Đông Q.8
29-08-12, 23:05
Ở Bỉ, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc… loại hình đua chim bồ câu đã hình thành và phát triển mạnh suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thú chơi này chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây.
http://i573.photobucket.com/albums/ss175/stallone702/bo-cau.jpg
Kiểm tra chất lượng “chiến binh” trước khi “xông trận”
(ảnh do Hội Bồ câu đua Q.8 cung cấp)
Thú chơi tao nhã
Bồ câu một lứa đẻ 2 trứng, thường thì một tháng đẻ một lần. Trứng sau khi “ra lò” ấp khoảng 18 ngày sẽ nở. Từ giai đoạn thành hình này, chim con cần được bố mẹ nuôi khoảng 1 đến 1,5 tháng là có thể bay cứng. Bên cạnh việc dựa vào gia phả, dòng giống, muốn lọc được “chiến binh” chất lượng, người chơi tại mỗi căn cứ (nơi nuôi chim) cần đưa ra chế độ chăm sóc chu đáo như chọn hàng nông sản tốt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, kiểm tra sức khỏe chim thường xuyên. Nếu nghệ nhân chăm sóc kỹ, 9-10 tháng sau, chim có thể đưa đi tập huấn để tranh tài.
Không thi thố rầm rộ như nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam hiện nay chỉ có 5 hội tổ chức đua bồ câu (Hội Bồ câu (HBC) Hà Nội, HBC Hải Phòng, HBC Sài Gòn, HBC đua Q.8, HBC Chợ Lớn) với mục đích tạo ra sân chơi lành mạnh cho những người yêu loài động vật biểu trưng cho sự hòa bình này. Phong trào đua chim bồ câu ở khu vực phía Nam tuy chỉ mới hình thành từ năm 2011 nhưng đến nay đã phát triển lớn mạnh với số lượng thành viên mỗi lúc một tăng. Nhiều cuộc đua quy mô lớn cũng ra đời nhằm tạo điều kiện để các nghệ nhân khoe “chiến binh”. Muốn xuất quân ấn tượng và mang về giải thưởng cao, đòi hỏi người nuôi phải có mắt chọn “chiến binh” con. Trước khi “lâm trận”, mỗi “chiến binh” sẽ tham gia vài đợt tập huấn theo yêu cầu của ban tổ chức nhằm tạo sức bền, đồng thời “thử sân”. Cự ly mỗi đợt tập huấn được gia tăng từ từ sau mỗi tuần (50km-100km-200km… 500km) để chim không đuối sức. Trước ngày thi một tuần, mỗi căn cứ phải đem “chiến binh” đi tập dợt lần cuối với mục đích hạn chế đến mức thấp nhất sự cố trong quá trình “chiến đấu”. Anh Lê Khai Đông, Hội trưởng Hội Bồ câu đua Q.8 chia sẻ: “Khi tập và cả lúc thi, tình trạng chim bay đi luôn là bình thường. Có khi phóng thích 100 “chiến binh”, về đến đích còn lại vài chục con. Nhưng cũng không thiếu những “chiến binh” thương tích đầy mình vẫn cố “lết” về căn cứ, nhìn thấy thương lắm!”.
Cuộc tranh tài giữa các “chiến binh”
Với những người “mê” bồ câu đua như anh Đông, thú chơi này đã “ăn sâu vào trong máu, không thể bỏ được”. Mỗi ngày, bên cạnh công việc chính là nhiếp ảnh gia, anh và các thành viên trong Hội Bồ câu đua Q.8 luôn dành thời gian ngồi lại cùng nhau trò chuyện, nói về bí quyết nuôi cũng như huấn luyện chim. “Chiến binh” ở căn cứ nào xảy ra vấn đề gì (chấn thương, bị bệnh…) liền được tận tình cứu chữa để sớm lấy lại phong độ, tham gia tranh tài trên đường bay. Theo một thành viên trong Hội Bồ câu đua Q.8, vì hiện nay xe cộ cũng như kinh phí còn hạn chế nên việc vận chuyển chim ra điểm thi đấu được giao cho khoảng hai nài (người vận chuyển chim). Đi đường xa cộng thêm thời tiết khắc nghiệt, đa phần ra đến nơi chim đều bị mất sức, ảnh hưởng ít nhiều tới thành tích thi đấu. Muốn duy trì và nâng cao thành tích sau mỗi giải đua, người đua cần thủ sẵn vài cặp “chiến binh” bố mẹ chuẩn, phòng trừ trường hợp chim bị mất tích, chết hoặc bị thương. Bên cạnh đó, việc phối giống, bán chim đua con cũng là nguồn thu nhập khá, giúp các căn cứ cân bằng thu chi, có thêm nguồn kinh phí đầu tư chuồng trại, thức ăn… “Một cặp chim đua, tùy theo dòng giống mà có giá dao động từ 500.000 đến 5 triệu đồng. Chim sau khi nở, chăm sóc chu đáo khoảng hơn một tháng là bán được. Nếu các căn cứ biết chọn và phối giống tốt thì đây cũng là một nghề mang lại thu nhập khá cao”, anh Đông cho hay. Được biết, thời điểm phối giống chim tốt nhất là vào mùa xuân vì lúc này cặp bố mẹ đã trải qua thời kỳ thay lông (mùa mưa) để có được bộ lông vũ hoàn thiện và nguồn sức khỏe dồi dào. Tuy nhiên, mỗi căn cứ cũng có thể linh hoạt để tạo ra những “chiến binh” theo chiến lược của riêng mình.
