hoang duong
18-04-12, 11:30
Tập làm nhà báo:
Bồ câu đua – Thú chơi tao nhã. – kinh tế.
Khi nhắc đến bồ câu đua thì mọi người sẽ rất ngạc nhiên, bồ câu mà cũng đua được sao? Đua bồ câu có khác với các cuộc đua khác như đua xe đạp, đua ngựa … hay không?
Đua bồ câu cũng giống như đua xe đạp hay là đua ngựa, cũng có điểm xuất phát và đích đến. ở nước ngoài khi nền công nghiệp giải trí phát triển mạnh thì họ có những cuộc đua qui mô hoàng tráng lên đến vài ngàn con và có khi lên đến hàng chục ngàn con tham dự cuộc đua, và giải thưởng cũng rất lớn.
Còn ở Việt Nam thì phong trào đua bồ câu và nuôi bồ câu đua được những người Hoa mà chủ yếu là người Hoa khu vực Chợ lớn – TP HCM và TP Hải Phòng khởi xướng tham gia. Những con chim bồ câu đua là những con chim bồ câu đưa thư trước đây mà ta đã từng biết, đặc điểm của loài chim bồ câu này có tập tính tìm về tổ cũ ở một khoảng cách tương đối xa và dù có nhốt chúng một thời gian dài thì khi tự do chúng lại tìm về tổ cũ nơi mà chúng lớn lên. Lợi dụng đặc tính này ngày xưa trong chiến tranh người ta nuôi những con chim ở một địa điểm nào đó ở hậu phương hoặc là bộ chỉ huy (đích đến), khi những chú chim lớn lên và trưởng thành khoảng 4 tháng thì người nuôi sẽ bắt đầu mang chúng ra khỏi nơi chúng sinh sống và thả để chúng tự tìm đường về tổ, khoảng cách ban đầu có thể là 500m; 1km; 10km và cứ thế tăng khoảng cách theo những lần thả tiếp theo và có những con chim giỏi thì bay xa cả ngàn km để tìm về tổ cũ. Sau đó họ sẽ mang những chú chim đã được huấn luyện này ra chiến trường và đương nhiên phải nhốt lại, khi có quân tình khẩn cấp thì họ viết những thông tin và gắn vào chân chim rồi thả ra, con chim sẽ bay về tổ cũ và mang theo thông tin đó đến người nhận do đó chúng được gọi là bồ câu đưa thư.
Còn thời nay thì thông tin liên lạc thông suốt nên việc đưa thư bằng bồ câu không còn cần đến nữa, nhưng với tập tính thú vị của bồ câu đưa thu một số người đã nuôi chúng và huấn luyện chúng để thoả thú vui tao nhã của mình.
Vì là bồ câu đua nên giống chim này rất thích bay, hễ thấy khoan khoái là chúng lại tung cánh bay thành vòng trên bầu trời gần nơi chúng sinh sống, khi nhìn những chú chim bay lượn như thế người chủ như vơi bớt đi bao nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống mưu sinh, bao nỗi buồn bực mà ta không mong muốn. Rồi những lúc chúng ta mang đàn chim đi đến một nơi nào đó xa xa thả chúng ra, việc đầu tiên là chúng bay lượn trên bầu trời xứ lạ rồi sau một lúc định vị được hướng nhà của mình thì chúng sẽ bay về nhà, những lúc thư giãn như thế làm lòng người như thanh thản hơn. Rồi khi nhiều người cùng chơi thì sẽ có nhiều chú chim ưng ý, để phân biệt coi chú chim nào bay nhanh hơn định vị giỏi hơn thì sẽ sinh ra các cuộc so tài với nhau, các chủ chim sẽ tập hợp chúng lại