PDA

View Full Version : Rất cảm động ý chí của em gái này !!!



AsianaLoft
23-08-12, 09:47
Trích vnexpress.net:

Cô gái 7 năm 'chiến đấu' với bệnh ung thư máu

7 năm phát hiện bệnh ung thư máu là chừng ấy thời gian Hoàng Thị Diệu Thuần sống với nỗi đau thể xác và sự dồn nén để che giấu cảm xúc. Để quên đi những cơn đau nhức, cô trải lòng mình vào từng trang tự truyện.

Năm 2005, Thuần là sinh viên năm thứ nhất khoa Tài chính Ngân hàng (ĐH Quốc gia Hà Nội). Một lần tình cờ vào Viện Huyết học thăm người nhà của cô bạn cùng phòng bị bệnh về máu, Thuần nhận thấy mình cũng có những triệu chứng như vậy. Tối hôm đó về ký túc xá, Thuần sợ hãi khóc và nghĩ đến căn bệnh.

Xét nghiệm máu, bác sĩ yêu cầu Thuần nhập viện ngay nhưng không nói rõ cô bị bệnh gì. Kể từ đó, cuộc sống của nữ sinh quê Nghệ An gắn liền với giường bệnh, thuốc men và những đợt truyền hóa chất. Từ cô gái cá tính, vui vẻ, thích du lịch, mê guitar, Thuần nằm bẹp một chỗ, sống với những kỷ niệm thời đi học và "phát điên" khi cơn đau hành hạ.

Thuần tâm sự trong tự truyện: "Tôi không ngờ rằng chuyến đi thăm đó đã cứu sống tôi nhưng lại bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn khác xa với những gì tôi và gia đình hy vọng".


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/af/62/dieu-thuan.jpg
Thuần "cất" những cơn đau vào từng trang nhật ký. Ảnh nhân vật cung cấp.

Ngày ấy, thấy thầy cô và bạn bè vào thăm rồi ý tứ kéo nhau ra hành lang khóc, Thuần thắc mắc chỉ là vào một "bệnh viện như bệnh viện Ba Lan ở Vinh" thì có gì nghiêm trọng đến vậy. Cô nghĩ rằng mình đang ốm và cần được điều trị khỏi bệnh để tiếp tục đi học. Một lần tình cờ đọc được tờ giấy xin hỗ trợ, Thuần mới biết mình bị bệnh ung thư máu. Do đã trải qua những đau đớn, mệt mỏi nên lúc biết tin, Thuần chỉ còn biết chấp nhận mà không hề sốc.

Kết thúc đợt điều trị đầu tiên kéo dài một tháng, Thuần trở về với trường đại học. Người mệt, nhiều hôm đến lớp, Thuần không đủ sức ngồi mà phải tựa vào bạn bên cạnh. Những lúc nằm viện, những đêm không ngủ, Thuần tự "nói chuyện" với trang giấy và máy tính như để giải tỏa nỗi lo lắng vì không muốn ai biết.

Thuần nhớ, từ cuối năm lớp 11, cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, bụng sưng to và cứng, những vết thâm bầm dưới da, những trận sốt vào ban đêm, tim đập nhanh và nhói đau, thỉnh thoảng khạc ra máu khiến cô sụt cân từ 46 kg xuống còn 37 kg. Thuần đi khám nhưng không phát hiện ra bệnh gì còn người thân cho rằng có lẽ do cô học quá nhiều.

Suốt 4 năm đại học, Thuần ghi lại những lần vào viện, tâm trạng và cả câu chuyện về các bệnh nhân vào nhật ký. Mỗi ngày một ít, có hôm cô chỉ viết được vài dòng. Từ năm 2010, bệnh trở nên nặng hơn, Thuần mới viết nhiều vì sợ cái chết, cô đơn và nỗi đau. Thuần chia sẻ, phần lớn nhật ký đều được viết trong những cơn đau...

Cái chết luôn hiện hữu trong suy nghĩ của Thuần kể từ khi cô biết mình bị bệnh. Thuần cho rằng, nếu mình chết đi sẽ chẳng còn phải chịu đau đớn nữa, người thân cũng không còn phải lo lắng nhiều. Mỗi lần chứng kiến bệnh nhân cùng phòng ra đi, thấy rõ sự đau đớn, xót xa của người nhà họ, Thuần lại nghĩ về mình. Cô sợ cái chết và sợ cả sự suy sụp của người thân, đặc biệt là cậu Vinh (bố Thuần).

Trong nhà, cậu vừa là cha, vừa là bạn tâm sự của Thuần. Từ khi Thuần bị bệnh, người cha 60 tuổi trông già đi nhiều với mái tóc bạc và gương mặt thêm gầy gò, nhăn nheo. Nhắc đến cậu, Thuần bảo ông là người tình cảm và không giấu được cảm xúc. Có lần, Thuần bướng bỉnh không nghe lời khiến cậu bực mình bỏ xuống nhà bạn và khóc. Ngoài cậu, mẹ và người anh ruột hơn Thuần 2 tuổi, bạn bè đã truyền cho cô nghị lực để vượt qua nỗi đau.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/af/62/dieu-thuan-6.jpg
Thời sinh viên của Thuần gắn với những đợt điều trị dài ngày trong viện, nhưng cô vẫn hồn nhiên, yêu đời. Ảnh nhân vật cung cấp.

Cô kể, thời gian chờ lấy bằng tốt nghiệp, cuối tháng 5/2010, cô yếu đuối cả về thể xác lẫn tinh thần. Mỗi ngày Thuần đều phải truyền 10 chai thuốc từ sáng đến tối, phải gạn bạch cầu nên truyền cả kháng sinh lẫn hóa chất.

Khi sức khỏe đã tốt hơn, da dẻ hồng hào không còn xanh xám, Thuần quyết tâm đi làm kiếm tiền để tự nuôi bản thân và bù đắp những gì cậu, mẹ đã vất vả nhiều năm qua. Vào vòng phỏng vấn của một công ty xuất nhập khẩu nhưng Thuần đã chủ động rút lui vì sức khỏe không đáp ứng được công việc hay phải đi lại.

Thuần hy vọng một công việc khác nhưng lại bất lực vì cứ 2 tuần phải lên viện khám một lần và 3 tháng làm xét nghiệm tủy. Về nhà ở Quỳnh Hợp, những cơn đau ập đến khiến Thuần chẳng thể ngủ dù cô đã cố nghe nhạc, dịch tiếng Anh và tập guitar.