Ra đời từ tháng 6-2011 với tiền thân là HBC Sài Gòn, đến nay HBC đua Q.8 đã tổ chức được nhiều cuộc đua thú vị. Vào ngày 24-8 vừa qua, tại biển Nha Trang, hội đã tổ chức Giải “chiến binh” kiềng hội (“chiến binh” trẻ) nhằm kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9. Đây là giải đấu đầu tiên của hội cũng là đầu tiên ở Việt Nam dành cho những “chiến binh” từ 9-11 tháng tuổi.
Mỹ Dung
Theo những người chơi chim bồ câu đua lâu năm, chim giỏi phải đạt nhiều điểm chuẩn về vóc dáng, màu mắt, lông vũ cũng như thành tích của bố mẹ. Bên cạnh đó, giá trị của “chiến binh” còn phụ thuộc vào điểm rơi phong độ. Do đó, mỗi căn cứ sẽ có những bí quyết riêng trong quá trình “săn” chim.
Nguồn : http://giaoduc.edu.vn/news/xa-hoi-659/dua-bo-cau-duong-truong-192399.aspx
http://i573.photobucket.com/albums/ss175/stallone702/bo-cau.jpg
Kiểm tra chất lượng “chiến binh” trước khi “xông trận”
(ảnh do Hội Bồ câu đua Q.8 cung cấp)
Thú chơi tao nhã
Bồ câu một lứa đẻ 2 trứng, thường thì một tháng đẻ một lần. Trứng sau khi “ra lò” ấp khoảng 18 ngày sẽ nở. Từ giai đoạn thành hình này, chim con cần được bố mẹ nuôi khoảng 1 đến 1,5 tháng là có thể bay cứng. Bên cạnh việc dựa vào gia phả, dòng giống, muốn lọc được “chiến binh” chất lượng, người chơi tại mỗi căn cứ (nơi nuôi chim) cần đưa ra chế độ chăm sóc chu đáo như chọn hàng nông sản tốt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, kiểm tra sức khỏe chim thường xuyên. Nếu nghệ nhân chăm sóc kỹ, 9-10 tháng sau, chim có thể đưa đi tập huấn để tranh tài.
Không thi thố rầm rộ như nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam hiện nay chỉ có 5 hội tổ chức đua bồ câu (Hội Bồ câu (HBC) Hà Nội, HBC Hải Phòng, HBC Sài Gòn, HBC đua Q.8, HBC Chợ Lớn) với mục đích tạo ra sân chơi lành mạnh cho những người yêu loài động vật biểu trưng cho sự hòa bình này. Phong trào đua chim bồ câu ở khu vực phía Nam tuy chỉ mới hình thành từ năm 2011 nhưng đến nay đã phát triển lớn mạnh với số lượng thành viên mỗi lúc một tăng. Nhiều cuộc đua quy mô lớn cũng ra đời nhằm tạo điều kiện để các nghệ nhân khoe “chiến binh”. Muốn xuất quân ấn tượng và mang về giải thưởng cao, đòi hỏi người nuôi phải có mắt chọn “chiến binh” con. Trước khi “lâm trận”, mỗi “chiến binh” sẽ tham gia vài đợt tập huấn theo yêu cầu của ban tổ chức nhằm tạo sức bền, đồng thời “thử sân”. Cự ly mỗi đợt tập huấn được gia tăng từ từ sau mỗi tuần (50km-100km-200km… 500km) để chim không đuối sức. Trước ngày thi một tuần, mỗi căn cứ phải đem “chiến binh” đi tập dợt lần cuối với mục đích hạn chế đến mức thấp nhất sự cố trong quá trình “chiến đấu”. Anh Lê Khai Đông, Hội trưởng Hội Bồ câu đua Q.8 chia sẻ: “Khi tập và cả lúc thi, tình trạng chim bay đi luôn là bình thường. Có khi phóng thích 100 “chiến binh”, về đến đích còn lại vài chục con. Nhưng cũng không thiếu những “chiến binh” thương tích đầy mình vẫn cố “lết” về căn cứ, nhìn thấy thương lắm!”.