và mang đi xa hàng trăm km để cùng thả và sẽ phân định sự hơn thua giữa các chú chim. Cách đây vài năm thì các cuộc đua chim như thế ở Sài gòn thường được tổ chức đích đến là đường Nguyễn Thị Nhỏ quận 6 TPHCM, nhưng những cuộc đua này lại có những bất cập là những chú chim không biết bay về đường Nguyễn Thị Nhỏ mà lại bay về nhà chủ chim, thế là các chủ chim vội vàng bắt chim rồi phóng xe chạy ra địa điểm tập kết, việc vội vàng phóng xe trên đường là yếu tố không hay trong các cuộc chơi này, nên một nhóm các bạn trẻ chơi chim đã nghĩ ra cách thức mới và người khởi xướng các cuộc đua kiểu mới là anh Vĩ có nickname là bigflowerhorn, cùng với sự hỗ trợ tích cực của anh Diệu Huy –người nhập tem bí mật từ nước ngoài về và một số anh em đồng lòng cùng xây dựng như Chấn PG, Cường nhỏ, Hoàng Dương, Thangdovebi…, thế là hình thành kiểu đua mới với thể lệ cuộc đua khác một chút là trên mỗi con chim sẽ được dán một tem mã số bí mật có tráng lớp bạc như thẻ cào điện thoại, khi con chim về đích thì chủ chim sẽ cào lớp thẻ bạc đó ra và nhắn tin mã số bí mật về một chiếc điện thoại đã được niêm phong cẩn thận, đến giờ qui định thì Ban tổ chức sẽ mở niêm phong và sẽ biết được thứ hạng của các chú chim tham gia giải đua.
Những chú chim đua thường được các chủ chim ưu ái dành cho hai từ “Chiến binh” và không phải chiến binh nào cũng bay hay định vị tốt, nuôi 10 con chim qua các mốc tập huấn như Dầu giây – Sài Gòn = 50km; Xuân Lộc – Sài Gòn = 120km; hay thả từ Phan Thiết (200km) Phan Rang (350km) xa hơn thì có Nha Trang (450km); Dốc Lếch (500km) - Khánh Hoà thì có khi chỉ còn lại một vài con chim là đã thành công, chưa kể có khi mất trắng không còn con nào. Vì thế qua mỗi chặng đua mỗi chiến binh bay về sẽ mang theo niềm vui cho chủ chim.
Trong thời gian qua thì diễn đàn bồ câu việt nam hoạt động khá ổn định, có nhiều bài viết chia sẻ những kinh nghiệm nuôi chim bồ câu đua cho nhau. Bên cạnh đó diễn đàn cũng đã tổ chức được khá nhiều cuộc đua thành công như là cuộc đua 4 hướng gồm có Đà Lạt; Phan Rang; Cà Mau; Hà Tiên bay về sài gòn trong bốn tuần liên tục. Hay như cuộc đua tăng tốc gồm các chặng đua như Phan Rang; Nha Trang; Đèo Cả - Phú Yên về Sài Gòn, và mới nhất đây hội đã tổ chức thành công một chặng đua có thể nói là dài nhất của Hội là từ Đà Nẵng về Sài Gòn 1,000km (600km đường chim bay). Thời điểm thả chim là 6g50 ngày 06/04/2012 và chiến binh hạ cánh đầu tiên lúc 16g32 ngày 07/04/2012 là chiến binh màu xám mang kiềng số 110561 của một thành viên nickname là Sò Phúc. Tiếp theo đó và những ngày hôm sau thì có đến 12 chiến binh bay về đến sài gòn trên tổng số 40 chiến binh tham gia.
Giải nhất của cuộc đua lần này là 9 triệu đồng tiền mặt và cờ cùng Cúp giải nhất, ngoài ra Ban tổ chức còn trao giải cho 10 chiến binh vê đích đầu tiên.