Nằm bẹp trên chiếc giường gỗ trong căn buồng bé nhỏ của cậu, mẹ, cô cảm nhận "nắng vàng dịu nhẹ", "gió đang mơn man khẽ khàng trên những chiếc lá". Những lúc ấy, sự đau đớn của Thuần gần như bị quên lãng trong giây lát.

Nhiều lúc quá đau, cô nghĩ mình là một "xác chết biết động đậy" hay một "con thú hoang" bởi "là thú thì chỉ cần ăn, ngủ, tồn tại mà không cần quan tâm đồng loại của nó nghĩ gì về nó. Cứ sống cho đến khi chết thôi".

Với Thuần, cơn đau không chỉ hành hạ cô mà còn cả cậu, mẹ. "Hôm qua tôi muốn mình không khóc để mẹ được ngon giấc. Tôi đã không làm được. Thậm chí tôi đã khóc nhiều lần và khóc to khiến mẹ tôi lụi hụi cả đêm xoa chân xoa người cho tôi... Sáng khi thức dậy, vẫn như những sáng hôm qua và hôm trước, tôi sở hữu một gương mặt cau có... Buổi sáng thường rất đau", Thuần viết.

Hiện, Thuần trọ cùng hai người anh họ ở khu vực Cầu Giấy để chờ được chữa trị. Trong căn phòng chật hẹp, Thuần không đủ sức để ngồi ngay ngắn nói chuyện. Mới đầu cô gái có thân hình còm nhom, cặp kính đen vuông to choán lấy khuôn mặt trắng bợt tựa vào tường rồi sau đó nằm hẳn xuống đệm, giọng nói nhỏ dần và yếu ớt hẳn. Bàn tay Thuần liên tục bóp chân phải đang nhức. Mấy hôm nay, Thuần đau nhức khó chịu, đi lại tập tễnh và không đủ sức để làm bất cứ việc gì. Trên khuôn mặt lộ rõ vẻ ốm yếu ấy của Thuần, chỉ nụ cười là có sinh khí.

Giọng mệt mỏi nhưng Thuần vẫn nói chuyện lễ phép và từ tốn. Lời khuyên ghép tủy của các bác sĩ khiến Thuần suy nhĩ nhiều. "Tôi đăng trên Facebook về những gì bác sĩ Hương nói lúc chiều. Tôi buồn vì biết rằng mình không thể làm được điều đó. Tôi không có tiền...", cô gái mang bệnh ung thư máu viết trong tự truyện.

Sau khi tìm được người hiến tủy chính là anh trai Thuần, gia đình và bạn bè đã chung tay giúp. Biết được hoàn cảnh của Thuần, một nhà văn người Israel đã đồng ý giúp cô đi chữa bệnh. Nữ nhà văn này từng mắc bệnh như Thuần và giờ đã bình phục. Để Thuần được sang Israel, nhà văn đó đang đàm phán với các bệnh viện xin miễn giảm vì chi phí điều trị vượt quá khả năng của bà. Trong lúc đợi tin từ người phụ nữ ấy, Thuần lại lên cơn đau và vừa phải nhập viện.

"Dù chuyện gì xảy ra đi nữa, tôi thực sự không hối tiếc khi được sinh ra và sống những ngày tháng này. Có những đau đớn và hạnh phúc xen lẫn, tôi cảm nhận cuộc đời này ý nghĩa hơn", Thuần bày tỏ trong tự truyện Như hoa hướng dương.


Bình Minh


Mình đọc được bài này trên vnexpress. Em gái này bị bệnh ung thư máu. Ý chí của em rất kiên cương để chống lại căn bệnh hiểm suốt 7 năm, khiến cho mình khâm phục. Mình rất muốn giúp đở cho em gái này vi biết em sắp phải làm Bone Marrow transplant sắp tới. Nhưng tiển phí rất nhiều. Nếu anh em thương cảm chung tay giúp được thì mình xin đóng góp 1 phần nhỏ. Mình cũng có số phone để liên lac 090 220 0097. Cám ơn.

AsianaLoft
23-08-12, 12:39
Bồ câu tượng trưng cho hoà bình, thi mình nghĩ bồ câu cũng sẽ đem đến niềm vui niềm hy vong cho tất cả. Mình bắn phát pháo đầu. Mình góp $1000, coi như tấm lòng của mình. Cứu 1 mạng còn hơn xây 7 cái chùa. số tiền này vốn rất nhỏ nhoi với 1 sinh mạng. Mình goi phone về thì gặp Me của em gái thi biết em gái đang tình trạng sức khoẻ rất yếu.

CUONG NHO
23-08-12, 21:24
Thân chào tất cả các bạn, sao chưa thấy ai hưởng ứng bài viết này của Asianaloft vậy?

Le_quan8
23-08-12, 22:23
Lễ quận8 góp 10.000.000đ

AsianaLoft
23-08-12, 22:44
Nếu có anh em nào hưởng ứng nữa thì mình hy vọng Administrator của hội giúp anh em đem niềm vui lẫn hy vọng cho em Thuần và gia đình của em. Cám ơn anh Lễ hường ứng và bắn phát pháo thứ 2

Vuanh
24-08-12, 11:55
Hiện nay cô bé đang điều trị ở Hà Nội. Dự định BQT sẽ nhờ bạn NGOCQUAN ở Hà Nội chuyển tiền đến bố mẹ của cô bé trể lắm là vào ngày thứ 2 tuần sau. Nếu anh em có ý định giúp đở cô bé thì vui lòng đăng ký tại box này hoặc nhắn tin cho Vuanh-0989612801 hoặc CUONGNHO-0919221222-nhé. Cám ơn anh em.

Bigflowerhorn
24-08-12, 12:30
Cám ơn tấm lòng rộng mở của các bạn AsianaLoft và Le_quan8

Tháng 7 âm lịch lại là tháng mọi người làm việc thiện! Của ít lòng nhiều, tùy theo khả năng mà chọn ra cách làm việc thiện, người có của góp của, người có sức góp sức, tất cả đều vì cái hay cái đẹp trong cuộc sống! Vì cuộc sống cộng đồng tương thân tương trợ giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn.

Hãy cho đi rồi sẽ nhận. Cái nhận đầu tiên sau khi cho là cảm thấy tấm lòng thanh thản vì làm một điều có ích cho xã hội cho cộng đồng. Hãy mở hầu bao các bạn nhé!

Mình xin góp chút ít hiện kim: 500,000VND cho em Thuần.

Vì em ở Hà Nội nên bạn Ngocquan chịu khó hỗ trợ anh em trong việc chuyển tiền đến em Thuần nhé! Cám ơn Ngocquan.

