PDA

View Full Version : Lang thang trên báo điện tử



Vinhxena
11-08-12, 02:06
http://m.giadinh.net.vn/20120625105453229p0c1000/thu-dua-chim.htm

Vinhxena
11-08-12, 08:41
Thú đua chim

GiadinhNet - Tại TPHCM, phong trào chơi bồ câu đua rộ lên khoảng 5 năm trở lại đây. Tiền thân của thú chơi này là thú chơi bồ câu đưa thư trước đây...*Hơn chăm baby*Phong trào chơi bồ câu đua tại TPHCM rộ lên khoảng 5 năm trở lại đây.* Bồ câu đua khác bồ câu thường là ở mũi và cặp mắt. Mũi bồ câu đua to, có hai cục thịt trắng ở trên. Mắt thường có màu vàng hoặc đỏ, quanh mắt có vành trắng. Nhiều người còn phân biệt bằng cách nhìn sải cánh khi nó bay. Đặc biệt, bồ câu đua rất thích tắm, nếu ta để một chậu nước sạch, nó sẽ tự nhảy vào, xòe cánh, tỉa lông, một lúc sau thân thể sạch sẽ...Hiện giá một cặp bồ câu đua giống có giá giao động từ 500 ngàn đến cả chục triệu đồng/cặp, tùy theo "chiến tích" mà cặp chim đã mang về cho chủ. Nhưng ít ai lại mang* tiền đi mua luôn một cặp bồ câu đã lão luyện theo kiểu "ăn sẵn"! Được chăm sóc, nhìn chúng lớn từng ngày, tự tay bón cho chúng ăn, khoảng 3 tháng tuổi thì bắt tay vào huấn luyện chim... là một nỗi đam mê khó tả của thú chơi tao nhã này.Cũng từ độ tuổi này, mỗi chú chim sẽ được chủ gắn vòng "lý lịch" vào chân. Trên đó là những thông tin về ngày tháng năm sinh, mã số nhận diện. Có người còn cẩn thận ghi địa chỉ, số điện thoại của nhà mình (chủ nuôi) để khi chim thất lạc, sẽ tìm cách liên lạc để mang chim về. Huấn luyện bồ câu đua, đầu tiên người chủ chỉ tập cho chúng bay 500m, 1km, 5km, 10km rồi lên đến 20km... Chặng sau sẽ bay xa hơn chặng trước. Bồ câu có bản năng định vị địa điểm đi và về bằng cách "đọc" từ trường Trái đất nên xác suất bồ câu đua bị lạc là rất ít, chỉ trừ những lúc trời dông bão.*Đóng dấu cho bồ câu trước khi thi đấu. Ảnh :QĐHiện giá một cặp bồ câu đua giống có giá giao động từ 500 ngàn đến cả chục triệu đồng/cặp. Ảnh: PVĐưa chim đi…*kế hoạch hoá gia đìnhĐặc biệt, trong thời gian huấn luyện và mang chim đi "tỉ thí", người chủ phải "kế hoạch hóa" cho các chú chim của mình tối đa. Bởi nếu "dính" vào chuyện sinh đẻ, chim sẽ bị mất sức, khó có thể bay được xa.Theo tiêu chuẩn đăng ký trước các cuộc thi, bồ câu khi tham gia đua phải từ 6 tháng tuổi trở lên. Đây là thời điểm chim sung sức nhất và đã được huấn luyện chu đáo. Thức ăn của bồ câu đua chủ yếu là các chất tinh bột như lúa, lúa mì, đậu xanh, đậu phộng, bắp... Nhiều người chơi chim kinh nghiệm còn cho bồ câu ăn gạo lứt, vì đây là loại gạo "huyết rồng", chứa nhiều chất cám, nhiều canxi nên bồ câu ăn vào có xương khỏe, thịt chắc... đảm bảo sức dẻo dai cho những chuyến bay đường trường. Nhưng lưu ý, không được để bồ câu mập quá, khó có thể bay nhanh.Anh Nguyễn Vỹ - một thành viên Hội nuôi bồ câu đua (Chi hội chim cảnh Cầu Tre, quận Tân Phú, TPHCM) chia sẻ: "Dân chơi bồ câu đua chuyên nghiệp thường chọn giống chim có xuất xứ từ nước ngoài. Nhưng theo các quy định về nhập giống gia cầm, chim cảnh hiện nay nhập vào Việt Nam rất khó! Nên người chơi may mắn lắm mới mua được chim đua từ nước ngoài bay... lạc sang Việt Nam* hoặc bị bẫy. Còn ở thời điểm chim nuôi bắt đầu biết bay,chúng tôi cho chim học cách đảo vòng và xác định chỗ ở. Thường thường thì một chú chim trưởng thành sẽ hướng dẫn chim non. Tốt nhất là cho chim bố mẹ dạy chim con. Lúc này, chúng tôi mang chim con cùng bố mẹ đi cách xa nhà khoảng 500m rồi thả ra. Chim bố mẹ sẽ hướng dẫn con bay về nhà, từ từ khoảng cách sẽ dài ra". Anh cho biết thêm, nhiều lúc, chủ nuôi quá bận rộn không mang chim đi thả được thì phải thuê "nài" (phụ trách chăm sóc, huấn luyện quá trình thả chim ở xa). "Nài" sẽ mang chim đi thả, chủ chỉ việc ung dung ở nhà chờ chim về.