Khi nhắc đến những người chơi bồ câu đua ở Sài gòn thì họ thường nhắc đến những thành viên như: anh Vĩ- bigflowerhorn, Diệu Huy, Cường nhỏ, Lễ Quận 8; Sò Phúc, Tý sầu riêng, Vinh Quang Quận 4… là những người đã nuôi bồ câu lâu năm và có nhiều chiến binh xuất sắc, kế đến những thành viên mới tham gia ba bốn năm nay như anh Vũ Anh -Quận Bình Thạnh; Anh Hải Nguyên -Quận 8; và nhiều thành viên khác nữa. Chính niềm đam mê bồ câu đua đã gắn kết họ lại thành hội bồ câu đua Sài gòn. Trong Hội cũng có những thành viên trẻ chỉ mới 17 tuổi, các em tâm sự rằng nhờ chơi chim bồ câu đua mà em bỏ được chơi game nên được ba mẹ ủng hộ về tài chính cũng như thời gian để các em tham gia.
Kinh tế từ nuôi bồ câu đua:
Một vài căn cứ nuôi bồ câu đua với phương châm là lấy nó nuôi nó, chủ nuôi chỉ dành thời gian chăm sóc chim mà thôi. Khoảng 50 ngày thì một cặp chim bố mẹ cho ra đời 1 cặp chim con, theo thời giá thị trường hiện nay thì thấp nhất giá của cặp chim con khoảng 200 ngàn, còn giá của cặp chim bố mẹ có thành tích cao hơn thì có thể lên đến 500 ngàn có khi vài ba triệu đồng một cặp chim non, vì thế việc nuôi bồ câu ngoài thú vui nó còn mang lại lợi nhuận cho chủ chim. Cá biệt hơn những chú chim thắng giải thì có giá rất cao, năm 2011 hội có tổ chức một chặng đua từ Bình Định về Sài Gòn, các chú chim thắng giải được đem ra đấu giá, chú chim giải nhất của anh Tý Sầu Riêng được anh Lễ Q8 mua với giá 31 triệu đồng và những chú chim thắng giải trong các cuộc đua lớn nhỏ khi đem bán thì giá của nó cũng không phải là một con số nhỏ.
Bồ câu đua – Thú chơi tao nhã. – kinh tế.
Khi nhắc đến bồ câu đua thì mọi người sẽ rất ngạc nhiên, bồ câu mà cũng đua được sao? Đua bồ câu có khác với các cuộc đua khác như đua xe đạp, đua ngựa … hay không?
Đua bồ câu cũng giống như đua xe đạp hay là đua ngựa, cũng có điểm xuất phát và đích đến. ở nước ngoài khi nền công nghiệp giải trí phát triển mạnh thì họ có những cuộc đua qui mô hoàng tráng lên đến vài ngàn con và có khi lên đến hàng chục ngàn con tham dự cuộc đua, và giải thưởng cũng rất lớn.
Còn ở Việt Nam thì phong trào đua bồ câu và nuôi bồ câu đua được những người Hoa mà chủ yếu là người Hoa khu vực Chợ lớn – TP HCM và TP Hải Phòng khởi xướng tham gia. Những con chim bồ câu đua là những con chim bồ câu đưa thư trước đây mà ta đã từng biết, đặc điểm của loài chim bồ câu này có tập tính tìm về tổ cũ ở một khoảng cách tương đối xa và dù có nhốt chúng một thời gian dài thì khi tự do chúng lại tìm về tổ cũ nơi mà chúng lớn lên. Lợi dụng đặc tính này ngày xưa trong chiến tranh người ta nuôi những con chim ở một địa điểm nào đó ở hậu phương hoặc là bộ chỉ huy (đích đến), khi những chú chim lớn lên và trưởng thành khoảng 4 tháng thì người nuôi sẽ bắt đầu mang chúng ra khỏi nơi chúng sinh sống và thả để chúng tự tìm đường về tổ, khoảng cách ban đầu có thể là 500m; 1km; 10km và cứ thế tăng khoảng cách theo những lần thả tiếp theo và có những con chim giỏi thì bay xa cả ngàn km để tìm về tổ cũ. Sau đó họ sẽ mang những chú chim đã được huấn luyện này ra chiến trường và đương nhiên phải nhốt lại, khi có quân tình khẩn cấp thì họ viết những thông tin và gắn vào chân chim rồi thả ra, con chim sẽ bay về tổ cũ và mang theo thông tin đó đến người nhận do đó chúng được gọi là bồ câu đưa thư.