Vayca
24-08-12, 12:52
A Bửu Q.8 ủng hộ 1.000.000VND

Vayca
24-08-12, 12:58
Căn cứ mình ủng hộ 500.000VND

Mario Vo
24-08-12, 12:59
Mario Vo xin góp 500.000VND

Thang_Q5
24-08-12, 13:11
Mình cũng góp 500.000vnd cho bạn này nhé .

Vinhxena
24-08-12, 13:35
Vinhxena xin góp 500.000vnd

Nghĩa-Q2
24-08-12, 13:58
Em xin góp 100,000vnd để ủng hộ bạn. Mong bạn vượt qua nỗi đau thể xác!

NgocQuan-HN
24-08-12, 22:30
NgocQuan xin góp 200K

NgocQuan-HN
24-08-12, 22:37
(Vì em ở Hà Nội nên bạn Ngocquan chịu khó hỗ trợ anh em trong việc chuyển tiền đến em Thuần nhé! Cám ơn Ngocquan).
NgocQuan sẽ có trách nhiệm đến tận nơi để trao cho gia đình em tất cả số tiền của anh em trên diễn đàn.Hôm nay mình đã liên hệ trực tiếp tới số máy của em,sau ngày Quốc Khánh bắt đầu em sẽ chuyển vào phòng cách ly.Khi trao số tiền đến gia đình em,mọi hình ảnh và Clip sẽ được mình đăng lên diễn đàn.

AsianaLoft
24-08-12, 23:54
Cám ơn anh em đã hường ứng chung tay giúp đỡ cho em Thuần. Mấy ngày nay, mình có đọc những medical record ở law firm và hỏi những ông attorney trong đây thì họ nói ung thư máu khó ở vần đề là tìm người matching tuỷ xương với mình. Trong thời điều trị hoá trị và xạ trị thì sẽ loại trừ những tuỷ xương hông tốt ra và để tuỷ xương mới tái tạo lại tế bào máu (hồng huyết cầu và bạch huyết cầu cân bằng trong cở thể mình). Tế bào máu sống lại thì sẽ tạo ra mức để kháng hông cho virus tấn công vào cơ thể. Trong quá trình điều tri, tuỷ xương tái tạo tế bào máu rất chậm và có những hiện tượng làm người bệnh như thiếu máu, máu đông kết chậm, chảy máu cam nên phải được truyền máu. Phần trăm ca điều trị cấy tủy xương thành công rất cao nhiều hơn các loại ung thư khác.
Tóm tắt như vậy thì mình hiểu nếu người matching là anh của em Thuần thì niềm hy vọng ở tương lai sẽ đến với em gái này.

CUONG NHO
25-08-12, 09:03
Minh xin ủng hộ 2.000.000đ

Hoache
26-08-12, 02:56
minh xin ủng hộ 1.000.000, minh gỏi namtran chuyển dùm ok.

Vinhxena
26-08-12, 16:41
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/nhip-dieu-tre/2012/08/co-gai-ung-thu-mau-tu-hat-va-dem-guitar/

administrator
27-08-12, 15:49
- nhantran ủng hộ 200,000VND

administrator
27-08-12, 15:57
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP


AsianaLoft (US$1,000) 21,000,000 VND


Le Q8 10,000,000 VND


Cuongnho 2,000,000 VND


Buu Q8 1,000,000 VND


Hoache 1,000,000 VND


bigflowerhorn 500,000 VND


Mario Vo 500,000 VND


Thang_Q5 500,000 VND


Vayca 500,000 VND


Vinhxena 500,000 VND


Nhantran 200,000 VND


Ngocquan 200,000 VND


Nghia_q2 100,000 VND



Tổng cộng: 38,000,000 VND

administrator
27-08-12, 15:58
.
.

Hiện kim đã tập kết vô tài khoản của Ngocquan Hà nội

http://nq5.upanh.com/b2.s30.d1/716349c269b92bc4407dfde01c1309e6_48548505.vtienhot roemthuan.jpg

NgocQuan-HN
27-08-12, 19:07
Theo như lịch sáng mai NgocQuan sẽ mang Hiện kim của toàn thể anh em trong và ngoài nước đang chơi trên diễn đàn Bocauvietnam.com đến để trao cho gia đình em nhưng viện huyết học truyền máu trung ương không cho thăm bệnh nhân vào buổi sáng. Vì vậy sau 17h chiều mai ngày 28/8/2012 mình sẽ đến. Anh em Hội Bồ câu Hà Nội ai đi được thì alo cho mình nhé!

tuankhoai
27-08-12, 20:59
em về tới nhà rồi. em đăng ký nhá

NgocQuan-HN
28-08-12, 18:12
Với cái nóng trên 30 độ C người đảm nhiệm quay clip đang ngồi chờ 2 thành viên:

http://i598.photobucket.com/albums/tt67/quandang/IMG_0853.jpg.

Sáng nay NgocQuan ra ngân hàng làm thủ tục rút tiền nè:

http://i598.photobucket.com/albums/tt67/quandang/IMG_0858.jpg.

http://i598.photobucket.com/albums/tt67/quandang/IMG_0850.jpg.

Cổng viện Huyết học truyền máu Trung ương:

http://i598.photobucket.com/albums/tt67/quandang/IMG_0852.jpg

Mấy anh em vô mình phải trình bày với bảo vệ mãi họ mới cho vô. Về nội quy phải điện báo cáo với phòng tổng hợp, bởi vì tầng 7, 8 là khu đặc biệt, phải liên hệ trước họ mới cho vào. Cuối cùng khi nói gặp cô bé Hoàng Thị Diệu Thuần với lý do: Đến gặp gia đình em để hỗ trợ kinh phí của anh em trong và ngoài nước trên diễn đàn http://bocauvietnam.com.

http://i598.photobucket.com/albums/tt67/quandang/IMG_0856.jpg


http://i598.photobucket.com/albums/tt67/quandang/IMG_0855.jpg

NgocQuan-HN
28-08-12, 18:34
Video clip:


http://www.youtube.com/watch?v=ZyOElFRcs74

tiếp theo:


http://www.youtube.com/watch?v=-u-ApKLQyU8&feature=share&list=UL-u-ApKLQyU8.



http://www.youtube.com/watch?v=GbF0c3Njiko&feature=share&list=ULGbF0c3Njiko

bocaubinhtrieu
28-08-12, 19:39
Cám ơn anh em Hà Nội nhất là anh Ngocquan đã đại diện cho những anh em có tấm lòng nhân hậu, hoàn thành công việc, từ thiện đầy ý nghĩa nầy.

