PhuongHP
21-05-12, 19:40
Thú chơi bồ câu đua
Cập nhật lúc09:26, Chủ Nhật, 20/05/2012 (GMT+7)
Đúng ngày kỷ niệm 57 năm giải phóng Hải Phòng (13-5), Chi hội Bồ câu đua thuộc Hội sinh vật cảnh (Trung tâm Văn hoá Hải Phòng) ra mắt. 129 bồ câu đua được thả trên quảng trường Nhà hát thành phố. Con số này, theo Chi hội Bồ câu đua là còn ít, thời gian tới sẽ nâng cuộc trình diễn tới 500 con.
Chơi bồ câu đua (bồ câu đưa thư), không vì cái đẹp bên ngoài hay tiếng hót của chim, mà ở sức khám phá khả năng nhớ đường hiếm có và sự trung thành của loài bồ câu. Anh Trần Đức Phương người nuôi bồ câu đua và cũng là “thủ lĩnh” của Chi hội tự hào: “Hải Phòng là địa phương đầu tiên có loại chim bồ câu đua này”. Anh Phương kể về bồ câu đua nghe như một huyền tích.
http://www.baohaiphong.com.vn/dataimages/201205/original/images773298_download.jpg
Những chú chim bồ câu tung cánh trong một cuộc đua.
Khi danh hoạ Picaso vẽ chim bồ câu trở thành biểu tượng của hoà bình, thì mọi người gọi chim bồ câu là chim hoà bình, nhưng bồ câu còn là “vũ khí” trong chiến tranh nhờ trí nhớ và tài đưa thư của nó. Loại bồ câu này không có ở Việt Nam. Đầu những năm 60 của thế kỷ 20, những bồ câu đua cũng bay tới Hải Phòng nhưng không ai bắt được. Người Hải Phòng gọi đó là chim “Bắc thổi”, bởi nó bị gió bão thổi dạt từ Trung Quốc tới. Nhưng cuối những năm 70, loại chim này của châu Âu do chùn chân, mỏi cánh đã đậu trên các tàu biển và cập Cảng Hải Phòng. Hai ông Xập nhất, Xập nhị trên phố Tàu đã bắt được và nuôi thành công. Tuy nhiên, hai ông này không bán giống cho ai. Nhiều người nghĩ ra cách đến chơi nhà rồi lấy trộm trứng mang về cho bồ câu nhà mình ấp để rồi có một “lực lượng hùng hậu” bồ câu đua hôm nay. Anh Phương bảo: Hải Phòng là nơi xuất phát và mở các cuộc đua bồ câu.
Bồ câu đua dáng to, khoẻ và màu lông không đẹp, thường là màu xám chấm đen, nâu và kỳ lân (trắng muối tiêu). Để những chú bồ câu có thể bay được hàng trăm cây số và nhớ chính xác đường về với chủ, điều kiện tiên quyết là chế độ chăm sóc và ăn uống. Các cặp bồ câu đua ăn đậu xanh, gạo lứt, đậu phộng, bắp. Cách trộn thức ăn cho bồ câu đua cũng là cả một bí quyết được giấu kỹ. Để bồ câu đua được còn phải huấn luyện, một việc rất khó, đòi hỏi sự cần mẫn. Anh Phương giảng giải: Đến lúc chim ra ràng, mình mới huấn luyện. Cự ly thả chim là 10km, tăng lên 20km... rồi tăng dần đều để chim bay về nhà. Khoảng 6 tháng tuổi, những cặp chim bắt đầu tuổi sinh sản, lúc đó chim sung mãn lắm cần phải cho tập luyện ráo riết. Nhưng hết đợt huấn luyện, cả đàn 15-20 con thì tuyển chọn được nhiều cũng chỉ 2-3 con. Phải nhiều lần, nhiều đợt như thế mới có được đội đua bồ câu lớn.
Những tay chơi bồ câu đua Hải Phòng khá nổi tiếng. Họ đã đưa bồ câu đi đua ở khắp nơi. Năm ngoái, những chủ bồ câu đua Hải Phòng mang vào Huế thi thố. Anh Phương cho biết: “Tôi thả cả đàn thì chỉ 1 con trở về nhà. Những chiến binh kia đã “ngã ngựa” trên đường đua do bị chim khác ăn thịt, bị thợ săn bắn hoặc do gió đẩy đi, chết vì mất sức... Tháng 4-2012, đi đua ở Vinh, thả chim lúc 7giờ 30 sáng, thì 11giờ30 chim đã bay về nhà ở Hải Phòng”. Khi tham gia đua, mỗi “chiến binh” sẽ được dán một con tem bí mật ở chân (chủ nuôi không biết mã số), đóng dấu giáp lai cánh chim vào hồ sơ lưu của ban tổ chức (BTC). Người mang chim đến điểm đua và khi chim đua về tới căn cứ, chủ cào tem, ghi số bí mật rồi nhắn tin hay điện thoại cho BTC... Căn cứ vào đó BTC sẽ phân định chiến binh đoạt giải. Anh Phương nói: Khi “chiến binh” đoạt giải, đó là niềm hạnh phúc rất lớn đối với chủ nuôi, công sức huấn luyện của mình đã được đền đáp xứng đáng.
Bồ câu đua, một thú chơi sang trọng và tao nhã. Chính những người có thú chơi bồ câu đua như anh Phương đã lai tạo giống để có bồ câu đua Việt Nam như hôm nay. Hy vọng, thời gian tới, những chủ bồ câu đua Hải Phòng sẽ mang các “chiến binh” của mình đi thi thố ở nước ngoài, giới thiệu sản phẩm bồ câu đua nước Việt.