Còn thời nay thì thông tin liên lạc thông suốt nên việc đưa thư bằng bồ câu không còn cần đến nữa, nhưng với tập tính thú vị của bồ câu đưa thu một số người đã nuôi chúng và huấn luyện chúng để thoả thú vui tao nhã của mình.
Vì là bồ câu đua nên giống chim này rất thích bay, hễ thấy khoan khoái là chúng lại tung cánh bay thành vòng trên bầu trời gần nơi chúng sinh sống, khi nhìn những chú chim bay lượn như thế người chủ như vơi bớt đi bao nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống mưu sinh, bao nỗi buồn bực mà ta không mong muốn. Rồi những lúc chúng ta mang đàn chim đi đến một nơi nào đó xa xa thả chúng ra, việc đầu tiên là chúng bay lượn trên bầu trời xứ lạ rồi sau một lúc định vị được hướng nhà của mình thì chúng sẽ bay về nhà, những lúc thư giãn như thế làm lòng người như thanh thản hơn. Rồi khi nhiều người cùng chơi thì sẽ có nhiều chú chim ưng ý, để phân biệt coi chú chim nào bay nhanh hơn định vị giỏi hơn thì sẽ sinh ra các cuộc so tài với nhau, các chủ chim sẽ tập hợp chúng lại và mang đi xa hàng trăm km để cùng thả và sẽ phân định sự hơn thua giữa các chú chim. Cách đây vài năm thì các cuộc đua chim như thế ở Sài gòn thường được tổ chức đích đến là đường Nguyễn Thị Nhỏ quận 6 TPHCM, nhưng những cuộc đua này lại có những bất cập là những chú chim không biết bay về đường Nguyễn Thị Nhỏ mà lại bay về nhà chủ chim, thế là các chủ chim vội vàng bắt chim rồi phóng xe chạy ra địa điểm tập kết, việc vội vàng phóng xe trên đường là yếu tố không hay trong các cuộc chơi này, nên một nhóm các bạn trẻ chơi chim đã nghĩ ra cách thức mới và người khởi xướng các cuộc đua kiểu mới là anh Vĩ có nickname là bigflowerhorn, cùng với sự hỗ trợ tích cực của anh Diệu Huy –người nhập tem bí mật từ nước ngoài về và một số anh em đồng lòng cùng xây dựng như Chấn PG, Cường nhỏ, Hoàng Dương, Thangdovebi…, thế là hình thành kiểu đua mới với thể lệ cuộc đua khác một chút là trên mỗi con chim sẽ được dán một tem mã số bí mật có tráng lớp bạc như thẻ cào điện thoại, khi con chim về đích thì chủ chim sẽ cào lớp thẻ bạc đó ra và nhắn tin mã số bí mật về một chiếc điện thoại đã được niêm phong cẩn thận, đến giờ qui định thì Ban tổ chức sẽ mở niêm phong và sẽ biết được thứ hạng của các chú chim tham gia giải đua.
Những chú chim đua thường được các chủ chim ưu ái dành cho hai từ “Chiến binh” và không phải chiến binh nào cũng bay hay định vị tốt, nuôi 10 con chim qua các mốc tập huấn như Dầu giây – Sài Gòn = 50km; Xuân Lộc – Sài Gòn = 120km; hay thả từ Phan Thiết (200km) Phan Rang (350km) xa hơn thì có Nha Trang (450km); Dốc Lếch (500km) - Khánh Hoà thì có khi chỉ còn lại một vài con chim là đã thành công, chưa kể có khi mất trắng không còn con nào. Vì thế qua mỗi chặng đua mỗi chiến binh bay về sẽ mang theo niềm vui cho chủ chim.