Thang_Q5
28-08-12, 20:53
Lâu rồi không thấy anh em Hà Nội cùng nhau làm việc thiện như thế này đấy :D . Hy vọng sau này tất cả anh em trong Nam hay Ngoài Bắc cùng nhau góp sức làm từ thiện như thế này thì hay biết mấy:)>- .

- Một lần nữa rất cảm ơn anh em ngoài Bắc đồng lòng làm thiện :D .

kalaca
28-08-12, 21:37
Anh em trong Nam và anh AsianaLoft đều là những người có tấm lòng nhân ái. Mình học hỏi được rất nhiều từ anh em, bỏ chút thời gian đi cùng anh em Hà Nội mình cũng thấy rất vinh dự.
Khi vào thăm nhìn thấy em Thuần sức khoẻ yếu nhưng ở em luôn toát lên sự kiên cường, mạnh mẽ. Em Thuần và mẹ đã luôn giành những nụ cười lạc quan, biết ơn cho anh em bồ câu Hà Nội vì em đã nhận được sự động viên và giúp đỡ của các nhà hảo tâm nói chung và của anh em bocauvietnam.com trong và ngoài nước nói riêng.
Xin chúc em điều trị bệnh thành công và mong rằng sẽ có nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo như em có được sự quan tâm của cộng đồng. Mong rằng anh em Hà Nội sẽ sát cánh cùng nhau đưa hội bồ câu Hà Nội phát triển và về sau có nhiều việc làm từ thiện để mọi người thấy rằng chúng ta đến với bồ câu không chỉ vì thú vui, sự ganh đua lành mạnh mà còn vì những hành động đẹp này. Một lần nữa xin cảm ơn tấm lòng của các anh em đã giúp đỡ em Thuần, chúc anh em mạnh khoẻ và may mắn!

tuankhoai
28-08-12, 21:53
Anh em trong Nam và anh AsianaLoft đều là những người có tấm lòng nhân ái. Mình học hỏi được rất nhiều từ anh em, bỏ chút thời gian đi cùng anh em Hà Nội mình cũng thấy rất vinh dự.
Khi vào thăm nhìn thấy em Thuần sức khoẻ yếu nhưng ở em luôn toát lên sự kiên cường, mạnh mẽ. Em Thuần và mẹ đã luôn giành những nụ cười lạc quan, biết ơn cho anh em bồ câu Hà Nội vì em đã nhận được sự động viên và giúp đỡ của các nhà hảo tâm nói chung và của anh em bocauvietnam.com trong và ngoài nước nói riêng.
Xin chúc em điều trị bệnh thành công và mong rằng sẽ có nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo như em có được sự quan tâm của cộng đồng. Mong rằng anh em Hà Nội sẽ sát cánh cùng nhau đưa hội bồ câu Hà Nội phát triển và về sau có nhiều việc làm từ thiện để mọi người thấy rằng chúng ta đến với bồ câu không chỉ vì thú vui, sự ganh đua lành mạnh mà còn vì những hành động đẹp này. Một lần nữa xin cảm ơn tấm lòng của các anh em đã giúp đỡ em Thuần, chúc anh em mạnh khoẻ và may mắn!
Bài viết rất hay rất ý nghĩa. '' Mong rằng anh em Hà Nội sẽ sát cánh cùng nhau đưa hội bồ câu Hà Nội phát triển và về sau có nhiều việc làm từ thiện để mọi người thấy rằng chúng ta đến với bồ câu không chỉ vì thú vui, sự ganh đua lành mạnh mà còn vì những hành động đẹp này"

Bigflowerhorn
29-08-12, 23:08
Cám ơn bạn Ngocquan đã rất nhiệt tình cùng một số anh em tháp tùng mang hiện kim kịp thời sang hỗ trợ cho em Thuần.

AsianaLoft
03-09-12, 10:00
Chào tất cả anh em !!

Em Thuần nhờ Bình gửi bài này đăng lên.

Kính chào các anh chị trong diễn đàn Bồ Câu Việt Nam. Em là Hoàng Thị Diệu Thuần, một người rất may mắn được các anh chị trong diễn đàn động viên giúp đỡ và cách đây không lâu đã tặng em một món quà trị giá rất lớn là 38 triệu đồng. Với số tiền này em và gia đình vô cùng biết ơn và hy vọng nhờ những tình cảm đó của anh chị mà ca ghép tủy sắp tới của em sẽ thành công. Hiện bác sĩ đã định ngày để em được tiến hành ca ghép vào ngày 10/9 tới.

Em may mắn được biết anh Bình qua facebook và muốn nhờ anh ấy gửi lời cảm ơn này của em và gia đình tới diễn đàn Bồ Câu Trắng. Em chúc các anh chị trong diễn đàn mình nhiều sức khỏe, công tác tốt và luôn vui vẻ, hạnh phúc.

Em : Diệu Thuần
( Hà Nội ngày 3/9/2012)

NgocQuan-HN
17-09-12, 10:25
Hôm nay mình đã gọi điện cho Mẹ của cô bé Diệu Thuần hỏi thăm tình hình sức khoẻ của em.Hiện tại Người anh trai sau khi đã hiến tặng cho cô em gái mình đã trở về quê Nghệ An.Và từ khi lấy tuỷ anh ấy đã lên 1 kg :).Theo như lời của gia đình em mọi thứ diễn ra đều tốt đẹp.Hiện tại em đang ở phòng cách ly truyền hoá chất tính đến ngày hôm nay đã được 3 ngày.Còn 6 ngày chờ đợi nữa,như lời bác sỹ đến 80% là ổn.Mình thông báo và cập nhật trên diễn đàn cho anh em theo dõi nhé.Chúc mọi điều tốt đẹp sẽ luôn đến với em và gia đình

NgocQuan-HN
15-10-12, 16:14
Để cập Nhật thông tin về tình hình ca phẫu thuật và sức khỏe của Cô Gái Diệu Thuần đến với tất cả Anh em trên diễn đàn.Chiều nay mình đã alo cho Mẹ em, vẫn chất giọng của người xứ nghệ thật nhẹ nhàng, mở đầu câu chuyện với Bà bằng một nụ cười và câu:Dạ!chào chú......
Mọi thứ diễn ra đều tốt đẹp, các chỉ số Hồng cầu của em ngày càng tốt,hiện giờ em vẫn nằm ở phòng cách ly điều trị.Kết thúc câu chuyện bằng câu Dạ cháu chào cô ạ......