Đỗ Hân -baohaiphong.com.vn
Cập nhật lúc09:26, Chủ Nhật, 20/05/2012 (GMT+7)
Đúng ngày kỷ niệm 57 năm giải phóng Hải Phòng (13-5), Chi hội Bồ câu đua thuộc Hội sinh vật cảnh (Trung tâm Văn hoá Hải Phòng) ra mắt. 129 bồ câu đua được thả trên quảng trường Nhà hát thành phố. Con số này, theo Chi hội Bồ câu đua là còn ít, thời gian tới sẽ nâng cuộc trình diễn tới 500 con.
Chơi bồ câu đua (bồ câu đưa thư), không vì cái đẹp bên ngoài hay tiếng hót của chim, mà ở sức khám phá khả năng nhớ đường hiếm có và sự trung thành của loài bồ câu. Anh Trần Đức Phương người nuôi bồ câu đua và cũng là “thủ lĩnh” của Chi hội tự hào: “Hải Phòng là địa phương đầu tiên có loại chim bồ câu đua này”. Anh Phương kể về bồ câu đua nghe như một huyền tích.
http://www.baohaiphong.com.vn/dataimages/201205/original/images773298_download.jpg
Những chú chim bồ câu tung cánh trong một cuộc đua.
Khi danh hoạ Picaso vẽ chim bồ câu trở thành biểu tượng của hoà bình, thì mọi người gọi chim bồ câu là chim hoà bình, nhưng bồ câu còn là “vũ khí” trong chiến tranh nhờ trí nhớ và tài đưa thư của nó. Loại bồ câu này không có ở Việt Nam. Đầu những năm 60 của thế kỷ 20, những bồ câu đua cũng bay tới Hải Phòng nhưng không ai bắt được. Người Hải Phòng gọi đó là chim “Bắc thổi”, bởi nó bị gió bão thổi dạt từ Trung Quốc tới. Nhưng cuối những năm 70, loại chim này của châu Âu do chùn chân, mỏi cánh đã đậu trên các tàu biển và cập Cảng Hải Phòng. Hai ông Xập nhất, Xập nhị trên phố Tàu đã bắt được và nuôi thành công. Tuy nhiên, hai ông này không bán giống cho ai. Nhiều người nghĩ ra cách đến chơi nhà rồi lấy trộm trứng mang về cho bồ câu nhà mình ấp để rồi có một “lực lượng hùng hậu” bồ câu đua hôm nay. Anh Phương bảo: Hải Phòng là nơi xuất phát và mở các cuộc đua bồ câu.
Bồ câu đua dáng to, khoẻ và màu lông không đẹp, thường là màu xám chấm đen, nâu và kỳ lân (trắng muối tiêu). Để những chú bồ câu có thể bay được hàng trăm cây số và nhớ chính xác đường về với chủ, điều kiện tiên quyết là chế độ chăm sóc và ăn uống. Các cặp bồ câu đua ăn đậu xanh, gạo lứt, đậu phộng, bắp. Cách trộn thức ăn cho bồ câu đua cũng là cả một bí quyết được giấu kỹ. Để bồ câu đua được còn phải huấn luyện, một việc rất khó, đòi hỏi sự cần mẫn. Anh Phương giảng giải: Đến lúc chim ra ràng, mình mới huấn luyện. Cự ly thả chim là 10km, tăng lên 20km... rồi tăng dần đều để chim bay về nhà. Khoảng 6 tháng tuổi, những cặp chim bắt đầu tuổi sinh sản, lúc đó chim sung mãn lắm cần phải cho tập luyện ráo riết. Nhưng hết đợt huấn luyện, cả đàn 15-20 con thì tuyển chọn được nhiều cũng chỉ 2-3 con. Phải nhiều lần, nhiều đợt như thế mới có được đội đua bồ câu lớn.
Những tay chơi bồ câu đua Hải Phòng khá nổi tiếng. Họ đã đưa bồ câu đi đua ở khắp nơi. Năm ngoái, những chủ bồ câu đua Hải Phòng mang vào Huế thi thố. Anh Phương cho biết: “Tôi thả cả đàn thì chỉ 1 con trở về nhà. Những chiến binh kia đã “ngã ngựa” trên đường đua do bị chim khác ăn thịt, bị thợ săn bắn hoặc do gió đẩy đi, chết vì mất sức... Tháng 4-2012, đi đua ở Vinh, thả chim lúc 7giờ 30 sáng, thì 11giờ30 chim đã bay về nhà ở Hải Phòng”. Khi tham gia đua, mỗi “chiến binh” sẽ được dán một con tem bí mật ở chân (chủ nuôi không biết mã số), đóng dấu giáp lai cánh chim vào hồ sơ lưu của ban tổ chức (BTC). Người mang chim đến điểm đua và khi chim đua về tới căn cứ, chủ cào tem, ghi số bí mật rồi nhắn tin hay điện thoại cho BTC... Căn cứ vào đó BTC sẽ phân định chiến binh đoạt giải. Anh Phương nói: Khi “chiến binh” đoạt giải, đó là niềm hạnh phúc rất lớn đối với chủ nuôi, công sức huấn luyện của mình đã được đền đáp xứng đáng.
Bồ câu đua, một thú chơi sang trọng và tao nhã. Chính những người có thú chơi bồ câu đua như anh Phương đã lai tạo giống để có bồ câu đua Việt Nam như hôm nay. Hy vọng, thời gian tới, những chủ bồ câu đua Hải Phòng sẽ mang các “chiến binh” của mình đi thi thố ở nước ngoài, giới thiệu sản phẩm bồ câu đua nước Việt.
Đỗ Hân -baohaiphong.com.vn