Trong thời gian qua thì diễn đàn bồ câu việt nam hoạt động khá ổn định, có nhiều bài viết chia sẻ những kinh nghiệm nuôi chim bồ câu đua cho nhau. Bên cạnh đó diễn đàn cũng đã tổ chức được khá nhiều cuộc đua thành công như là cuộc đua 4 hướng gồm có Đà Lạt; Phan Rang; Cà Mau; Hà Tiên bay về sài gòn trong bốn tuần liên tục. Hay như cuộc đua tăng tốc gồm các chặng đua như Phan Rang; Nha Trang; Đèo Cả - Phú Yên về Sài Gòn, và mới nhất đây hội đã tổ chức thành công một chặng đua có thể nói là dài nhất của Hội là từ Đà Nẵng về Sài Gòn 1,000km (600km đường chim bay). Thời điểm thả chim là 6g50 ngày 06/04/2012 và chiến binh hạ cánh đầu tiên lúc 16g32 ngày 07/04/2012 là chiến binh màu xám mang kiềng số 110561 của một thành viên nickname là Sò Phúc. Tiếp theo đó và những ngày hôm sau thì có đến 12 chiến binh bay về đến sài gòn trên tổng số 40 chiến binh tham gia.
Giải nhất của cuộc đua lần này là 9 triệu đồng tiền mặt và cờ cùng Cúp giải nhất, ngoài ra Ban tổ chức còn trao giải cho 10 chiến binh vê đích đầu tiên.
Khi nhắc đến những người chơi bồ câu đua ở Sài gòn thì họ thường nhắc đến những thành viên như: anh Vĩ- bigflowerhorn, Diệu Huy, Cường nhỏ, Lễ Quận 8; Sò Phúc, Tý sầu riêng, Vinh Quang Quận 4… là những người đã nuôi bồ câu lâu năm và có nhiều chiến binh xuất sắc, kế đến những thành viên mới tham gia ba bốn năm nay như anh Vũ Anh -Quận Bình Thạnh; Anh Hải Nguyên -Quận 8; và nhiều thành viên khác nữa. Chính niềm đam mê bồ câu đua đã gắn kết họ lại thành hội bồ câu đua Sài gòn. Trong Hội cũng có những thành viên trẻ chỉ mới 17 tuổi, các em tâm sự rằng nhờ chơi chim bồ câu đua mà em bỏ được chơi game nên được ba mẹ ủng hộ về tài chính cũng như thời gian để các em tham gia.
Kinh tế từ nuôi bồ câu đua:
Một vài căn cứ nuôi bồ câu đua với phương châm là lấy nó nuôi nó, chủ nuôi chỉ dành thời gian chăm sóc chim mà thôi. Khoảng 50 ngày thì một cặp chim bố mẹ cho ra đời 1 cặp chim con, theo thời giá thị trường hiện nay thì thấp nhất giá của cặp chim con khoảng 200 ngàn, còn giá của cặp chim bố mẹ có thành tích cao hơn thì có thể lên đến 500 ngàn có khi vài ba triệu đồng một cặp chim non, vì thế việc nuôi bồ câu ngoài thú vui nó còn mang lại lợi nhuận cho chủ chim. Cá biệt hơn những chú chim thắng giải thì có giá rất cao, năm 2011 hội có tổ chức một chặng đua từ Bình Định về Sài Gòn, các chú chim thắng giải được đem ra đấu giá, chú chim giải nhất của anh Tý Sầu Riêng được anh Lễ Q8 mua với giá 31 triệu đồng và những chú chim thắng giải trong các cuộc đua lớn nhỏ khi đem bán thì giá của nó cũng không phải là một con số nhỏ.