Gia Hưng (HCMC)
09-11-12, 20:44
7 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư máu, rồi bị từ chối sang Israel chữa trị, cuối cùng may mắn cũng mỉm cười với Diệu Thuần. Ca ghép tế bào gốc cho cô tại bệnh viện trong nước đã thành công bước đầu.
> Cô gái 7 năm 'chiến đấu' với bệnh ung thư máu/ Cô gái ung thư máu tự hát và đệm guitar

Tháng 9/2005, bắt đầu vào học năm thứ nhất khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng là thời điểm Thuần phát bệnh. Một lần tình cờ vào Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thăm người bệnh về máu, cô gái trẻ nhận thấy nhận thấy mình cũng có những triệu chứng như vậy.

Sau xét nghiệm máu, bác sĩ yêu cầu cô phải nhập viện ngay. Cũng từ đó, cuộc sống của cô gắn liền với bệnh viện, với những đợt truyền hóa chất trường kỳ. Thế nhưng, 7 năm đó vẫn không mang lại một chút hy vọng nào.

Thạc sĩ Bạch Quốc Khánh, Phó viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (Hà Nội) cho biết, Thuần bị bệnh Lơxêmi kinh dòng bạch cầu hạt, một dạng ung thư máu hay dân gian gọi là bệnh máu trắng. Đặc trưng của bệnh là tổn thương nhiễm sắc thể đặc hiệu PH1, do đột biến gene. Tuy nhiên, dù đã điều trị 2 năm bằng thuốc điều trị nhắm đích, phương pháp điều tối tân nhất hiện nay nhưng bệnh vẫn không tiến triển tốt hơn.


http://ns3.upanh.com/b1.s35.d4/98c21b990c5e13d6804efdd4224bef57_50719313.thuan1.j pg (http://www.upanh.com/thuan1_upanh/v/avg0ag4jars.htm)

Cơ hội sống cuối cùng đã mỉm cười với cô gái giàu nghị lực Diệu Thuần. Ảnh: P.N.

"Cơ hội duy nhất của bệnh nhân lúc này là ghép tế bào gốc tạo máu. Tuy nhiên ghép tế bào gốc tạo màu đồng loại tỷ lệ thành công 60-70%, tỷ lệ biến chứng cũng lên đến 30%. Không những thế việc tìm người cho phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn không phải đơn giản. Thường chỉ có khoảng 10% bệnh nhân có khả năng ghép được", bác sĩ Khánh cho biết.

Bệnh nhân Thuần may mắn có người anh trai sẵn sàng hiến tế bào gốc. Tuy nhiên, chỉ số hòa hợp giữa người cho và người nhận chỉ đạt 5/6, chưa phải là chỉ số lý tưởng cho việc ghép. Không những thế, thời gian mắc bệnh của cô gái quá lâu - 7 năm, trong khi để đạt tỷ lệ thành công cao nhất thì cần tiến hành ghép càng sớm càng tốt, trong một năm sau khi được chỉ định.

Một khó khăn nữa trong ca điều trị cho Thuần là cô có virus viêm gan C. Người bình thường thì không có vấn đề gì. Nhưng với bệnh nhân ung thư máu, miễn dịch giảm, đặc biệt khi điều trị ghép thì lại dùng hóa chất cao, mạnh nên sức đề kháng giảm, gần như bằng không. Trong khi virus viêm gan C chỉ chờ cơ hội khi cơ thể yếu thì phát triển, hoạt động trở lại. Nếu nó hoạt động khi đang trong giai đoạn ghép thì tiên lượng rất xấu, tỷ lệ tử vong lên đến 100%, bác sĩ Khánh cho biết.

Nhưng nếu không tiến hành ghép thì nguy cơ bệnh sẽ diễn biến sang giai đoạn mới, ung thư máu thể cấp tính. Khi đó thì 100% bệnh nhân tử vong sớm trong 6 tháng, không thể điều trị được.


http://ns5.upanh.com/b4.s30.d2/5b25c0a0d7bd2ea19a39cc991d0620e1_50719315.thuan5.j pg (http://www.upanh.com/thuan-5_upanh/v/evg3ag0jarx.htm)
Với 7 năm trải nghiệm căn bệnh máu trắng, Thuần đã viết cuốn tự truyện Như hoa hướng dương.
Ảnh: Diệu Thuần trước ca ghép tế bào gốc: Minh Phương.

Cũng vì những khó khăn trên mà việc đưa Thuần sang Israel chữa trị đã không được chấp thuận. Dù vậy, các bác sĩ cũng như gia đình và bản thân Thuần vẫn quyết định đánh cược với số phận - ghép tế bào gốc. Tháng 9 vừa rồi, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương (Hà Nội) đã thực hiện ca ghép. Bệnh nhân được hội chẩn với chuyên gia Mỹ và trước hội đồng khoa học của Viện.

"Chúng tôi cũng rất dè dặt trong vấn đề tiên lượng vì bệnh nhân phát bệnh đã 7 năm. Bệnh nhân cũng rất gầy yếu, chỉ được 37 kg", bác sĩ Khánh nói.

Lần này may mắn đã mỉm cười với cô gái trẻ giàu nghị lực. Sau hơn một tháng, các xét nghiệm tủy đều cho kết quả khả quan.

Thạc sĩ Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Ghép tế bào gốc của bệnh viện cho biết, các chỉ số tế bào máu đã trở lại gần như bình thường, đặc biệt xét nghiệm về tổn thương di truyền đã cho kết quả âm tính, sinh học phân tử PCR gene bệnh cũng âm tính... Tới nay, Thuần đã hoàn toàn lui bệnh, đang dần bình phục.

Giáo sư Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, ghép tế bào gốc là hoạt động thường quy tại bệnh viện. Từ năm 2006 đến nay, Viện đã thực hiện trên 50 ca ghép tế bào gốc (tự thân và đồng loại) để điều trị một số dạng ung thư máu. Tỷ lệ thành công đạt trên 75%. Trường hợp của Thuần không phải đầu tiên nhưng là một ca đặc biệt, khó.

"Nếu trong thời gian tiếp theo xét nghiệm mà kết quả vẫn âm tính thì khả năng chữa khỏi là 80-90%, vì đột biến di truyền đã hết. Ca ghép bước đầu thành công, nhưng vẫn phải theo dõi 5 năm nữa mới nói điều trị khỏi hay chưa, vì thực tế vẫn có khả năng tái phát", giáo sư Trí nói.

Đến nay, kinh phí điều trị cho Thuần là 260 triệu đồng, rẻ hơn khoảng 10 lần so với việc đi chữa ở Singapore hay Mỹ. Trong đó, bảo hiểm đã thanh toán 180 triệu.

