thuốc nhỏ DEXACOL hoặc BIO-GENTADROP, thuốc bôi TERRAMYCIN.

- TIÊU CHẢY----(TĐT)----Men tiêu hóa

- TRƯỚNG DIỀU----(TĐT)----THERAPRIM hoặc TRICHOPLUS và Men tiêu hóa.

Anh ơi các loại thuốc này có bán ở tiệm thuốc Tây không vậy anh?

zongke
25-11-12, 16:12
Các loại thuốc trên đều là thuốc Tây (thuốc cho người) trừ Bio-Gentadrop & Men tiêu hóa là thuốc thú y. Loại dùng cho bệnh trướng diều có thể mua thuốc PYMEPRIM (kết hợp 2 hoạt chất Sulfamethoxazole + Trimethoprim).

thuanloi
26-11-12, 20:13
chào bạn zongke đàn chim nhà mình bị tiêu chảy và phân xanh bạn gúp mình với,thankyou

zongke
27-11-12, 12:16
Có nhiều dạng tiêu chảy ở bồ câu như phân xanh, phân nước màu đục như nước vo gạo, phân nâu… do đó sẽ có nhiều cách điều trị khác nhau.

Một số chẩn đoán liên quan đến bệnh tiêu chảy:

- Tiêu chảy-có máu: nhiễm ký sinh trùng Hexamita, Phó thương hàn, E-Coli, giun, cầu trùng.
- Tiêu chảy phân xanh: Phó thương hàn.
- Tiêu chảy, phân tanh: Nhiễm ký sinh trùng Hexamita, cầu trùng.
- Tiêu chảy phân đục như nước vo gạo: Nhiễm ký sinh trùng Hexamita.

Đối với trường hợp của bạn mình đề nghị:

- Dọn dẹp vệ sinh lại căn cứ. Phun thuốc sát trùng chuồng (CID20)
- Dùng thuốc tây chloramphenicol 250mg, lần 1/2 viên, ngày 2 lần liên tục trong 3 ngày.
- Bổ sung vitamin E, B12

Hoặc dùng thuốc thú y: 1-2-4 (1 gói Genta-Colenro: loại 10gr/gói, 2 gói Vimenro: loại 10gr/gói, 4 gói men tiêu hóa Enzym-Subtyl: : loại 5gr/gói). Pha 1gr/1 lít nước cho cả đàn uống trong 5 ngày, nghỉ 2 ngày, sau đó uống thêm 3 ngày nữa)


Trường hợp điều trị cá thể nên cho uống thuốc tây hoặc pha thuốc bơm cho chim uống. Nếu điều trị bầy đàn thì KHÔNG để máng nước thuốc trong chuồng khoảng nửa giờ, sau đó mới để máng nước vào sao cho trong khoảng 30' đến 1 giờ chim sẽ uống hết thuốc.

Lưu ý:
- Không để nước thuốc qua đêm.
- Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào nước thuốc.
- Lượng thuốc đã trộn chưa dùng hết cho vào lọ thủy tinh, bọc bao nilong đen, cất nơi khô mát.

Nhờ Mod gộp bài trên, xin cám ơn!

thuanloi
27-11-12, 19:57
cho mình hỏi thêm,mình thấy mấy em nó đầu lưỡi đen có cách nào điều trị không bạn,thanks