*Gắn mã số cho bồ câu trước khi thi đấu. Ảnh: QĐNuôi bồ câu - thú chơi của những người có lòng kiên trì. Ảnh: QĐPhát ốm*vì mất… chim*Để tránh cảnh gian lận hoặc xảy ra tranh cãi, các cuộc đua chim bồ câu bây giờ được tổ chức rất khoa học. Trước khi bắt đầu thả chim, mỗi chú chim tham gia đua được dán một tem có mã số bí mật vào chân. Các số này được che bằng một lớp tráng bạc như thẻ cào điện thoại. Khi chim về đích, chủ chim sẽ cào số bí mật đó ra và nhắn số này về một chiếc điện thoại đã được BTC niêm phong trước đó. Đến giờ công bố, BTC sẽ mở niêm phong và sẽ biết ngày giờ số nhắn vào. Lúc đó sẽ biết thứ hạng của các chú chim dự đua.Anh Vỹ cũng cho biết, "trường đua" chim bồ câu nổi tiếng ở thành phố trước đây nằm ở đường Nguyễn Thị Nhỏ, quận 6. Ở đây chuyên buôn bán chim bồ câu đua cùng với những trận độ “long trời lở đất”, với số tiền đặt cược khá lớn. "Đua chim rồi thành đua xe"- Trước sự ngạc nhiên của tôi, anh thủng thẳng giải thích: "Ở đây là tổng hành dinh đua độ chim. Khi chim bay về đến nhà chủ, người chủ phải vội vàng mang chim, lên xe máy cắm cổ phóng ra chợ để chứng minh rằng chim của mình đã về giờ này, giờ này để phân thắng bại. Đôi lúc chỉ ra trễ một vài phút là bị xử thua. Vậy là chiều chiều, người đi đường chứng kiến màn đua xe từ hàng chục con đường về cái đích là đường Nguyễn Thị Nhỏ".Song hiện nay, người Sài Gòn chơi bồ câu đua tao nhã hơn, không còn "cơm gạo" như ngày nào. Có người còn kiên quyết không cá độ bằng bất cứ giá nào, họ cho rằng làm như vậy là làm mất đi "phẩm giá" của chú chim mình nuôi. Họ cũng đã tập hợp những người cùng niềm đam mê, tổ chức thành những hội, nhóm đàng hoàng. Giới chơi bồ câu đua thường nhắc đến những cái tên: Nguyễn Vỹ, Diệu Huy, Chường Nhỏ, Lễ quận 8, Sò Phúc, Tý Sầu Riêng, Vinh Quang, Vũ Anh, Hải Nguyên... với thái độ kính nể. Họ là những người chơi chim đã lâu, những “chiến binh trên không” của họ cũng đã mang về cho chủ không ít chiến tích. Các hội, nhóm này cũng đã phối hợp với nhau tổ chức nhiều cuộc đua đường dài như cuộc đua 4 hướng trong 4 tuần liên tục vào năm 2011. Chặng đua là các quãng đường từ: Đà Lạt, Phan Rang, Cà Mau, Hà Tiên bay về Sài Gòn. Hay như cuộc đua tăng tốc từ Phan Rang, Nha Trang, Đèo Cả, Phú Yên về Sài Gòn.Tháng 4 vừa qua, hội đã tổ chức chặng đua dài nhất từ trước đến nay là từ Đà Nẵng về Sài Gòn (1.000km, đường chim bay là 600km). Thời điểm thả chim là sáng ngày 6/4 và chiến binh hạ cánh sớm nhất là chú chim màu xám, mang kiềng chân số 110561, của Sò Phúc. Chú chim này hạ cánh lúc 16 giờ 30 phút ngày 7/4. Nhưng trong 40 chiến binh tham gia, các ngày sau đó chỉ có 12 chú là "hạ cánh an toàn".Nhắc đến chuyện chim bay lạc, anh Nguyễn Vỹ trầm ngâm hẳn. Anh cho biết, mặc dù các chú chim tham gia đua thường đã được huấn luyện thuần thục nhưng bay trên trời không biết được khi nào tai nạn có thể xảy ra. Khi chủ thả chim, thời gian trầm lắng ngồi đợi chim về là thời gian hạnh phúc và thanh thản nhất của người chơi. Khi thả, người ta cũng ước lượng thời gian mà chú chim cưng đi - về. Quá thời gian đó là người chủ như ngồi trên đống lửa. Có chú thì về trễ 1-2 ngày, có chú mất cả chục ngày, cá biệt cũng có khi cả tháng mới về. Tai nạn chủ yếu là trên đường bay, các chú "đụng độ" với các loài chim ăn thịt, chim dữ như diều hâu, cắt tấn công. Phải nói, khó có con bồ câu nào thoát khỏi móng vuốt của các loài chim này.*Anh Vỹ kể: "Có chủ chim thả chim ra mà cả một tuần không thấy chim về, ông ấy đi ra đi vào như người mất hồn, ốm tương tư. Có người, ban đêm đang ngủ với vợ bỗng bỏ ra ban công đứng nhìn trời, nhìn vào một cõi xa xăm nào đó mà cứ thở dài... nhớ chim. Có bà vợ nào mà chẳng... điên?". Cũng có người, cả tháng sau mới thấy hình bóng của chú chim cưng bay về loạng choạng nơi chân trời. Người chủ ra đón vừa mừng, vừa xót rồi nước mắt cứ thế mào trào ra. Họ "bồng" chú chim xơ xác, đầu mình, cổ cánh đầy những vết móng vuốt... Nó đã dũng cảm và may mắn thoát khỏi những con chim dữ tấn công, bay lạc rồi ráng tìm đường về nhà.
Sưu tập