Ngày 9/11, bệnh nhân được xuất viện nhưng vẫn tiếp tục điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch để chống thải ghép. Đồng thời trong 3 tháng đầu thì định kỳ kiểm tra 2 tuần một lần, sau đó là hàng tháng. Sau 6 tháng ổn định bệnh nhân sẽ được dừng thuốc và sẽ chỉ theo dõi các xét nghiệm. Sau 1 năm, có kế hoạch điều trị viêm gan C cho bệnh nhân.

Nam Phương
Theo VNExpress (xem bản nguồn tại đây (http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2012/11/chua-thanh-cong-ca-ung-thu-mau-dac-biet/))

NgocQuan-HN
09-11-12, 23:41
Hôm nay chương trình thời sự VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam cũng đưa tin về em.Anh em muốn coi lại thì xem trên online nhé

Gia Hưng (HCMC)
11-11-12, 21:54
Đầu trọc, nước da tái xám và thân hình gầy gò, cô gái hơn 7 năm chiến đấu với bệnh ung thư máu Hoàng Thị Diệu Thuần vừa được xuất viện sau ca phẫu thuật ghép tế bào gốc thành công.

Chữa thành công ca ung thư máu đặc biệt (http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2012/11/chua-thanh-cong-ca-ung-thu-mau-dac-biet/) / Cô gái 7 năm 'chiến đấu' với bệnh ung thư máu (http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/08/co-gai-7-nam-chien-dau-voi-benh-ung-thu-mau/) / Cô gái ung thư máu tự hát và đệm guitar (http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/nhip-dieu-tre/2012/08/co-gai-ung-thu-mau-tu-hat-va-dem-guitar/)

Xuất viện, Thuần về nhà trọ cùng người anh họ để chờ hai tuần sau quay lại viện tái khám. Biết tin Thuần ra viện, bạn bè cùng người thân gọi điện hỏi thăm và tới chia vui. Nghe tiếng gõ cửa, cô gái thân hình gầy còm, lọt thỏm trong chiếc áo khoác xanh nhanh nhẹn chạy ra mở và nở nụ cười quen thuộc.

Thuần khoe, hiện bắt đầu thấy khỏe hơn nhưng chưa ăn được nhiều. "Trước khi ghép tế bào gốc, mọi xét nghiệm về bệnh đều dương tính nhưng sau ghép, làm lại các xét nghiệm đó, kết quả đều chuyển sang âm tính. Trong cơ thể em bây giờ, 100% gene là của anh trai em. Bước đầu, em không có đột biến gene cũ nữa", cô cho biết.


http://ns1.upanh.com/b3.s30.d1/e78027895712e5bd3e8ea14f4b389734_50780661.thuan2.j pg (http://www.upanh.com/thuan_2_upanh/v/3vg43j1jfyy.htm)
Thuần cho biết, đang bồi bổ sức khỏe để chuẩn bị cho kế hoạch bản thân,
trong đó quan trọng nhất là đi tìm việc làm. Ảnh: BM.

Trước lúc nhập viện, Thuần hay bị đau chân, tay nhưng giờ cô cho hay những triệu chứng ấy cũng không còn. Theo thạc sĩ Bạch Quốc Khánh, Phó viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (Hà Nội), Thuần bị bệnh Lơxêmi kinh dòng bạch cầu hạt, một dạng ung thư máu hay dân gian gọi là bệnh máu trắng.

Cơ hội duy nhất của bệnh nhân lúc này là ghép tế bào gốc tạo máu. Tuy nhiên, thường chỉ có khoảng 10% bệnh nhân có khả năng ghép được. Thuần may mắn có người anh trai sẵn sàng hiến tế bào gốc, nhưng khó khăn là chỉ số hòa hợp giữa người cho (anh trai) và người nhận (Thuần) chỉ đạt 5/6, chưa phải là chỉ số lý tưởng cho việc ghép. Không những thế, thời gian mắc bệnh của cô quá lâu, trong khi để đạt tỷ lệ thành công cao nhất thì cần tiến hành ghép càng sớm càng tốt, trong một năm sau khi được chỉ định.

Một khó khăn nữa nảy sinh là Thuần có virus viêm gan C. Với bệnh nhân ung thư máu, miễn dịch giảm, đặc biệt khi điều trị ghép thì lại dùng hóa chất cao, mạnh nên sức đề kháng giảm, gần như bằng không. Virus viêm gan C chỉ chờ cơ hội khi cơ thể yếu thì phát triển, hoạt động trở lại.

Đầu tháng 9, anh ruột Thuần nhập Viện Huyết học truyền máu Trung ương cùng với em gái để lấy tủy. Trong khi tủy của anh trai được chuyển xuống phòng bảo quản, Thuần được truyền hóa chất cực mạnh do bạch cầu và tiểu cầu xuống quá thấp. "Thời gian đó, tóc em rụng hết, động vào là rụng. Thể trạng yếu nên lúc truyền tủy, nhịp tim tăng khiến em không thở được. Thấy vậy, các bác sĩ vội chạy vào đo nhịp tim cho em và truyền chậm lại", Thuần kể.

Vài ngày sau lần truyền ấy, Thuần mệt và nằm li bì. Cô gái hoa hướng dương nhớ lại, thời gian ấy, các vết loét như nhiệt phá ra từ cổ họng lên đến miệng khiến cô không thể nuốt được thức ăn hay nói chuyện. Răng yếu không nhai được, cô phải dùng ống hút.

Suốt thời gian ghép tế bào gốc, Thuần nằm trong phòng vô trùng. Cô cho hay, căn phòng có lắp cửa kính chỉ có bên trong nghe được phía ngoài. Có lần đau quá, yếu không cất tiếng gọi mẹ được, Thuần phải dùng mọi cách "đánh kẻng" để mẹ nghe thấy.

Trong phòng vô trùng, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, người nhà không được đi vệ sinh hay mang đồ ăn bên ngoài vào. Vệ sinh cá nhân và ăn uống là những đường vi khuẩn dễ xâm nhập nên Thuần được yêu cầu kiêng nghiêm ngặt. Cô được khuyên không ăn những hoa quả không rõ nguồn gốc sợ có thuốc bảo quản và nên dùng trái cây được gửi từ quê ra.

"Em chỉ ăn được cháo nhưng ăn mãi cũng chán, đến nỗi mẹ chỉ cần bê bát cháo tới cửa là em buồn nôn. Em phải ăn thêm ngũ cốc, uống sữa tươi không để tủ lạnh. Về về sinh cá nhân, em cũng không được tắm, chỉ được lau rửa", Thuần chia sẻ.


http://ns6.upanh.com/b5.s33.d4/fc4f5cd655b216f931f6839304bc15ee_50780726.thuan3.j pg (http://www.upanh.com/thuan_3_upanh/v/3vgb5j3adti.htm)
Các bác sĩ cho biết, ca ghép tế bào gốc của Thuần đặc biệt và khó. Ảnh: NP.