Cuộc tranh tài giữa các “chiến binh”
Với những người “mê” bồ câu đua như anh Đông, thú chơi này đã “ăn sâu vào trong máu, không thể bỏ được”. Mỗi ngày, bên cạnh công việc chính là nhiếp ảnh gia, anh và các thành viên trong Hội Bồ câu đua Q.8 luôn dành thời gian ngồi lại cùng nhau trò chuyện, nói về bí quyết nuôi cũng như huấn luyện chim. “Chiến binh” ở căn cứ nào xảy ra vấn đề gì (chấn thương, bị bệnh…) liền được tận tình cứu chữa để sớm lấy lại phong độ, tham gia tranh tài trên đường bay. Theo một thành viên trong Hội Bồ câu đua Q.8, vì hiện nay xe cộ cũng như kinh phí còn hạn chế nên việc vận chuyển chim ra điểm thi đấu được giao cho khoảng hai nài (người vận chuyển chim). Đi đường xa cộng thêm thời tiết khắc nghiệt, đa phần ra đến nơi chim đều bị mất sức, ảnh hưởng ít nhiều tới thành tích thi đấu. Muốn duy trì và nâng cao thành tích sau mỗi giải đua, người đua cần thủ sẵn vài cặp “chiến binh” bố mẹ chuẩn, phòng trừ trường hợp chim bị mất tích, chết hoặc bị thương. Bên cạnh đó, việc phối giống, bán chim đua con cũng là nguồn thu nhập khá, giúp các căn cứ cân bằng thu chi, có thêm nguồn kinh phí đầu tư chuồng trại, thức ăn… “Một cặp chim đua, tùy theo dòng giống mà có giá dao động từ 500.000 đến 5 triệu đồng. Chim sau khi nở, chăm sóc chu đáo khoảng hơn một tháng là bán được. Nếu các căn cứ biết chọn và phối giống tốt thì đây cũng là một nghề mang lại thu nhập khá cao”, anh Đông cho hay. Được biết, thời điểm phối giống chim tốt nhất là vào mùa xuân vì lúc này cặp bố mẹ đã trải qua thời kỳ thay lông (mùa mưa) để có được bộ lông vũ hoàn thiện và nguồn sức khỏe dồi dào. Tuy nhiên, mỗi căn cứ cũng có thể linh hoạt để tạo ra những “chiến binh” theo chiến lược của riêng mình.
Ra đời từ tháng 6-2011 với tiền thân là HBC Sài Gòn, đến nay HBC đua Q.8 đã tổ chức được nhiều cuộc đua thú vị. Vào ngày 24-8 vừa qua, tại biển Nha Trang, hội đã tổ chức Giải “chiến binh” kiềng hội (“chiến binh” trẻ) nhằm kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9. Đây là giải đấu đầu tiên của hội cũng là đầu tiên ở Việt Nam dành cho những “chiến binh” từ 9-11 tháng tuổi.
Mỹ Dung
Theo những người chơi chim bồ câu đua lâu năm, chim giỏi phải đạt nhiều điểm chuẩn về vóc dáng, màu mắt, lông vũ cũng như thành tích của bố mẹ. Bên cạnh đó, giá trị của “chiến binh” còn phụ thuộc vào điểm rơi phong độ. Do đó, mỗi căn cứ sẽ có những bí quyết riêng trong quá trình “săn” chim.
Nguồn : http://giaoduc.edu.vn/news/xa-hoi-659/dua-bo-cau-duong-truong-192399.aspx