Trong thời gian ghép, do chân tay yếu, việc đi lại khó khăn nên mỗi khi đi vệ sinh, Thuần đều phải nhờ mẹ dìu. Có lần đi tiểu xong, chân tay cô co quắp không đứng được dậy.

Lần đầu tiên sau đợt điều trị, "ngắm" mình trong gương, Thuần giật mình vì thấy khác quá. Dù không quá sốc nhưng bản thân cô cũng thấy sợ khi khuôn mặt hốc hác và nước da tái. Trở về phòng trọ, Thuần được bác sĩ dặn dò tránh tiếp xúc nhiều người, không nên đi lại ra ngoài và ăn uống cẩn thận, có chất. Thuần bảo, món ăn cô thèm nhất bây giờ là thịt chó.

"Lúc còn điều trị, em mong được ra viện từng ngày. Nghe các bác sĩ thông báo em đã hoàn toàn lui bệnh và đang dần bình phục, em thấy tự tin và bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Khỏi bệnh, em sẽ đi xin việc làm và lại có thời gian tụ tập cùng bạn bè. Bây giờ em phải cố gắng ăn uống để tăng cân đã", Thuần nói.

Hiện tại, cô được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch để chống thải ghép. Trong ba tháng đầu, Thuần tới bệnh viện kiểm tra định kỳ hai tuần một lần. Sau 6 tháng ổn định bệnh nhân sẽ được dừng thuốc và sẽ chỉ theo dõi các xét nghiệm, và sau một năm cô sẽ được điều trị viêm gan C.

Tháng 9/2005, bắt đầu vào học năm thứ nhất khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng là thời điểm Thuần phát bệnh. Một lần tình cờ vào Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thăm người bệnh về máu, cô gái trẻ nhận thấy nhận thấy mình cũng có những triệu chứng như vậy.

Suốt 4 năm đại học, Thuần ghi lại những lần vào viện, tâm trạng và cả câu chuyện về các bệnh nhân vào nhật ký. Từ năm 2010, bệnh trở nên nặng hơn, Thuần mới viết nhiều vì sợ cái chết, cô đơn và nỗi đau. Cuốn tự truyện Như hoa hướng dương của Thuần ra đời trong những cơn đau như vậy.

Biết hoàn cảnh của Thuần, một nhà văn người Israel đã đồng ý giúp cô đi chữa bệnh. Nữ nhà văn này từng mắc bệnh như Thuần và giờ đã bình phục. Tuy nhiên sau đó, chuyến sang Israel của Thuần không thực hiện được. Ngày 10/9 Thuần nhập viện Huyết học truyền máu Trung ương tại Hà Nội. Hơn ba tháng điều trị, ca ghép tế bào gốc của Thuần được đánh giá thành công. Hiện bệnh tình của Thuần đã được đẩy lui, sức khỏe của cô dần bình phục.

Bình Minh
Nguồn: vnexpress.net (http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/11/su-song-nay-mam-o-co-gai-ung-thu-mau/)

Chấn PG
17-10-13, 18:54
Một số thông tin về bạn Diệu Thuận mà các căn cứ trong diễn đàn của chúng ta đã đóng góp giúp đỡ một phần nhỏ cho em ấy.

Nguồn: vnexpress.net

Hoàng Thị Diệu Thuần phóng xe máy đi gặp bạn bè, học thêm tiếng Anh, khi rảnh lại may váy cho mình. Cuộc sống đang dần hồi sinh với cô gái từng bị rụng hết tóc, da đen sạm do căn bệnh ung thư máu.

Nói chuyện nhanh nhẹn và hoạt bát, "hoa hướng dương" Hoàng Thị Diệu Thuần khoe đang rất háo hức vì những cơ hội công việc đang chờ cô. Biết hoàn cảnh và nghị lực của Thuần, giám đốc một công ty chủ động liên lạc muốn dành cho cô một chỗ làm ở phòng tài vụ. Ngoài "mối" ấy, có bạn cũng hứa sẽ xin giúp Thuần một chỗ làm trong cửa hàng bán đồ handmade cho người nước ngoài ở Hồ Tây. Công việc không áp lực lại được thực hành ngoại ngữ làm Thuần thấy hứng thú.


http://m.f13.img.vnecdn.net/2013/10/17/ve-mau-3889-1381971896.jpg
Chặng đường phía trước còn gian nan, Thuần vẫn rất lạc quan. Ảnh: NVCC.

Trong thời gian chờ đợi, cô tranh thủ học thêm tiếng Anh buổi tối và ôn luyện vốn tiếng Nga từ thời học chuyên cấp 3. Hiện tại, cô sống cùng anh và em họ trong một căn hộ gần Bệnh viện Huyết học. Sắp tới đi làm, cô dự tính sẽ ra ngoài thuê phòng trọ để tự lập.

"Trước đây em chưa từng nghĩ có ngày mình sẽ trở lại được với cuộc sống như thế này. Suốt 7 năm trời, em chỉ biết tới thuốc men, những cơn đau và cả suy nghĩ tuyệt vọng mà không có dự định gì cho mình. Bây giờ em bắt đầu lại, dẫu chậm nhưng vẫn còn mục đích để vươn tới", Thuần tâm sự.

Năm 2005, khi đang là sinh viên năm nhất khoa Tài chính Ngân hàng (ĐH Quốc gia Hà Nội), Thuần phát hiện mình bị ung thư máu. Suốt 4 năm đại học, Thuần ghi lại những lần vào viện, tâm trạng và cả câu chuyện về các bệnh nhân vào nhật ký. Từ năm 2010, bệnh trở nên nặng hơn, Thuần mới bắt đầu viết nhiều vì sợ cái chết, cô đơn và nỗi đau. Cuốn tự truyện Như hoa hướng dương của Thuần ra đời trong những cơn đau như vậy.

Tháng 9/2012, cô gái ung thư viết tự truyện được đưa vào phòng phẫu thuật. Đầu trọc, nước da đen sạm, bủng beo, khắp mặt và người, lông măng mọc đầy do tác dụng của thuốc, "bông hướng dương" ấy vật vã trong đau đớn khi một mình nằm trong phòng cách ly suốt nhiều tháng. Ca ghép tủy của Thuần được đánh giá thành công và từ đó, cuộc sống bắt đầu "nảy nầm" trong nữ sinh quê Nghệ An này.

Một năm sau ngày phẫu thuật, cô gái có thân hình cò hương đeo ba lô, trang phục nhí nhảnh, tự tin phóng xe máy tới gặp bạn. Mái tóc đen cắt đầu nam mọc dài ôm lấy gương mặt gầy nhưng tươi tắn, Thuần trở lại với con người năng động, hay nói cười và vui vẻ trước đây. Cô chia sẻ, từ sau phẫu thuật đến giờ vẫn giữ nguyên "phong độ" về cân nặng 36 kg do bị viêm gan C.

Kể về cuộc sống sau ca phẫu thuật thành công, "bông hướng dương" tỏ ra thoải mái và hạnh phúc. Không còn phải chịu đựng những cơn đau hành hạ, những lần xạ trị mệt mỏi, hiện cô đã chủ động được cuộc sống. Hàng ngày, cô tự làm việc nhà và nấu ăn. Phần lớn thời gian rảnh, Thuần sáng tác thơ hoặc may váy áo, chơi đàn guitar hay gặp gỡ bạn bè. Thỉnh thoảng, cô tự đi xe khách về Vinh thăm cậu mẹ.


http://m.f13.img.vnecdn.net/2013/10/16/1-7069-1381900857.jpg
Thời gian đầu mới phẫu thuật xong, Thuần luôn phải đội mũ vì đầu bị rụng hết tóc. Ảnh: Bình Minh.

Giờ cô ăn uống thoải mái và ngon miệng, cô vẫn phải kiêng một vài loại thịt đỏ và chủ yếu ăn nhiều củ, quả, đậu. Mỗi lần soi gương, Thuần không còn sợ hãi khi trông thấy hình ảnh mình như trước đây. Dừng dùng các loại thuốc đặc trị, da của cô sáng trở lại, tóc mọc dài và tinh thần phấn chấn. Hàng tháng, cô vẫn đến viện kiểm tra sức khỏe và chọc tủy ba tháng một lần. Hiện cô chỉ phải dùng thuốc điều trị viêm gan C.

Được sống thoải mái như bây giờ, Thuần không bao giờ quên khoảng thời gian ghép tế bào gốc nằm trong phòng vô trùng. Cô cho hay, căn phòng có lắp cửa kính chỉ có bên trong nghe được phía ngoài. Có lần đau quá, yếu không cất tiếng gọi mẹ được, Thuần phải dùng mọi cách "đánh kẻng" để mẹ nghe thấy.

Trong phòng vô trùng, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, người nhà không được đi vệ sinh hay mang đồ ăn bên ngoài vào. Vệ sinh cá nhân và ăn uống là những đường vi khuẩn dễ xâm nhập nên Thuần được yêu cầu kiêng nghiêm ngặt. Cơ thể yếu khiến Thuần mệt mỏi, khó chịu và luôn nổi cáu với mọi người xung quanh. Nằm trong phòng cách ly, cô không ăn uống được gì do họng đau rát, lở loét. Còn lại một mình, gặm nhấm nỗi đau, lắng nghe những bệnh nhân như mình rên rỉ, cô đã nghĩ "không làm phẫu thuật có lẽ sẽ tốt hơn".

"Đó là thời gian em muốn chết nhất. Trong người lúc nào cũng cảm thấy bí bách, muốn làm nhiều việc mà không thể. Thế rồi cảm giác muốn sống dần thức lại trong em khi sức khỏe ngày một khá hơn. Em từng mong mình khỏe để đi xin việc. Giờ em sắp thực hiện được ước muốn ấy của mình rồi", Thuần nói.

Với Thuần, điều khiến cô vẫn áy náy là chưa vào thăm được người bạn trong nhóm "toàn xương" ở Đăk Lăk. Sau khi ra viện, cô tham gia vào hội những người yêu thơ gồm các bệnh nhân bị bệnh, gày gò, ốm yếu. Hứa với người bạn này đã lâu nhưng do điều kiện chưa cho phép nên Thuần không dám đi một mình. Cô tính đợi thêm một thời gian nữa khi sức khỏe tốt sẽ thực hiện chuyến đi ấy.


http://m.f13.img.vnecdn.net/2013/10/16/dieu-thuan-3071-1381900857.jpg
Trong thời gian chờ đi làm, Thuần thích tự may váy áo cho mình. Ảnh: NVCC.

Nhắc đến bạn bè, "hoa hướng dương" không khỏi chạnh lòng, sốt ruột. Bạn đại học đều đã có công việc ổn định, còn bạn thời phổ thông cũng gần như đã lập gia đình cả. Thời gian nằm viện, cô tiếc vì không thể tới dự lễ cưới của nhiều bạn bè. Giành lại sự sống, ngoài sức khỏe và công việc, Thuần cũng thầm mong có tình yêu. Chứng kiến câu chuyện hạnh phúc kỳ diệu của các cặp trai gái trong nhóm "toàn xương", cô ước may mắn ấy cũng sẽ đến với mình.

"Sự sống và cái chết chưa biết thế nào nên em muốn sống cho mình, muốn yêu và được yêu", Thuần tâm sự.

Muốn được làm những gì mình thích trong tình yêu nhưng Thuần lại sợ thành người ích kỷ. Thoáng chút tự ti, "bông hướng dương" cho rằng mong muốn là vậy nhưng liệu có chàng trai và gia đình nào chấp nhận một cô gái bệnh tật như cô.

Theo Thạc sĩ Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Ghép tế bào gốc của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, mọi xét nghiệm sau ghép của Thuần đều ổn. Sau khi dùng thuốc ức chế miễn dịch, Thuần có biến chứng ghép chống chủ ở da nhưng mức độ nhẹ. Với bệnh của Thuần, có ghép chống chủ ấy cũng là tốt vì tạo được phản ứng giúp bệnh lui thêm.

Hàng tháng, bệnh nhân ghép vẫn phải vào viện để kiểm tra. Ở trường hợp của Thuần có khó khăn là bệnh nhân bị viêm gan C, bởi vậy bác sĩ vẫn phải theo dõi sát sao gan. Sau một năm nếu máu ổn hoàn toàn, Thuần sẽ được chuyển sang chuyên khoa ở bệnh viện truyền nhiễm để kết hợp điều trị viêm gan C.

"Trong quá trình điều trị, tinh thần của Thuần ổn định và luôn lạc quan. Những bệnh nhân như Thuần, càng được ghép sớm sau khi được chỉ định càng tốt. Tuy nhiên, Thuần bị bệnh quá lâu mới ghép lại thêm bệnh viêm gan C nên chúng tôi chưa thể nói trước được điều gì", bác sĩ Bình chia sẻ.


Bình Minh